Press "Enter" to skip to content

Gọi Tên và Tính Ắt Có

Gọi Tên và Tính Ắt Có

Saul Kripke

Dịch: Trần Đình Thắng , Đào Thị Hồng Hạnh

Saul Aaron Kripke (1940–) là một nhà triết học và nhà logic học người Mỹ theo truyền thống phân tích. Ni[1] là giáo sư triết học tại Graduate Center of the City University of New York và giáo sư danh dự tại Đại học Princeton. Ngay từ những năm 1960, Kripke đã là khuôn mặt trung tâm trong một số lĩnh vực liên quan đến logic toán, logic modal, triết ngôn ngữ, triết toán, siêu hình học, nhận thức luận và thuyết đệ quy. Phần lớn tác phẩm của ni vẫn chưa được xuất bản hoặc chỉ tồn tại dưới dạng băng ghi âm và bản thảo được lưu hành nội bộ. Kripke đã có những đóng góp hết sức ảnh hưởng và độc sáng cho logic, đặc biệt là logic modal. Đóng góp chính của ông là ngữ nghĩa học cho logic modal liên quan đến những thế giới có thể, hiện nay gọi là ngữ nghĩa học Kripke. Ni đã nhận được giải thưởng Schock năm 2001 về logic và triết học. Kripke cũng góp vai trò một phần trong việc hồi sinh siêu hình học, sau sự suy thoái của thực chứng lôgic: cho rằng tính ắt có [2] là một khái niệm siêu hình khác biệt với khái niệm trước nghiệm[3] về nhận thức [luận], [rằng] có những sự thật ắt có chỉ có thể biết theo cách sau nghiệm[4], chẳng hạn như nước là H2O. Ba bài giảng tại Princeton năm 1970, được xuất bản dưới dạng sách vào năm 1980 có tên Gọi Tên và Tính Ắt Có (Naming and Necessity), được xem là một trong những tác phẩm triết học quan trọng nhất của thế kỷ 20 (dựa trên công trình bắt đầu từ thời trung học). Tác phẩm này đưa ra khái niệm về tên gọi là chỉ chọn cứng (rigid designator), đúng trong mọi thế giới có thể, trái ngược với những mô tả. Sách cũng nói về thuyết nhân quả về rép nhằm bác bỏ thuyết mô tả có mặt trong khái niệm về nghĩa của Gottlob Frege và thuyết mô tả của Bertrand Russell. Kripke cũng đưa ra một lối đọc hiểu độc sáng (original reading) trong Wittgenstein on Rules and Private Language. Cả cuốn sách này diễn giải rất dài về Wittgenstein, rất tường tận, thấu đáo đến mức một số học giả ngày nay đề cập đến một cách diễn giải của Kripe, diễn giải Kripkenstein.

Saul Kripke là con cả trong số ba người con của Dorothy K. Kripke (môt giáo sĩ Do thái) và Rabbi Myer S. Kripke. Cha của ni là lãnh đạo của Giáo đường Do thái Beth El, giáo đoàn bảo thủ duy nhất ở Omaha, Nebraska; mẹ của ni đã viết sách giáo dục cho trẻ em bằng tiếng Do thái. Saul và hai chị gái của mình, Madeline và Netta, học tại trường Dundee và trường trung học Omaha Central. Kripke được coi là thần đồng, một thần đồng thực sự, xuất chúng và quý giá đến nỗi những thần đồng mà ta thường gọi chỉ là những chú lùn, cái bóng nhạt nhoà bên cạnh thần đồng Kripke. Tự học tiếng Do Thái cổ khi lên sáu tuổi, đọc toàn tập các tác phẩm của Shakespeare khi lên chín, nắm vững các tác phẩm của Descartes và một số bài toán phức tạp trước khi học xong tiểu học. Ni viết “Modal Logic is a Completeness Theorem” vào năm 17 tuổi, và được xuất bản một năm sau đó, “Semantics on Modal Logic” Research (1962), “Semantic Analysis of Modal Logic” (1963-1965). Không bao lâu, Kripke đã có chỗ đứng và trở thành một trong những người sáng lập ngữ nghĩa logic modal. Kripke từng nhận được thư mời làm việc từ khoa toán của Harvard, nhưng ni từ chối và giải thích, “Mẹ bảo rằng tôi nên học xong trung học, rồi đi học đại học.” Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1958, Kripke theo học Đại học Harvard và tốt nghiệp ngoại hạng cử nhân toán học (summa cum laude) năm 1962. Trong năm thứ hai tại Harvard, ni đã dạy một khóa về logic cao cấp, một nơi gần MIT. Khi tốt nghiệp, ni nhận được học bổng Fulbright, và năm 1963 được bổ nhiệm vào Society of Fellows. Sau này, Kripke nói rằng, “Tôi ước gì mình đã bỏ qua pha đại học. Tôi quen được một số người thú vị nhưng tôi không thể nói rằng tôi đã học được gì. Có lẽ tôi học được nhiều thứ nếu tự đọc theo ý tôi.”

Được cho là tay làm triết còn sống cối nhất thế giới, có lẽ cối nhất kể từ Wittgenstein. Nhưng Kripke thực sự vượt trội hơn Wittgenstein ít nhất ở hai điểm. Wittgenstein đã không hoàn thành những công trình quan trọng nhất của mình khi còn học trung học. Và khác với Wittgenstein, người nhỏ bé, mảnh khảnh và trông như diều hâu, Kripke có một khuôn mặt ưa nhìn của một tay triết: hồng hào, râu trắng phao, nhăn nheo, mắt lác. Ngoại trừ những ca rất hiếm hoi, Kripke không viết ra giấy: nghiền ngẫm, thu thập một vài văn bản, lập một dàn ý sơ sài, rồi vào một dịp nào đó, ni chỉ việc móc từ trong đầu ra, y như cách làm triết của Socrates. Những bài nói này sau đấy được ghi chép lại và Kripke chỉnh sửa, hết bản thảo này đến bản thảo khác, trước khi phê duyệt chúng để xuất bản. “Tôi không hiểu làm thế nào Saul lại có thể làm được như vậy”, Michael Devitt, giáo sư của CUNY, người đã có công đưa Kripke đến đó, nói về phương pháp của Kripke: “Ni dường như chỉ giải quyết tất cả trong đầu. Cứ như thể ni có đặc quyền tiếp cận được thực tại.”[5]

Tác phẩm của Kripke

1959 ‘A Completeness Theorem in Modal Logic’, Journal of Symbolic Logic, 24, tr. 1-14.

1971 ‘Identity and Necessity’, in M. K. Munitz (ed.), Identity and Individuation. New York: New York University Press.

1975 ‘Outline of a Theory of Truth’, Journal of Philosophy, 72, tr. 690-716.

1977 ‘Speaker’s Reference and Semantic Reference’, in Peter A. French, T. E. Uehling and H. K. Wettstein (eds), Studies in Semantics. Minneapolis: University of Minnesota Press.

1980 Naming and Necessity. Oxford : Blackwell; Cambridge, MA: Harvard University Press.

1982 Wittgenstein on Rules and Private Language. Oxford: Blackwell.

Đào Thị Hồng Hạnh

Trần Đình Thắng

Tựa (Gọi Tên và Tính Ắt Có)

Ban đầu tôi dự định sẽ sửa đổi hoặc mở rộng thêm cho cuốn Gọi Tên và Tính Ắt Có. Song sau khoảng một thời gian dài, tôi nhận ra rằng dù sửa đổi hoặc thêm vào cũng sẽ trì hoãn vô thời hạn việc ra mắt Gọi Tên và Tính Ắt Có, một ấn bản riêng biệt, rẻ hơn. Hơn nữa, khi sửa đổi, cho dù tốt hơn hay kém hơn, thì cũng nên giữ lại tác phẩm ở dạng gốc. Do đó, tôi đã theo một chính sách sửa chữa rất thận trọng đối với ấn bản này. Tôi đã cho sửa những lỗi in ấn thấy rõ và thực hiện một vài thay đổi nhỏ để cho câu hoặc công thức trở nên rõ hơn.[6] Nốt chân trang 114[7] là ví dụ cho thấy chính sách bảo thủ của tôi. Trong nốt chân cuối trang đó, run [quy tắc] đặt chữ cái cho các đối tượng khác nhau, đã bị cắt xén một cách khó hiểu trong bản in gốc, giờ đã được chỉnh lại. Tuy vậy, tôi vẫn không đụng chạm đến những lập luận trong phần nốt chân ấy, và hiện giờ, tôi cảm thấy dường như có một số vấn đề mà tôi không nhận ra khi viết [nó], và ít nhất cần phải thảo luận thêm.[8]

Với những cân nhắc như thế, tôi phải từ bỏ mọi cố gắng để dùng phần giới thiệu này nhằm làm phong phú thêm lập luận trước đây của mình, để lắp đầy những kẽ hở, hoặc để đối phó với những gặng xét nghiêm túc, hoặc giải quyết một số khó khăn. Rõ ràng, bên cạnh những mở rộng được thêm vào trong lời tựa, tôi có sửa đổi một số đoạn khác ngoại trừ phần nốt chân trang 114. Tôi thực sự muốn nhấn mạnh các điểm bàn[9] chính trong sách này, và cảm thấy không cần phải sửa chữa nhiều. Song tôi lại muốn dùng phần tựa này để mô tả ngắn gọn nền tảng và nguồn gốc của những ý tưởng chính trong sách này, đồng thời thảo luận về một vài hiểu lầm có vẻ rộng khắp.[10] Tôi e rằng tôi sẽ làm thất vọng bạn đọc, những người từng tìm thấy những giải thích thỏa đáng về những điểm này trong sách này. Đối với những vấn đề thực chất hơn trong đấy, phần lập luận được tôi thêm vào sẽ tương đối ít hơn. Các vấn đề cần được giải thích thêm—chủ yếu là về tính modal và chỉ chọn cứng—[chúng] có thể đã rõ ràng đối với hầu hết người đọc. Mặt khác, những bạn đọc đồng tình với một số ý kiến ​​phản đối được nhắc lại ở đây cũng có lý do để hy vọng rằng tôi sẽ lập luận thấu đáo hơn về những vấn đề này. Trong hầu hết các ca, việc xử lý các điểm còn gây tranh cải trong giới hạn cho phép của lời tựa này, tôi e là quá ngắn để thuyết phục những bạn đọc thiên về những ý kiến đối ngược. Trong chừng mức nào đấy, xử lý qua loa những ý kiến đối ngược đem lại hại nhiều hơn lợi, bởi vì bạn đọc, vốn từng rối trí, có thể lầm tưởng rằng nếu đây là tất cả những câu trả lời của tôi, thì những ý kiến đối ngược ban đầu không hẳn là không thuyết phục. Tuy nhiên, tôi tin rằng cần phải trình bày ngắn gọn lý do tại sao một số phản ứng nhất định lại bị hiểu sai. Hy vọng rằng trong những dịp khác, tôi sẽ có thể viết đầy đủ hơn. Ở đây tôi buộc phải thừa nhận rằng không thể thảo luận kỹ lưỡng trong giới hạn của lời tựa này.[11]

Saul Kripke – most important philosophers of past 200 years | Wonderfulinfo

Kripke được coi là thần đồng xuất chúng, những thần đồng khác chỉ là những cái bóng lùn nhạt nhoà bên cạnh thần đồng Kripke.

Nếu chưa từng đọc cuốn sách này, bạn đọc có thể dùng lời tựa để làm rõ thêm một số điểm nhất định và để biết qua về nguồn gốc của chúng. Nhưng tôi khuyên những bạn này không nên đọc trước lời tựa, mà hãy đọc qua những phần chính của sách, sau đó mới quay lại lời tựa để làm rõ nếu cần, bởi vì tôi không viết đầy đủ, toàn diện cho phần này.

Những ý tưởng trong Gọi tên và tính Ắt có đã được đưa ra vào đầu những năm 1960—hầu hết các góc nhìn này đã được biện bày (formulated) trong khoảng 1963-64. Hẳn vậy, công trình này đã bắt nguồn từ tìm sâu chính thức trước đó về thuyết logic modal theo mô hình[12]. Khi tôi tìm sâu logic modal, theo tôi, như Wiggins đã nói, nguyên lý không sai biệt–đồng nhất[13] của Leibnitz thì cũng tự rõ như luật lửa nước[14]. Tôi không sao hiểu nổi tại sao một số tay làm triết lại có thể nghi ngờ điều này. Việc tìm sâu thuyết logic modal theo mô hình (ngữ nghĩa học về ‘những thế giới có thể’) chỉ có thể xác nhận rằng cái gọi là phản ví dụ liên quan đến những đặc điểm modal[15] luôn luôn đưa đến nhầm lẫn: các ngữ cảnh liên quan không thể hiện được các đặc điểm thực sự, nhầm lẫn về phạm vi hoặc nhầm lẫn sự trùng hợp giữa các khái niệm riêng lẻ với sự đồng nhất giữa các riêng lẻ.[16] Lý thuyết mô hình đã hoàn toàn làm rõ điều này, mặc dù vấn đề này lẽ ra phải đủ rõ ràng ở mức độ thấy thẳng[17]. Bỏ qua những cân nhắc cầu kỳ xuất phát từ việc x không nhất thiết có còn[18] theo cách ắt có, rõ ràng từ (x) ☐ (x = x) và luật Leibnitz cho rằng đồng nhất là một quan hệ ‘trong’ thì ta có: (x) (y) (x = y → ☐ x = y). (Những cặp (x, y) nào có thể là phản ví dụ? Không phải các cặp gồm những đối tượng khác nhau, vì nếu như vậy, chắt trước[19] là sai; cũng không phải bất kỳ những cặp nào bao gồm một đối tượng và chính nó, vì khi đó, chắt kết sẽ đúng.) Nếu ‘a’ và ‘b’ là hai chỉ chọn cứng, có thể kết luận là nếu ‘a = b’ đúng, thì đấy là sự thật ắt có. Nếu ‘a’ và ‘bkhông là các chỉ chọn cứng, mặc dù các đối tượng được chỉ chọn bởi ‘a’ và ‘b’ là ắt có đồng nhất, thì với phát biểua = b’ [ta] không thể đi đến kết luận như thế.

Nói đến chỉ chọn cứng, có nghĩa là ta đang nói đến một khả năng – khả năng này chắc chắn có còn trong một ngôn ngữ modal hình thức. Về mặt logic, ta chưa thể chấp nhận điểm bàn nào về tình trạng của cái thường được gọi là ‘tên gọi’ trong ngôn ngữ tự nhiên. Ta phải phân biệt ba điểm bàn riêng biệt:
(i) các đối tượng đồng nhất [với nhau] thì phải đồng nhất theo cách ắt có;[20]
(ii) những phát biểu đồng nhất giữa những chỉ chọn cứng là ắt có nếu chúng đúng;
(iii) những phát biểu đồng nhất giữa những ‘tên gọi’ trong ngôn ngữ-thực sự (actual language) là ắt có.
(i) và (ii) là những điểm bàn (tự rõ) của logic triết vốn độc lập với ngôn ngữ tự nhiên. Chúng có quan hệ với nhau, mặc dù (i) là về *đối tượng và (ii) là về siêu ngôn ngữ [học] (metalinguistic). (ii) gần như ‘bắt nguồn’ từ (i), bằng cách thay thế những lượng từ bao khắp [‘∀’] bằng những chỉ chọn cứng—tôi nói là ‘gần như’ (‘roughly’) bởi vì sự khác biệt tinh tế về tính chỉ chọn (rigidity) thì có liên quan [theo cách này], xem nốt chân trang 21; việc suy diễn tương tự đối với các chỉ chọn không cứng là ngụy biện.) Theo (ii), những cái gọi là ‘tên gọi’ trong ngôn ngữ tự nhiên có hệ quả chặt chẽ là: chúng không cứng (not rigid), hoặc những đồng nhất đích thực giữa chúng là ắt có. Cái biết thẳng[21] của ta về sự gọi tên cho thấy rằng *tên gọi là cứng, tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi những giả định trước khá rộng khắp, có lúc tôi từng mơ hồ rằng vì rõ ràng là có những đồng nhất chợt sao giữa những tên gọi thông thường, những tên gọi thông thường như vậy thì không thể cứng. Tuy nhiên, từ (i)—không cần phải tìm sâu về ngôn ngữ tự nhiên—[ta] có thể thấy rõ rằng giả định *đối tượng có thể ‘chợt sao đồng nhất’ thường thấy trong các cuộc thảo luận triết học về thuyết duy vật vào thời điểm đó, giả định này là sai. Ngay cả khi ngôn ngữ tự nhiên không chứa những chỉ chọn cứng, thì đồng nhất vẫn là một quan hệ trong[22]. Xem việc rép hỗn loạn đến đối tượng như là ‘đồng nhất [theo cách] chợt sao’[23], đây là một cái nạng triết học[24] được dùng không hợp lệ: Nó khiến các tay triết nghĩ về những chỉ chọn nhất định như thể chúng không cứng (và do đó thấy chúng là ‘đồng nhất chợt sao’) và đồng thời như thể chúng cũng cứng; việc xem *đối tượng tương ứng[25] là ‘đồng nhất chợt sao[26]’ thì cũng vậy, đầy tranh cải. Ngay cả trước khi tôi hiểu ra tình hình thực sự liên quan đến tên riêng, tôi vẫn không mấy thiện cảm với loại học thuyết tối mù (dark doctrine) về quan hệ [của] ‘đồng nhất chợt sao’. Một số đặc điểm nhận dạng duy nhất có thể chợt sao trùng khớp, nhưng *đối tượng thì không thể ‘đồng nhất chợt sao’.

Sau cùng, tôi hiểu ra rằng chính nhận thức này đã mở đầu cho công trình nói trên vào những năm 1963–64: [rằng] các giả định đang được chấp nhận rộng rãi [bác bỏ tính ắt có của những đồng nhất giữa những tên gọi thông thường] là không chính xác; [rằng] trên thực tế có thể tán thành một biết thẳng: *tên gọi của ngôn ngữ thông thường là *chỉ chọn cứng.[27] Sự phân biệt giữa việc dùng mô tả để đem lại ý nghĩa và dùng mô tả để cố định [một] rép cũng đóng vai trò trong việc làm rõ những vấn đề nêu trên. Vì vậy, ở giai đoạn này, tôi đã bác bỏ lý thuyết mô tả thông thường (conventional) như một giải thích về ý nghĩa, mặc dù khống đá động đến tính hiệu lực của nó như là một giải thích về việc cố định một rép. Có lẽ tôi tạm hài lòng góc nhìn này trong lúc này, nhưng bước tiếp theo rõ ràng là phải đi đến câu hỏi: thuyết mô tả có giải thích chính xác ngay cả về cách thức để cố định rép của *tên gọi hay không. Những câu hỏi trên sẽ được trả lời trong phần hai của loạt bài giảng này. Và tôi nhanh chóng nhận ra những nhận xét y như thế cũng áp dụng được cho những tơm dành cho những chủng loại tự nhiên. Từ đấy, các ý tưởng cốt lõi khác cũng tự nhiên xuất hiện.

Cho phép tôi không muốn ghi nhận một cách không chính đáng sức mạnh của nhiều ý tưởng [mà sau này tôi đã bỏ rơi] đang rộng khắp lúc bấy giờ vốn xuất phát từ Frege và từ Russell. Cách thức tự nhiên và thuần nhất mà những ý tưởng này xuất hiện để giải thích cho nhiều vấn đề triết học—tính gắn kết bên trong tuyệt vời của chúng— là lời giải thích thích hợp cho sức hấp dẫn lâu dài của chúng. Bản thân tôi cũng bị sốc trước sự rộng khắp của một số ý tưởng trong cộng đồng triết học, mà theo tôi, chúng ít hoặc không có gì hấp dẫn, nhưng tôi chưa bao giờ đặt thuyết mô tả về tên riêng vào một loại như vậy. Mặc dù tôi, cũng như bao người khác, luôn cảm thấy căng thẳng trong toà nhà này, nhưng phải mất chút ít thời gian để thoát khỏi sự quyến rũ của nó.

Mặc dù ý tưởng này giờ đây đã trở nên quen thuộc, tôi vẫn trình bày lại ngắn gọn về ý tưởng chỉ chọn cứng, tính biết thẳng về những tên gọi vốn là nền tảng của nó. Hãy xem:

(1) Aristotle [đã] thích chó.

Để hiểu đúng đắn về phát biểu này cần phải hiểu được những điều kiện (đúng cả phần bao ngoài[28]) khiến nó đúng trên thực tế hiểu được những điều kiện mà theo đó phát biểu (1) có thể mô tả đúng (phần nào) một diễn tiến lịch sử không thật, diễn tiến này giống với diễn tiến thật ở một số khía cạnh nhưng lại khác ở những khía cạnh khác. Có lẽ mọi người đều đồng ý rằng có một người—một tay làm triết mà ta gọi là ‘Aristotle’—sao cho phát biểu (1) đúng nếu và chỉ nếu ni [đã] thích chó.[29] Tạm gác qua nét tinh tế, điểm bàn về [tính] chỉ chọn cứng[30] thì khá đơn giản[31]: khi phát biểu (1) mô tả những tình huống không thật, thì [ta] vẫn áp dụng cùng lề lối này cho những điều kiện đúng sai[32] của phát biểu (1). Nghĩa là, phát biểu (1) thực sự mô tả một tình huống không thật nếu và chỉ nếu cái người nói trên cũng thích chó, nếu tình huống đó xảy ra. (Bỏ qua những tình huống không thật mà ni không hề có còn.) Ngược lại, Russell cho rằng phát biểu (1) nên được phân tích như sau:[33]

(2) Tay triết cối cuối cùng của thời cổ đại [đã] thích chó,

và câu này nên được phân tích như sau

(3) Chỉ có một người cuối cùng trong số các tay triết cối thời cổ đại, và người này [đã] thích chó.

Giả sử Aristotle là tay triết cối cuối cùng thời cổ đại thì các điều kiện đúng sai thực sự của phát biểu (3) sẽ trùng khớp [trong phần bao ngoài[34]] với những điều kiện đúng sai của phát biểu (1) được đề cập ở trên. Tuy nhiên, trong tình huống không thật, các điều kiện của Russell có thể khác rất nhiều so với những điều kiện được cho là điểm bàn về tính cứng này. Đối với một tình huống không thật nào đó, khi một người nào đấy không phải là Aristotle mà lại là tay triết cối cuối cùng thời cổ đại, thì tiêu chuẩn của Russell sẽ khiến cho lòng yêu thích chó của người khác đó trở thành vấn đề cốt lõi với tính đúng đắn của (1)!

Cho đến nay tôi đã không nói bất kỳ điểm gì mà trước đó tôi không nói rõ. Tuy nhiên, từ lời giải thích [của tôi] rõ ràng có một số gặng xét là hiểu lầm [về tôi]. Một số người nghĩ rằng hai người có thể trùng tên, sự kiện đơn giản này sẽ bác bỏ điểm bàn về tính cứng. Đúng là trong sách này, để cho đơn giản, thế nên tôi nói mỗi tên gọi chỉ có một vật mang [tên] (bearer) duy nhất. Trên thực tế, tôi không nghĩ đây là sự đơn giản hóa quá lớn về vấn đề tính cứng. Tôi tin rằng nhiều vấn đề lý thuyết quan trọng về ngữ nghĩa của tên (có lẽ không phải tất cả) sẽ hầu như không bị ảnh hưởng nếu các quy ước của ta đòi hỏi rằng không được gọi cùng một tên cho hai [sự] vật. Đặc biệt, như tôi sắp giải thích, vấn đề tính cứng sẽ không bị ảnh hưởng gì cả.

Đối với ngôn ngữ của ta, ta có thể nói tên gọi có một rép duy nhất nếu ta áp dụng một phương pháp tương tự như việc gọi các từ cùng âm là ‘[những] từ’ khác nhau. Theo cách này, việc dùng các âm giống nhau [về mặt ngữ âm] để gọi tên cho các đối tượng khác nhau được xem là tên gọi khác nhau.[35] Cách dùng tơm kiểu này chắc chắn không phù hợp với lối dùng (usage) rộng khắp nhất,[36] nhưng tôi nghĩ rằng nó có thể đáng được xem xét khi dùng nó cho các mục đích lý thuyết.

Song điểm gút là cho dù một thuyết triết học có thể xử lý những tên gọi ‘cùng âm’[37] như thế, thì vấn đề này không liên quan đến vấn đề tính cứng. Với tư cách là một người nói bằng ngôn ngữ của riêng (idiolect) tôi, tôi chỉ gọi một đối tượng là ‘Aristotle’, mặc dù tôi biết những người khác, bao gồm cả người mà tôi gọi là ‘Onassis’ hoặc có lẽ là ‘Aristotle Onassis’, cũng có tên là ‘Aristotle’. Những bạn đọc khác có thể dùng ‘Aristotle’ để gọi tên cho nhiều đối tượng (người hoặc thú nuôi) và đối với chúng, phát biểu (1) không có bất cứ điều kiện đúng sai rõ ràng nào. Khi tôi nói về ‘các điều kiện đúng sai’ của phát biểu (1), tôi đã giả định một cách đọc hiểu (reading) cụ thể cho phát biểu này. (Rõ thấy, tay mô tả cổ điển cũng vậy; đây không phải là vấn đề giữa chúng ta. Các tay mô tả cổ điển cũng vậy, họ có xu hướng đơn giản và nói như thể tên gọi có rép độc nhất.) Trong thực hành, ta thường cho rằng ý nghĩa của cách dùng cụ thể của một câu nên được hiểu theo ngữ cảnh. Trong ví dụ hiện tại, ngữ cảnh đó cho thấy rõ rằng đấy là cách dùng thông thường của ‘Aristotle’ cho tay triết cối đang được nói đến. Thế thì, giả sử với cái hiểu cố định này về (1), thì câu hỏi về tính cứng sẽ là: Với mỗi tình huống không thật, liệu tính đúng đắn của phát biểu (1) được hiểu như thế thì có phụ thuộc vào một người nào đó có thích chó hay không (giả sử có tình huống đó)? Tôi trả lời câu hỏi này là có. Nhưng Russell dường như có góc nhìn ngược lại, ngay cả khi ý nghĩa được biểu đạt trong (1) bị cố định bởi ngữ cảnh của nó. Chỉ khi với cách hiểu cố định về (1) thì Russell mới diễn (1) là (3)— không phải nếu ‘Aristotle’ là Onassis!—song như vậy thì yêu cầu về tính cứng bị vi phạm. Câu hỏi này hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi cách đọc hiểu khác về phát biểu (1). Đối với mỗi cách đọc hiểu riêng biệt như vậy, ta có thể hỏi liệu ý nghĩa được biểu đạt [đấy] có đúng với một tình huống không thật hay không nếu và chỉ nếu một số riêng lẻ cố định (fixed individual) có đặc điểm thích hợp. Câu hỏi này là câu hỏi về tính cứng.

Hãy để tôi tóm tắt lại điểm này, nhưng bỏ qua phần giải thích những vấn đề tế nhị về ‘chắt’ sẽ được nhắc lại ở cuối lời tựa này. Để nói về ‘các điều kiện đúng sai’ của một câu, chẳng hạn như (1), câu đó phải biểu đạt một chắt đơn (single proposition)—bằng không, ngay cả đối với thế giới thực, thì cũng không thể xác định được các điều kiện đúng sai của nó. Do đó, các từ nhập nhằng (ambiguous) hoặc từ cùng âm (có lẽ là ‘chó’ (dog) trong (1)) phải đọc hiểu theo một cách nhất định (thú có răng nanh![38]), những từ trỏ[39] phải chỉ đến những rép xác định, sự nhập nhằng về cú pháp phải bị loại bỏ, và phải cố định liệu ‘Aristotle’ là tên gọi của tay làm triết hoặc ông trùm vận tải biển. Chỉ khi đọc hiểu như thế, Russell mới có thể đề ra một phân tích, chẳng hạn như phát biểu (3)—hoàn toàn không ai gặng xét ni về điểm này. Do đó, điều tôi phản đối Russell là nếu ni đúng, thì nhiều chắt được biểu đạt bằng nhiều cách đọc hiểu khác nhau của phát biểu (1) (giả sử ‘Aristotle’ là tên riêng trong tất cả cách đọc hiểu) sẽ không tuân theo các run về tính cứng. Điều đấy có nghĩa là, không có chắt nào như vậy tuân theo run sau: chỉ có một riêng lẻ duy nhất và một đặc điểm duy nhất sao cho với mỗi tình huống không thật, các điều kiện đúng sai của chắt này có đặc điểm của riêng lẻ đó, trong tình huống đó. (Tôi dựa vào thực tế là Russell luôn diễn giải tên gọi thông thường là tên gọi không cứng.) Việc phát biểu (1) có thể được diễn đạt bằng nhiều hơn một chắt là không thích hợp: câu hỏi đặt ra là liệu có nên đánh giá mỗi chắt như vậy theo như tôi đã mô tả hay không. Góc nhìn này cũng áp dụng riêng biệt cho mỗi chắt. Để làm rõ điểm này, [ta] không cần phải giải quyết những câu hỏi chi tiết về cách lý thuyết này nên bao gộp việc thực hành ngôn ngữ [của ta] cho phép hai [sự] vật có cùng tên gọi được phát âm giống nhau.[40]

Một hiểu lầm khác liên quan đến quan hệ giữa tính cứng với phạm vi (scope), mà dường như tôi đã xử lý quá đơn giản. Dường như mọi người thường cho rằng tất cả các biết thẳng [về mặt] ngôn ngữ mà tôi đã nêu ra, về phía tính cứng (on behalf of rigidity), đều có thể xử lý bằng cách diễn giải tên gọi trong các câu khác nhau như là những chỉ chọn không cứng với những phạm vi rộng (wide scopes), tương tự như [những] mô tả phạm vi rộng. Thật vậy, có thể diễn giải một số biết thẳng này [như] là những kết quả của những nhập nhằng về phạm vi thay vì nhập nhằng về tính cứng—điều này tôi đã nhận ra trong sách này. Trong chừng mức này, các ý kiến phản đối là chính đáng, nhưng theo tôi, hẳn là sai khi cho rằng tất cả những biết thẳng của ta có thể được giải quyết theo cách này. Tôi đã bàn ngắn gọn về vấn đề này ở nốt chân trang 62, nhưng nhiều bạn đọc dường như đã bỏ qua phần này. Trong phần nốt chân ấy, tôi thêm vào một số hiện tượng ngôn ngữ mà theo tôi, chúng hỗ trợ một góc nhìn biết thẳng về tính cứng, trái ngược với mọi giải thích về phạm vi. Nhiều người trong số bạn đọc này thậm chí còn bỏ qua phần kiểm tính cứng bằng biết thẳng[41] đã được nhấn mạnh ở các trang 48-49. Tôi sẽ không lặp lại hoặc trình bày chi tiết những cân nhắc ấy trong lời tựa này, mặc dù chúng dường như đã được trình bày quá ngắn. Sự thiếu sót của lời tựa cũng có thể làm cho những nhận xét sau đây quá ngắn, nhưng tôi sẽ thảo luận về vấn đề phạm vi theo giải thích hiện nay về tính cứng.

Thậm chí mọi người còn bồi [khẳng định] rằng bản thân góc nhìn của tôi có thể rút gọn (reduce) thành góc nhìn về phạm vi, rằng thuyết tính cứng chẳng qua chỉ thuyết cho rằng ngôn ngữ tự nhiên quy ước một tên gọi [trong ngữ cảnh của bất kỳ câu nào] phải được hiểu với một phạm vi rộng, bao gồm tất cả các toán tử modal.[42] Ý tưởng sau thì đặc biệt sai; về mặt logic modal, nó phô ra một lỗi kỹ thuật. Tôi sẽ bàn về nó trước. (1) và (2) là các câu ‘đơn’ (simple). Chúng không chứa modal hoặc những toán tử khác, vì vậy không hề có phân biệt về phạm vi.[43] Không có quy ước nào về phạm vi của các câu phức hơn sẽ ảnh hưởng đến việc diễn giải những câu này. Tuy nhiên, vấn đề tính cứng cũng có ý nghĩa khi áp dụng cho cả hai. Theo tôi, ‘Aristotle’ trong phát biểu (1) là cứng, nhưng ‘tay triết cối cuối cùng thời cổ đại’ trong (2) thì không. Bất kỳ một giả định nào về quy ước phạm vi cho ngữ cảnh modal đều không thể hiện được góc nhìn này;[44] đây là một học thuyết về các điều kiện đúng sai của (các chắt được diễn đạt bởi) tất cả các câu trong các tình huống không thật, kể cả các câu đơn.

Điều này cho thấy rằng việc rút gọn tính cứng về phạm vi theo cách đã nêu đơn giản là sai. Nó cũng chỉ ra một điểm yếu của phản ứng (dễ hiểu hơn) cố gắng dùng phạm vi để thay thế tính cứng. Thuyết tính cứng cho rằng một bức tranh (painting) hoặc hình ảnh có mục đích tái hiện lại một tình huống được mô tả chính xác bởi phát biểu (1) thì phải mô tả được bản thân Aristotle thích chó. Bất kỳ bức tranh nào được làm ra để tái hiện một ai khác và lòng yêu chó của ni, ngay cả khi nó mô tả người này có mọi đặc diểm mà ta dùng để nhận dạng Aristotle, thì không thể tái hiện được một tình huống không thật được mô tả chính xác bởi (1). Chẳng phải chính điều này đã cho thấy cái biết thẳng của ta thì liên quan đến (1) hay sao? Cái biết thẳng này là về các điều kiện đúng sai của (chắt được biểu đạt bằng) một câu đơn trong những tình huống không thật. Bất kỳ diễn giải nào theo phạm vi rộng của các ngữ cảnh modal đều không thể thay thế cái biết thẳng này. Bao lâu mà một lý thuyết còn giữ được cái biết thẳng này, thì với nó, càng nhiều càng tốt.

Một nhận xét khác, dù không dựa trực tiếp vào những tình huống không thật, nhưng vẫn có thể làm sáng tỏ vấn đề này. Trong sách này, tôi lập luận rằng các điều kiện đúng sai của ‘Đúng là Aristotle thích chó’ thì phù hợp với thuyết tính cứng: không có bằng chứng nào cho thấy một ai khác ngoài Aristotle có thể vừa thích chó vừa là tay triết cối nhất thời cổ đại lại có liên quan đến đúng sai của phát biểu này. Tình huống này vẫn không đổi nếu ta thay thế ‘tay triết cối nhất thời cổ đại’ bằng bất kỳ mô tả xác định (không cứng) nào khác được xem là có thể xác định được Aristotle. Tương tự, tôi cho rằng, câu ‘Aristotle có thể không phải là một tay làm triết’ biểu đạt một sự thật, mặc dù ‘Tay triết cối nhất thời cổ đại có thể không phải là một tay làm triết’ thì không, trái ngược với thuyết của Russell. (Tôi cũng có thể đưa một ví dụ y như vậy cho bất kỳ mô tả nhận dạng không cứng nào khác.) Bây giờ, nếu mô tả nói trên được hiểu [trái với ý định của tôi] với phạm vi rộng, thì câu trích cuối cùng bên trên sẽ biểu đạt một sự thật. Vì vậy, [ta] có thể cho rằng vấn đề này chỉ nảy sinh từ xu hướng (không thể giải thích được!) đọc hiểu ‘Aristotle’ với phạm vi rộng, trong khi những mô tả được đọc hiểu trong phạm vi hẹp. Tuy nhiên, đối với câu có cả tên gọi lẫn mô tả, thì về nguyên tắc, cả hai đều có thể [được] đọc hiểu được. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh: nếu tất cả các câu có liên quan được hiểu rõ ràng với phạm vi nhỏ, thì sự tương phản này vẫn còn giá trị. Hơn nữa, tôi đã đưa ra các ví dụ (xem bên trên) để chỉ ra rằng tình huống dùng tên gọi thì trên thực tế khác với tình huống dùng mô tả phạm vi lớn. Những người ủng hộ góc nhìn ngược lại dường như thường bỏ qua những ví dụ này, nhưng điều này không phải là góc nhìn của tôi tại đây. Góc nhìn ngược lại buộc phải cho rằng ngôn ngữ và suy nghĩ của ta phần nào không có khả năng duy trì sự phân biệt này một cách rõ ràng, rằng chính điều này là nguyên nhân gây ra khó khăn này. Thật khó để hiểu được điều này là như thế nào: làm sao ta phân biệt được điều này, nếu ta không thể [phân biệt được]? Nếu biện bày (formulation) bằng một cú ‘that’ thực sự rối đến mức ta không thể phân biệt cách đọc hiểu này với cách đọc hiểu khác, thế về những câu này thì sao?

(4) Những gì biểu đạt bởi câu (1) thì có thể đúng.

Câu này chẳng phải biểu đạt sự bồi[45] mong muốn, không hề có những mơ hồ về phạm vi sao? Nếu không, cái gì sẽ làm như thế? (Biện bày này biểu đạt có chút tự nhiên hơn khi trò chuyện: ‘Aristotle thích chó.’ ‘Không đúng, mặc dù có thể là vậy.’) Giờ thì tôi cho rằng cái hiểu của ta về câu (4) thì phù hợp với thuyết tính cứng. Khả năng bất kỳ ai khác ngoài Aristotle thích chó thì không liên quan gì cả.

Do đó, nhận xét chính của tôi là ta có biết thẳng trực tiếp về tính cứng của *tên gọi, và cái biết thẳng này thể hiện qua sự hiểu của ta về các điều kiện đúng sai của từng câu cụ thể. Ngoài ra, nhiều hiện tượng thứ cấp khác, về ‘những gì ta muốn nói’, chẳng hạn như những hiện tượng tôi đề cập trong sách này và ở những chỗ khác, đưa ra bằng chứng gián tiếp về tính cứng. Lấy Russell làm ví dụ, làm thế nào ni lại đề xuất một thuyết rõ ràng là không phù hợp với những biết thẳng trực tiếp của ta về tính cứng? Một lý do là, ở đây cũng như những nơi khác, ni không xem xét những vấn đề modal; và sau ni, rất hiếm người xem xét thấu đáo vấn đề về tính cứng của *tên gọi trong ngôn ngữ tự nhiên. Lý do thứ hai, theo Russell, cần phải đưa ra một thuyết mô tả về tên gọi và một thuyết loại trừ mô tả (eliminative theory of descriptions.) để giải quyết nhiều tranh cải triết học khác nhau. Russell thừa nhận rằng góc nhìn của ni không phù hợp với những phản ứng ngây thơ của ta (mặc dù vấn đề tính cứng không được nhắc đến), nhưng theo ni, những lập luận triết học mạnh mẽ cuối cùng sẽ buộc mọi người phải chấp nhận thuyết của ni. Đối với vấn đề tính cứng, câu trả lời của tôi dưới dạng một thử nghiệm tư duy, theo dòng suy nghĩ được tôi phác thảo ngắn gọn về ‘đồng nhất và đồngs nhấts[46]’ ở trang 108 của sách này. Trong ca hiện tại, tôi tưởng tượng một ngôn ngữ hình thức, trong đó, chỉ chọn cứng ‘a’ được giới thiệu bằng nghi thức[47] như sau: ‘Khi nói về bất kỳ tình huống nào, dù thực hoặc không thực, “a” sẽ chỉ chọn cứng đến một đối tượng duy nhất thực sự có đặc điểm F.’ Rõ ràng là nếu một người nói nào đó giới thiệu một chỉ chọn vào một ngôn ngữ theo cách đấy, thì qua chính hành vi ngôn ngữ này (linguistic act), ni có thể nói ‘Tôi biết [rằng] Fa’, song ‘Fa’ vẫn biểu đạt một sự thật chợt sao (với điều kiện F không phải là đặc điểm bản chất của đối tượng duy nhất sở hữu nó). Trước hết, điều này cho thấy rằng các câu hỏi mặt biết hiểu này nên được tách ra khỏi các câu hỏi về ắt có và chợt sao, và [rằng] cố định một rép không phải là đưa ra một từ cùng nghĩa. Quan trọng hơn, tình huống này cho thấy rằng *chứng cứ, vốn thường dùng để cho thấy tên gọi thì cùng nghĩa với *mô tả, thì có thể được giải thích hợp lý bằng mô hình đoán chừng này. Ngoài ra, mô hình này thỏa những biết thẳng của ta về tính cứng. Do đó, gánh nặng lập luận dường như đổ lên vai tay triết, người muốn phủi cái biết thẳng tự nhiên của ta về tính cứng. Như tôi đã nói trên đây, quan sát thêm rằng *người nói thậm chí thường không cố định rép bằng những mô tả nhận dạng thông thường đã được rút ra sau đấy.

Tôi sẽ nói ngắn gọn về ‘*thế giới có thể [có]’[48]. (Tôi hy vọng sẽ làm rõ hơn ở chỗ khác.) Trong sách này, tôi chống lại việc dùng quá[49] khái niệm này, đó là, xem những thế giới có thể như những hành tinh xa xôi, giống như môi trường xung quanh ta nhưng bằng cách nào đó lại có còn trong một chiều (dimension) khác, hoặc dẫn đến các vấn đề giả về ‘đồng nhất liên thế giới’[50]. Hơn nữa, nếu [ta] muốn tránh nỗi xao xuyến thế gian[51] và những nhầm lẫn triết học mà nhiều tay triết đã liên tưởng với tơm ‘*thế giới’, tôi khuyên nên dùng ‘trạng thái có thể (hoặc lịch sử) của thế giới’, hoặc ‘tình huống không thật’ là cụm từ tốt hơn. Ta thậm chí nên tự nhắc nhở rằng tơm ‘*thế giới’ thường có thể được thay thế bằng kiểu nói modal—‘Có thể . . .’ hoặc ‘. . . là có thể’. Nhưng tôi không muốn để lại bất kỳ ấn tượng quá mức, như thể tôi phủ nhận hoàn toàn những thế giới có thể, hoặc thậm chí như thể tôi xem chúng như một phương tiện hình thức đơn thuần. Bản thân tôi dùng những từ này nhiều đến mức đủ để loại trừ những hiểu lầm như thế. Trên thực tế, có một vài diễn giải về ‘thế giới có thể’ mà tôi bác bỏ và một số thì không. Có một loại suy dùng trong nhà trường [thực ra không chỉ là loại suy] và kiểu loại suy này sẽ giúp làm rõ góc nhìn của tôi. Tung hai con xúc xắc[52] thông thường (gọi [tắt] là con xắc A và con xắc B), sẽ có hai con số [mặt ngửa]. Với mỗi con xắc, có sáu kết quả có thể [xảy ra]. Do đó, có ba mươi sáu trạng thái có thể của cặp xắc này [xét mặt ngữa của các con số, mặc dù chỉ một trạng thái ứng với một cặp số ngửa mặt của cặp xắc này. Ở trường, mọi người hẳn đã học cách tính toán xác suất của các sự kiện[53] khác nhau (giả sử khả năng xuất hiện của mỗi trạng thái thì bằng nhau). Ví dụ, để có tổng của hai mặt ngữa là 11, thì chỉ có hai trạng thái: (con xắc A, 5; con xắc B, 6) và (con xắc A, 6; con xắc B, 5)—do đó, xác suất ném được 11 sẽ bằng 2/36 = 1/18.

Khi làm các bài tập xác suất trường lớp này, ta [còn khá trẻ] thực sự đã được làm quen với một tập hợp (thu nhỏ) ‘những thế giới có thể’. Ba mươi sáu trạng thái có thể của cặp xắc này có nghĩa là ba mươi sáu ‘thế giới có thể’, miễn là ta (tưởng tượng) không xem xét mọi thứ về thế giới ngoại trừ cặp xắc này và những gì chúng phô ra (và bỏ qua thực tế một hoặc cả hai con xắc này có thể không có còn). Chỉ một trong những thế giới thu nhỏ này — là ‘thế giới thực [sự]’, tức là thế giới ứng với hai mặt ngữa của cặp xắc này trên thực tế, nhưng ta chỉ quan tâm đến những thế giới có thể khác khi ta đặt câu hỏi về khả năng đã (hoặc sẽ) xảy ra (hoặc xuất hiện) của chúng. Bây giờ, trong ca cơ bản này, [ta] có thể tránh được một số nhầm lẫn. Ta đã giả định rằng cặp xúc xắc đã được ném ra, nghĩa là một trong ba mươi sáu trạng thái này sẽ xảy ra. Giờ thì ‘thế giới thật’ trong ca này là trạng thái của cặp xắc đã thực sự hiện [hoặc có] thực. Một thứ khác ‘cụ thể’ hơn trạng thái này là ên[54] vật lý Lesniewsk–Goodman, tức là ‘tổng’ của cặp xắc này. Ên vật lý phức này (‘cặp xắc’, được coi là một đối tượng đơn) đặt trước mặt tôi trên bàn, sau lượt ném, và vị trí thực sự của thực thể này sẽ xác định trạng thái thực sự của (hai) con xắc. Nhưng khi nói về ba mươi sáu khả năng [ở trường], ta không bao giờ cần phải cho rằng ở một nơi tưởng tượng nào đó, có ba mươi lăm ên khác tương ứng với đối tượng vật lý ngay trước mặt ta. Ta cũng không cần phải hỏi liệu những ên ma này có bao gồm ‘các đối ứng’ (ma) của từng con xắc riêng lẻ thực sự, hay được tạo thành từ cùng mỗi con xắc riêng lẻ này nhưng ở ‘chiều khác’. Ba mươi sáu khả năng này, kể cả khả năng thực sự, chỉ là những trạng thái (trừu tượng) của cặp xắc này, không phải là những ên vật lý phức. Học sinh mọi trường gần như không được điểm cao cho câu hỏi ‘Với trạng thái [con xắc A là sáu và con xắc B là năm], làm sao ta biết được mặt sáu đó là của con xắc A hay của con xắc B? Phải chăng là ta không cần một “tiêu chí cho đồng nhất liên trạng thái”[55] để xác định con xắc A của ta là con xắc có mặt sáu chứ không phải con xắc có mặt năm?’ Rõ ràng, câu trả lời là trạng thái này (con xắc A, 6; con xắc B, 5) được đưa ra theo cách như vậy (và khác với trạng thái (con xắc B, 6; con xắc A, 5)). Yêu cầu về ‘tiêu chí đồng nhất liên trạng thái’ rối rắm đến mức không một trẻ học có năng lực nào lại có thể đưa ra yêu cầu đó một cách ngược đời về mặt triết học. Đơn giản là ‘[những] khả năng’ không được đưa ra ròng về mặt định tính (như trong: một con xắc, 6; con xắc kia, 5). Nếu vậy, [ta] chỉ có hai mươi mốt khả năng khác nhau, thay vì ba mươi sáu. Và các trạng thái này không phải là cặp xắc ma [quái] mà ta nhìn thấy từ xa và có thể đặt ra những câu hỏi với ý nghĩa mặt nhận thức theo dạng: ‘Đó là con xắc nào?’ Khi ta cho là khác nhau các trạng thái bản chất giống nhau như (A, 6; B, 5) và (A, 5; B, 6), ta cũng không cần giả định rằng AB [ở một số mặt khác, màu sắc chẳng hạn] có bản chất khác nhau. Ngược lại, về bài toán xác suất này, mặt số phô ra được xem là đặc điểm duy nhất của mỗi con xắc. Cuối cùng, khi dựng bài tập nhỏ này liên quan đến lượt ném của cặp xắc, chúng tôi không bồi [theo kiểu siêu hình và tối nghĩa] cặp xắc này là ‘[những] riêng lẻ trơ trụi’[56] đối với những khả năng vốn không được mô tả ròng về mặt định tính, bất kể điều đó có nghĩa là gì.[57]

‘*Thế giới có thể’ chỉ mở rộng một chút so với *thế giới thu nhỏ của xác suất nhà trường. Đúng là có những vấn đề trong khái niệm chung không có trong phiên bản thu nhỏ này. [Những] thế giới thu nhỏ này được kiểm soát chặt chẽ, cả về các đối tượng liên quan (hai con xắc), các đặc điểm liên quan (mặt số) và (do đó) ý tưởng liên quan về xác suất. ‘Những thế giới có thể’ là toàn bộ ‘những cách khác nhau mà thế giới có thể xảy ra’, hoặc những trạng thái hoặc những lịch sử của toàn bộ thế giới. Suy nghĩ về tất cả những cách mà thế giới có thể xảy ra, có những câu hỏi có tính lý tưởng hơn (idealization) và đau đầu hơn so với tình huống tương tự nhưng kém quy mô hơn ở nhà trường. Chắc chắn tay làm triết về ‘thế giới có thể’ phải luý rằng phương tiện kỹ thuật của ni sẽ không thúc đẩy ni đặt ra những câu hỏi mà ý nghĩa của nó không được hỗ trợ bởi sự biết thẳng ban đầu của ta về khả năng vốn đem lại hiệu quả cho phương tiện đó. Hơn nữa, trong thực tế, ta không thể mô tả toàn bộ một diễn tiến không thật của *sự kiện (events) và không nhất thiết phải làm như vậy. Mô tả thực tế ‘tình huống không thật’ khác thế nào với tình huống thực sự [theo một cách thích hợp], thế là đủ. ‘Tình huống không thật’ có thể được xem là một thế giới hoặc một trạng thái thu nhỏ, và được giới hạn trong những đặc điểm của thế giới liên quan đến vấn đề nêu trên. Cho dù xem xét toàn bộ những lịch sử thế giới hay xem xét tất cả những khả năng, mức độ lý tưởng hóa sẽ thấp hơn trong thực hành. Tuy nhiên, đối với các mục đích hiện tại, sự loại suy cơ bản này đem lại một mô hình tốt cho những bài học (morals) thích hợp liên quan đến ‘những thế giới có thể’. Về nguyên tắc, không có gì sai khi chấp nhận những bài học này như là các ên (trừu tượng), vì mục đích triết học hoặc kỹ thuật—tính đơn giản của loại suy kiểu trường lớp sẽ làm giảm bớt bất kỳ lo lắng nào về vấn đề này.[58] (Thật vậy, khái niệm chung về ‘không gian mẫu’ (sample space) hình thành cơ sở của lý thuyết xác suất hiện đại chỉ là khái niệm về một không gian những thế giới có thể [như vậy]). Tuy nhiên, ta nên tránh những cái bẫy mà những tay triết với những thế giới cối của họ dễ rơi vào hơn so với những trẻ đi học với những phiên bản khiêm tốn nhất của chúng. Không có cơ sở đặc biệt nào để cho rằng những thế giới có thể phải được xác định theo cách định tính, hoặc cần phải đưa ra câu hỏi đích thực về ‘đồng nhất liên thế giới’—việc những trạng thái lớn hơn và phức tạp hơn trong ca của cặp xắc thì chẳng có gì khác biệt đối với điểm này. Không nên nhầm lẫn ‘thế giới thực sự’ (chính xác hơn, trạng thái thực sự, hoặc lịch sử của thế giới) với vô số đối tượng rải rác bao quanh ta. Cái thứ hai cũng có thể được gọi là ‘thế giới (thực sự)’, nhưng nó không phải là đối tượng thích hợp ở đây. Vì vậy, những thế giới có thể [chứ không phải thực sự] không phải là những bản sao ma quái[59] của ‘thế giới’ theo nghĩa khác này. Có lẽ những nhầm lẫn như vậy sẽ ít xảy ra hơn – chẳng qua do sự chợt sao về mặt tơm, ta dùng ‘thế giới có thể’ thay vì ‘trạng thái có thể’ hoặc ‘lịch sử’ hoặc ‘tình huống không thật’ của thế giới. Chắc chắn có thể tránh được những nhầm lẫn này nếu các tay triết tuân thủ những lề lối thực hành của học sinh và các tay xác suất.[60]

Vấn đề cuối cùng: Một số người gặng xét những thuyết của tôi và một số thì đồng tình, họ dường như đã diễn giải chúng là khẳng định, hoặc ít nhất là ngụ ý, một thuyết về sự thay thế bao khắp (universal substitutivity) các tên riêng. Có thể hiểu thuyết này như sau: một câu chứa ‘Cicero’ và câu tương ứng chứa ‘Tully’ thì [hai câu này] biểu đạt cùng một ‘chắt’, tin rằng chắt được biểu đạt bởi câu này chính là tin chắt ấy được biểu đạt bởi một câu khác, hoặc những chắt được biểu đạt trong câu là tương đương với nhau theo mọi mục đích ngữ nghĩa.[61] Russell dường như có góc nhìn này về ‘tên riêng logic’, và dường như góc nhìn này phù hợp với mô hình tên gọi ‘kiểu Mill’ ròng: chỉ có rép của tên gọi mới góp phần vào nội dung được biểu đạt.[62] Nhưng tôi (và theo tôi biết, ngay cả Mill[63]) chưa bao giờ có ý định đi xa đến thế. Theo tôi, câu tiếng Việt ‘Sao Hôm là sao Mai’ đôi khi có thể được dùng để nêu lên một vấn đề thực nghiệm trong khi ‘Sao Mai là sao Mai’ thì không thể cho thấy rằng tôi không xem hai câu này hoàn toàn có thể hoán đổi cho nhau. Hơn nữa, nó chỉ ra rằng cách cố định rép thì có liên quan đến thái độ nhận thức luận của ta đối với những câu được biểu đạt. Điều này liên quan như thế nào đến câu hỏi rằng những ‘chắt’ nào được biểu đạt bằng những câu này, liệu những ‘chắt’ này có phải là những đối tượng của biết hiểu và niềm tin hay không, và nói chung, cách xử lý tên gọi trong ngữ cảnh [mặt] nhận thức. Đây là những câu hỏi rất rắc rối, khó nhằn. Tôi không có ‘lý thuyết chính thức’ nào liên quan đến chúng, và trên thực tế, tôi không chắc rằng cỗ máy ‘chắt’ không bị phá vỡ trong lĩnh vực này.[64] Do đó, tôi đã né qua những câu hỏi như vậy; không nên xem lời lẽ của tôi là lý thuyết vững chắc về góc nhìn này.

 

Nốt chân

  1. + ông/anh ta; he. Nốt: Các nốt chân không có trong bài gốc và do người dịch đưa vào, thì được đánh dấu bằng dấu ‘+’.

  2. + tính ắt phải, buộc phải, tất yếu

  3. + tiên nghiệm

  4. + hậu nghiệm

  5. + Kripke: “Tôi chỉ ghét ngồi và viết thôi! Tôi buộc phải làm thế ở trường. Hơn nữa, chữ viết của tôi cực xấu”.

  6. Tôi gửi lời cảm ơn đến Margaret Gilbert vì sự giúp đỡ quý báu của na trong việc biên tập cuốn sách này.

  7. + Một nguyên tắc được gợi ý qua những ví dụ …

  8. Mặc dù tôi không có thời gian để nghiên cứu kỹ về những gặng xét của Nathan Salmon (x. Journal of Philosophy (1979), trang 703-25) về nốt chân này, nhưng những gặng xét của ni đối với lập luận này, mặc dù có liên quan đến góc nhìn của tôi, nhưng [nó] lại không phải là góc nhìn của tôi vì ni đã biến đổi nó theo cách không đúng với ý định của tôi và khiến lập luận ấy trở nên yếu một cách không cần thiết. Ngoài ra, tôi không mong là có thể dùng ‘lý thuyết rép’ để chứng minh một cách chặt chẽ ‘thế đứng bản chất (essentialism)’ trong nốt chân ngắn này. Phần nốt chân này được cô đọng đến mức người đọc có thể dễ dàng điền, dựng lại các chi tiết theo những cách khác nhau.

  9. + luận điểm; theses

  10. + phổ biến

  11. Vì vậy, ở đây tôi sẽ không thảo luận một số gặng xét đã được đưa ra vì chúng quá cạn cợt, tôi không cho là chúng sẽ được công nhận rộng rãi; những gặng xét khác thì quá quan trọng để thảo luận; và những gặng xét khác chỉ vì không đủ chỗ. Về ví dụ cụ thể nào thì thuộc loại nào, tôi dành cho bạn đọc hãy tự xác định.

  12. + the model theory of modal logic

  13. + principle of the indiscernibility of identicals. Nguyên lý cho rằng những đồng nhất thì có chung với nhau tất cả các đặc điểm; theo lược đồ, (x)(y)(x = y  Fx. . Fy). Không nên nhầm với Nguyên lý đồng nhất–không sai biệt (Principle of the Identity of Indiscernibles). Hai nguyên lý này viết bằng ký pháp hiện đại:

    (1) không sai biệt–đồng nhất: xy [(x = y) F (Fx  Fy)]

    (2) đồng nhất–không sai biệt: xy [F (Fx  Fy)  (x = y)]

  14. + mâu thuẫn

  15. + những tính chất modal (modal properties). Trong bản dịch này, property sẽ được dịch là ‘đặc điểm’ để nghe thuận tai với hầu hết các ví dụ của Kripke.

  16. + coincidence between individual concepts was confused with identity between individuals.

  17. + trực giác

  18. + tồn tại

  19. + tiền đề

  20. + người dịch cho xuống dòng.

  21. + trực giác

  22. + internal relation

  23. + ‘contingently identical’

  24. + philosophical crutch

  25. + corresponding objects

  26. + tình cờ; tuỳ thuộc

  27. Điều này cũng trở nên rõ ràng: một ký hiệu [thuộc bất kỳ ngôn ngữ thực sự hoặc giả thiết nào] không phải là một chỉ chọn cứng, thì khác với tên gọi của ngôn ngữ đời thường đến mức không nên gọi nó là ‘tên gọi’. Đặc biệt, điều này sẽ áp dụng cho cách viết tắt giả thiết cho các mô tả xác định không cứng.

  28. + extensionally correct. Chảng hạn, [chó] ở đây là tất cả con chó cụ thể, vd., ni đã từng nuôi, … thuộc tất cả các giống chó cụ thể chẳng hạn chó tây, chó ta, chó cỏ, …

  29. Tất cả mọi người, kể cả Russell, hẳn đồng ý rằng đây là sự tương đương thực chất thực sự (true material equivalence), nếu thực sự đã từng có một Aristotle.

  30. + rigid designation

  31. Đặc biệt, chúng tôi bỏ qua câu hỏi phải nói gì về những tình huống không thật mà Aristotle không có còn. Xem trang 21, nốt chân “Trong bài viết ‘A Puzzle About Belief’ …”.

  32. + truth-condition; điều kiện đúng-sai hoặc điều kiện logic. Một điều kiện sái đung là điều kiện mà theo đó một câu là đúng. Ví dụ, “Tuyết rơi ở Sài Gòn” sẽ đúng khi tuyết rơi tại Sài Gòn. Điều kiện sái đung của một câu không nhất thiết phản ánh thực tế hiện tại. Chúng chỉ đơn thuần là các điều kiện mà theo đó câu ấy sẽ đúng.

  33. Russell liên kết mô tả ‘tay triết vĩ đại cuối cùng thời cổ đại’ với ‘Aristotle’. Đừng chọc giận những người ngưỡng mộ học thuyết Epicurus, thế đứng Khắc kỷ, v.v.,; nếu có bạn đọc nào nghĩ rằng một ai đó sinh sau Aristotle là rép thực sự của mô tả nói trên, thì bạn đọc đó có thể thay thế Aristotle bằng người này. Tôi nghĩ rằng Russell đã đúng khi cho rằng mô tả xác định đó ít nhất là đôi khi có thể được diễn giải theo cách không cứng (interpreted nonrigidly). Ngoài ra, như tôi đã đề cập ở nốt chân trang 59, một số tay triết tin rằng có một nghĩa cứng (rigid sense) của những mô tả xác định. Như tôi đã nói trong phần nốt chân bên dưới, tôi không đồng ý về góc nhìn này, tuy nhiên, nếu những tay triết này đúng, điểm bàn chính của tôi vẫn không bị ảnh hưởng. Nó đối lập tên gọi với mô tả không cứng, như Russell chủ trương. Xem Phần 2, trang 258-61 trong bài báo của tôi, ‘Speaker’s Reference and Semantic Reference’, Midwest Studies in Philosophy, II (1977), trang 255-76; xt. Contemporary Perspectives in the Philosophy of Language, biên tập bởi Peter A. French, Theodore E. Uehling, Jr., và Howard K. Wettstein, University of Minnesota Press, Minneapolis (1979), trang 6-27). thảo luận ngắn gọn về quan hệ giữa mô tả xác định cứng với mô tả ‘rép’ của Donnellan. Tôi cũng thảo luận về quan hệ giữa hai mô tả này với khái niệm phạm vi.

  34. + agree extensionally

  35. Trên thực tế, tiêu chí này cần phải tinh tế hơn, và nó phải dựa vào góc nhìn lý thuyết của ta. Do đó, theo góc nhìn được chủ trương trong sách này, nếu hai ‘chuỗi lịch sử’ (historical chains) hoàn toàn khác nhau gán hai tên gọi [có phát âm giống nhau] cho cùng một người [vì những lý do hoàn toàn chợt sao], thì ngay cả khi rép của chúng là một [đồng nhất], [ta] có lẽ nên dùng những tên gọi khác nhau. Người nói có thể không biết sự đồng nhất này, hoặc chỉ vừa mới biết mà thôi. (Y vậy, một tay [thuyết] mô tả giải thích tên gọi theo cách trên có lẽ sẽ coi hai tên gọi có phát âm giống nhau với các mô tả được liên kết khác nhau là khác nhau, ngay cả khi hai mô tả đó tình cờ duy nhất đúng cho cùng một đối tượng.) Nhưng rép khác nhau sẽ là điều kiện đủ cho tên gọi khác nhau.
    Tôi nên nhấn mạnh rằng tôi không đòi hỏi hoặc thậm chí ủng hộ cách dùng này, nhưng khi nhắc đến nó thì tôi chỉ xem đấy như một khả năng tán thành. Dù quy ước này có được chấp nhận hay không thì tính cứng luôn không liên quan gì đến vấn đề hai người có tên phát âm giống nhau.

  36. Nhưng một cách dùng của ‘Có bao nhiêu cái tên trong danh bạ điện thoại này?’ có lẽ là một ngoại lệ (Anne Jacobson).

  37. đồng âm. Khi dùng tơm này, tôi không có ý định phân tích một quan điểm cụ thể (xem thêm phần nốt chân tiếp theo), mặc dù tôi đã đưa ra ý kiến của mình. Ý tôi chỉ đơn giản là hai người có thể có tên phát âm giống nhau.

  38. + canine

  39. + indexicals

  40. Ví dụ, một số tay triết sẽ đồng hóa [những] tên riêng với [những] từ chỉ (demonstrative). Rép của chúng thay đổi theo từng câu thốt theo chức năng của một từ chỉ. Điều này không ảnh hưởng đến các vấn đề đã thảo luận, vì phải đưa ra rép của một từ chỉ để một chắt xác định được biểu đạt. Mặc dù tôi không thảo luận câu hỏi này trong sách này, rõ ràng đó là một phần góc nhìn của tôi (trang 49 n. 16) rằng ‘cái này’, ‘tôi’, ‘di’, v.v., tất cả đều cứng (mặc dù các rép của chúng rõ ràng là thay đổi theo ngữ cảnh của câu thốt). David Kaplan đã nhấn mạnh tính cứng của các từ chỉ.

  41. + intuitive test for rigidity

  42. Xem Michael Dummett, Frege (Duckworth, 1973), tr. 128. Thật không may, nhiều ý tưởng hoặc nhận xét khác của Dummett về quan hệ giữa tính cứng và phạm vi là sai về mặt kỹ thuật—ví dụ, trên cùng một trang, ni nói là tôi cho rằng các mô tả không bao giờ (?) cứng và đánh đồng góc nhìn này với tuyên bố ‘trong ngữ cảnh modal, phạm vi của một mô tả xác định phải luôn được dùng để loại trừ toán tử modal.’ Ngoài ra, theo tôi, một số nhận xét của ni về biết thẳng ngôn ngữ dường như là sai. Tôi không thể giải quyết những vấn đề đấy ở đây.

  43. Trên thực tế, các câu được đề cập có dùng thì [tense] và do đó có thể được diễn giải bằng một ngôn ngữ hình thức với các toán tử thì. Nếu ta xử lý [thì] theo cách này (cũng có thể xử lý theo cách khác), thì các toán tử thì này có thể gây ra các vấn đề khác về phạm vi. Tuy nhiên, vấn đề được đề cập là về quan hệ giữa phạm vi với các toán tử modal; tuy nhiên, ngay cả khi các toán tử thì được dùng trong phân tích các câu này, vấn đề này không xuất hiện trong các câu này. Việc bồi rằng – các câu nói trên sẽ không gây ra vấn đề về phạm vi, hoặc bằng cách xử lý thì mà không dùng toán tử hoặc (tốt hơn) không dùng thì trong hệ từ (copula) ở (1) và (2) – có lẽ đúng nếu hiểu theo nghĩa đen.

  44. Tuy nhiên, nếu bỏ qua các phức tạp phát sinh từ việc có thể không có đối tượng), việc tên gọi là cứng trong các câu đơn thì tương đương với việc nếu một toán tử modal chi phối một câu đơn có chứa tên gọi, thì đọc hiểu với phạm vi lớn sẽ tương đương với đọc hiểu phạm vi nhỏ. Điều này không giống với thuyết cho rằng ngôn ngữ tự nhiên quy ước chỉ cho phép đọc hiểu trong phạm vi lớn. Trên thực tế, sự tương đương này chỉ có ý nghĩa đối với một ngôn ngữ thừa nhận cả hai cách đọc hiểu này.

  45. + khẳng định

  46. + hoặc đồng nhất kiểu schmidt; schmidentity. Từ này do Kripke chế, ghép từ Schmidtidentity. Xem https://simonevnine.com/tag/schmidentity/ để hiểu tại sao từ này lại được dịch thành đồngs nhấts.

  47. + ceremony

  48. Nếu những cuộc thảo luận triết học có liên quan được tiến hành trong bối cảnh trình bày chặt chẽ về ‘ngữ nghĩa của những thế giới có thể’, thì một số hiểu lầm tệ nhất về tính cứng sẽ không nhiều đến vậy. Tôi đã không làm điều này trong sách này vì: (1) tôi không muốn gói gọn lập luận vào một mô hình hình thức; (2) tôi muốn trình bày nó về mặt triết học thay vì về mặt kỹ thuật. Đối với những độc giả quen thuộc với ngữ nghĩa intensional, ngay cả khi tôi không làm rõ góc nhìn của tôi về những tơm này, thì cũng nên hiểu rõ đây chỉ là những dòng dàn ý nhanh của tôi. Tuy nhiên, một số hiểu lầm về khái niệm tính cứng – chúng bao gồm một số khía cạnh được nhắc đến trong lời tựa – khiến tôi nghĩ rằng trình bày bằng lời lẽ kỹ thuật có thể loại bỏ một số hiểu lầm nhất định. Cuối cùng, sau khi cân nhắc về thời gian và không gian, tôi quyết định không đưa vào những chất liệu như thế, nhưng tôi có thể trình bày chính thức ở nơi khác.

  49. + lạm dụng

  50. + transworld identification

  51. + Đ. Weltangst

  52. + hoặc [hột] súc sắc

  53. + còn gọi là biến cố.

  54. + thực thể; entity

  55. + criterion of transstate identity

  56. + ‘bare particulars’

  57. Về các trạng thái có thể của toàn bộ thế giới, tôi không có ý bồi rằng [như trong ca cặp xúc xắc], có những trạng thái (không thật) khác biệt nhưng đồng nhất với nhau về mặt chất. Điều tôi muốn bồi là nếu có một lập luận triết học phủ nhận các thế giới đồng nhất với nhau về mặt chất (qualitatively identical) nhưng lại khác biệt với nhau, thì lập luận này không thể chỉ dựa trên giả định cho rằng [những] thế giới phải được quy định thuần túy về mặt chất. Điều tôi bảo vệ là những đặc điểm được gán cho những thế giới có thể thì dựa trên những thứ riêng có [dặc thù] nhất định cũng như dựa trên mặt định tính (mặt chất), bất kể chúng là những thế giới thực sự khác biệt nhau nhưng lại đồng nhất về chất.

  58. Tôi không nghĩ ‘[những] thế giới có thể’ có thể cung cấp một phân tích rút gọn (reductive analysis) có chút ý nghĩa triết học nào, tức là, chúng hé mở ra bản chất cuối cùng [từ góc nhìn nhận thức luận hay siêu hình học] của các toán tử modal, chắt, v.v. – hoặc để ‘giải thích’ (explicate) chúng. Trong tiến trình phát triển tư duy thực sự của ta, các phán đoán trực tiếp chứa các biểu đạt modal (‘. . . có thể đúng|xảy ra’ chẳng hạn) hẳn phải xuất hiện sớm hơn. Khái niệm về một ‘thế giới có thể’, mặc dù bắt nguồn từ những ý tưởng bình thường khác nhau về những cách mà thế giới có thể là, nhưng lại xuất hiện ở một mức độ trừu tượng và muộn hơn nhiều. Trên thực tế, một người không thể hiểu được khái niệm về khả năng (possibility) thì không chắc hiểu được khái niệm ‘thế giới có thể’. Về mặt triết học, ta không cần phải giả định rằng một loại diễn ngôn này thì ‘có trước’ một loại diễn ngôn khác, bất kể mục đích vào thời điểm đó là gì. Động lực chính và ban đầu để ‘phân tích những thế giới có thể’, để làm sáng tỏ logic modal — là nó cho phép logic modal dùng chính những kỹ thuật lý thuyết tập hợp của lý thuyết mô hình [đã rất thành công khi áp dụng vào logic bao ngoài (extensional logic)]. Khái niệm này cũng có ích để làm rõ một số khái niệm. Tôi xin nhắc lại một điểm khác: khái niệm về tất cả trạng thái của toàn thể thế giới [có thể theo nghĩa rộng nhất (siêu hình)] sẽ bao gồm một lượng lý tưởng hóa nhất định, cũng như một số câu hỏi triết học mà tôi chưa thảo luận. Nếu ta giới hạn những thế giới về lớp hẹp hơn những thế giới thu nhỏ, tất cả các vấn đề liên quan đến những chỉ chọn cứng thì về cơ bản vẫn như cũ. Những câu hỏi về ngữ nghĩa modal thì cũng vậy.

  59. + phantom duplicates

  60. So sánh, v.d. ‘moderate realism’ regarding possible worlds of Robert Stalnaker, ‘Possible Worlds’, Noûs, vol. 10 (1976), pp. 65-75.

  61. + Ví dụ, các câu ‘Vợ của Cicero tát Cicero’, ‘Vợ của Tully tát Tully’, ‘Vợ của Cicero tát Tully’ đều biểu đạt cùng một chắt.

  62. Theo Mill, ý nghĩa của một tên gọi được đem lại chỉ do đối tượng riêng có mà nó rép đến. Nếu một tên gọi không rép đến đâu, nó sẽ không có ý nghĩa.

  63. Michael Lockwood (‘On Predicating Proper Names’, The Philosophical Review, vol. 84, no. 4, October, 1975, tr. 471-498) chỉ ra (trang 491) rằng Mill không xem ‘Cicero là Tully’ có ý nghĩa y như ‘Cicero là Cicero’ nhưng lại cho rằng ‘Cicero’ và ‘Tully’ thì có cùng rép. Ni cũng chỉ ra (trang 490) rằng Mill thấy một thành phần siêu ngôn ngữ như vậy trong tất cả các câu bồi [khẳng định] có lên quan đến tên gọi. Tôi đã không tìm hiểu thêm về cách giải thích của Mill, vì vậy tôi không có ý kiến gì về chính xác thuyết của ni.

  64. Trong bài viết ‘A Puzzle About Belief’ của tôi [Meaning and Use (ed. A. Margalit), Reidel, 1979, trang 239-283], tôi đã nói lý do tại sao tôi thấy những câu hỏi này rất rắc rối, khó chịu. Hẳn vậy, có thể có nhiều hơn một khái niệm về ‘chắt’, tùy theo yêu cầu của ta đối với khái niệm này. Rõ ràng điểm bàn về tính cứng thực sự ngụ ý khả năng thay thế lẫn nhau của những tên gọi có chung rép trong những ngữ cảnh modal, tùy thuộc vào những tình huống thông thường về khả năng không tồn tại.
    Về tính cứng, thì nhiều nơi trong lời tựa và phần chính của loạt bài giảng này, tôi cố tình bỏ qua những câu hỏi tinh tế nảy sinh từ khả năng không có còn của một đối tượng. Tôi cũng bỏ qua sự phân biệt giữa tính cứng ‘theo luật’ (de jure) [trong đó, rép của một chỉ chọn được quy định là một đối tượng duy nhất, cho dù ta đang nói về thế giới thực hay về một tình huống không thực] và tính cứng ‘theo thực tế’ (de facto) [trong đó, một mô tả ‘x thoả Fx’ lại dùng một cụm về ‘F’, và F đúng với một và chỉ một đối tượng duy nhất trong mọi thế giới có thể (ví dụ: ‘số nguyên tố nhỏ nhất’ sẽ chỉ chọn cứng đến số hai)]. Góc nhìn của tôi rõ ràng cho rằng tên gọi là cứng theo luật, nhưng trong loạt bài giảng này, tôi hài lòng với loại tính cứng yếu hơn. Vì tên gọi là cứng theo luật—xem tr. 78 dưới đây—tôi cho rằng một tên riêng sẽ chỉ chọn cứng đến rép của nó ngay cả khi ta nói về các tình huống không thực sao cho cái rép ấy không tồn tại trong đấy. Do đó, các vấn đề về sự không có còn sẽ bị ảnh hưởng. Nhiều người đã thuyết phục tôi rằng những câu hỏi này cần được thảo luận cẩn thận hơn so với những gì tôi trình bày trong sách này, nhưng tôi phải bỏ qua chúng tại đây.