Press "Enter" to skip to content

Tập San -7

Triết – Tạp Chí Triết Học và Tư Tưởng – Số 7- 2/2022

Chủ nhiệm: Nguyễn Hữu Liêm
Chủ bút: Dương Ngọc Dũng
Cố vấn Học thuật: Như Hạnh
Giám đốc Điều hành và Kỹ thuật: Nguyễn Lê Tiến

Liên lạc: bbt@tapchitriet.com

Mục Lục

Các tác giả

Dương Ngọc Dũng: Sinh năm 1956. Học và lớn lên ở Saigon. Tốt nghiệp B.A. in English (1980), Đại Học Tổng Hợp TP.HCM (Đại Học Văn Khoa cũ). Tu nghiệp tiếng Anh tại đại học Canberra (Úc 1989-1990). Có bằng Graduate Diploma in Teaching English. Giảng viên môn văn học Anh, khoa Ngữ Văn Anh (1991-1993). Du học Harvard (USA) chuyên ngành Khu Vực Học- Đông Á (Regional Studies- East Asia 1993-1995). Tốt nghiệp MA (1995). Du học Boston University (USA), chuyên ngành TRIẾT HỌC TÔN GIÁO (chuyên ngành hẹp: TÔN GIÁO HỌC). Tốt nghiệp Ph.D (2001). Tốt nghiệp MBA (UBI, Belgium, 2007). Hiện đang là giảng viên khoa Quan Hệ Quốc Tế (trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, TP. HCM). 

Trần Văn Đoàn: Trần Văn Đoàn hiện là Giáo sư Danh dự (Emeritus) của Đh Quốc gia Đài Loan (National Taiwan University), kiêm nhiệm chức Giáo sư Nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Academia Catholica (Fujen University), và Thỉnh giảng tại Học Viện Công Giáo Việt Nam (Thủ Đức). Ông từng giữ chức Giáo sư Giảng tòa (Chair-Professor) kiêm Viện trưởng Học Viện Thần Học, Chang Jung University (2016-2019) cũng như Cố vấn Bộ Giáo Dục Đài Loan (2003-2009), và Cố vấn cho các Đh. Providence, Đh Chang Jung và Đh Quốc gia Đài Loan. Ông cũng từng thỉnh giảng tại nhiều đại học như Đh Vienna (Áo), Đh Bắc Kinh (Trung quốc), Đh Heidelberg (Đức), Đh Kyoto (Nhật), Đh Oxford (Anh), Đh Leuven (Bỉ), Đh Catholic University of America (Mỹ), và nhiều đại học khác. Riêng tại Việt Nam, ông từng thỉnh giảng tại hai Đh Khoa Học Xã Hội Nhân Văn (Đh Quốc Gia Hà Nội và Tph. Hồ Chí Minh), Đh Sư Phạm Hà Nội và Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Ngoài ra, ông là Tổng chủ biên Tập san The Asian Journal of Philosophy (tiếng Anh, Pháp và Đức) và Chủ biên phần Triết học Tây phương của Bộ Đại Từ Thư Triết Học (tiếng Trung) của Đh Fujen. Trần Văn Đoàn xuất bản trên 15 tập sách chuyên khảo, và trên 150 báo cáo khoa học chuyên về triết học Đức, triết học tôn giáo và triết học chính trị, cũng như triết lý giáo dục. Một số tác phẩm tiêu biểu về triết lý giáo dục của Trần Văn Đoàn.

Như Hạnh: Pháp danh của Giáo sư Nguyễn Tự Cường, PhD, Harvard University. Ông là người tị nạn (refugee) Việt Nam đầu tiên lấy bằng PhD tại Harvard với tư cách là công dân Mỹ. Đã nghĩ hưu sau 25 năm dạy về Triết Học và Tôn Giáo Ấn Độ, tại Department of Philosophy and Religious Studies, George Mason University, Hoa Kỳ. Trong các trước tác đã xuất bản gồm:
Zen in Medieval Vietnam: A Study and Translation of the Thiền Uyển Tập Anh (Honolulu: Hawaii University Press, 1997), Wonhyo’s Philosophy of Mind (with Charles Muller) (Honolulu: Hawaii University Press, 2012) và một số bài viết trong các tuyển tập hoặc Encyclopedia.

Lưu Hồng Khanh: Người Hà Tĩnh, trung học tại Huế, đại học tại Đà Lạt, dạy học tại Vũng Tàu, đi tu nghiệp năm 1967 tại Đức, các phân khoa triết học, thần học, xã hội học tại Đại học Munich, Đại học Marburg, PhD tại đây năm 1978, giảng dạy tại Hamburg, Frankfurt, Heerlen/Holland, Paris, Sài Gòn, Nha Trang, nay hưu trí tại Frankfurt, tiếp tục viết sách, dịch sách, phổ biến sách trong các lĩnh vực triết học, thần học, xã hội, tâm lý, giáo dục.

Nguyễn Hữu Liêm: Sinh năm 1955 ở Quảng Trị. Qua Mỹ năm 1975, theo học BS Kinh tế Nông Nghiệp (1978), MPA Quản trị công quyền (1981) , JD Luật khoa (1987), MA Triết học (1997), PhD Triết học (2015). Hiện đang là Giáo sư Chủ nhiệm Khoa Triết tại San Jose City College, California và hành nghề Luật sư ở San Jose. Tác phẩm: Dân chủ Pháp trị (1991), Tự do và Đạo lý (1996), Sử tính và Ý thức (2018), Thời tính, Hữu thể, Y chí (2018), Cám dỗ Việt Nam (2018), Phác thảo một Triết học cho Lịch sử Thế giới (2019).

Tạ Văn Tài: Sinh năm 1938 tại tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Cựu sinh viên và Giáo Sư Trường Đại Học Văn Khoa và Luật Khoa Saigon và Trường Quốc Gia Hành Chán. Tốt nghiệp Cao Học Luật Khoa tại Ðại Học Harvard, 1985. Tiến Sĩ về Công Quyền và Ngoại Giao tại Ðại Học Virginia.986. Luật Sư tại Việt Nam trước năm 1975 và tại các toà án Tiểu Bang và Liên Bang ở Massachusetts từ năm 1986. Hội Viên Nghiên Cứu từ năm 1975 và Giảng Viên Luật Việt Nam tại Trường Luật Khoa, Ðại Học Harvard. Học Giả Nghiên Cứu tại Trường Luật Khoa, Ðại Học New York, 1990-1994. Tác Phẩm: “Hiệp Ước Thương Mại Mỹ – Việt”, Tạp Chí Harvard Asia Quarterly, mùa Ðông 2001 · “Nền Pháp Trị ở Việt Nam và Trung Hoa Thế Kỷ 19” trong sách Histoire de la Codification Juridique au Vietnam (Lịch Sử Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam), Bernard Durand, …, Phân Khoa Luật, Ðại Học Montpellier, tháng 2/2001 · Truyền Thống Nhân Quyền Việt Nam, Ðại Học Berkeley, Viện Nghiên Cứu Ðông Á, 1988 · Di Dân trước Toà Án Hoa Kỳ, Ban Tu Thư Ðại Học Washington. 1999 · Luật Ðầu Tư và Hành Nghề tại Việt Nam, Hong Kong, Longman, 1990 (viết chung với Jerome Cohen) · Luật Triều Lê: Luật Pháp Cổ Truyền Việt Nam, 3 tập, Ban Tu Thư Ðại Học Ohio, 1987 (viết chung với Gs. Nguyễn Ngọc Huy) · Luật Pháp Ðông Nam Châu Á, Singapore: Butterworths, 1986 (viết chung với Hooker, …) · Luật Pháp và Nhà Nước Cổ Truyền Ðông Á, Honolulu: Ban Tu Thư Hawaii, 1986 (viết chung với McKnight,…) · Làm Thương mại ở Việt Nam, Saigon, Hội Ðồng Bang Giao Quốc Tế Việt Nam, 1970, 1974 (viết chung với Gs. Tăng Thị Thanh Trai và Sesto Vecchi) · Chánh Sách Bầu Cử tại Nam Việt Nam, Massachusetts: D.C. Heath, 1974 (viết chung với J.C. Donnell, …) · Sách tiếng Việt: Phương Pháp Khoa Học Xã Hội, Saigon, Hiện Ðại, 1973, v.v… ·

Nguyễn Lê Tiến: sinh tại Hà Nội, trưỏng thành và ở Sài Gòn, du học ở Tây Đức, Đại học Kỹ Thuật Munich (TUM), nghiên cứu về vật lý Plasma và quang điện tử và tốt nghiệp Dr. Ing tại đây. Ngoài hoạt động chính trong ngành điện toán, tham gia viết sách, báo với bút hiệu Đoan Hùng. Các tác phẩm: đã xuất bản: Dich phẩm “Nietzsche trong 60 phút”. Sẽ xuất bản: “Foucault trong 60 phút”; “Plato trong 60 phút”; “Cuộc đời Einstein và Heisenberg”.

Tôn Thất Thông: cựu học sinh Quốc Học Huế, tốt nghiệp đại học Saigon, sang Đức du học tiếp và tốt nghiệp đại học Karlsruhe năm 1974, hành nghề ở Đức và Úc. Sau khi ngưng hoạt động khoa học kỹ thuật năm 2005, Tôn Thất Thông chú trọng nghiên cứu về lịch sử văn minh châu Âu với mong muốn giới thiệu và gợi cảm hứng cho giới trẻ Việt Nam qua sách và báo chí. Đã xuất bản: Vươn Lên Từ Vực Thẳm (lịch sử Đức sau thế chiến II), Thần Kỳ Kinh Tế Tây Đức (giải sách hay năm 2020 về lịch sử kinh tế), Adam Smith trong 60 phút (dịch của Walther Ziegler) và trên 50 bài khảo luận về chủ đề tương tự.