Nhận xét về bản dịch của Trần Đình Thắng đối với công trình “Đường về ngôn ngữ” của M. Heidegger
TS. Đỗ Quốc Bảo và các học trò
TRÍCH BẢN DỊCH CỦA PHẦN 2
Phàm lệ
⦗⦘ lỗi nặng; ⧛⧚ đánh dấu lỗi tinh tế hơn trong cảm nhận ngôn ngữ, không tất yếu là lỗi nhỏ, nhưng chỉ có thể được phân tích bằng nhiều lời; ⦙⁽⁻⁾ dịch thiếu; ⦙…⦙⁽⁺⁾ dịch dư (+);
⁽˟⁾ lỗi xác định không biết tiếng Đức (×); ⁽ᵜ⁾ ᴥ dịch sai lệch so với nguyên tác Đức và cả hai bản Anh dịch. ⦃…⦄ nguyên một đoạn văn khá dài chứa nhiều lỗi, có cước chú riêng ⦃…⦄⁽ˣ⁾;
⁽ᴱⁿᵍ·⁾ trong phần dịch của T cho thấy được dịch từ Anh ngữ nhưng/và lệch hẳn so với bản Đức; ᴷʳ, ᴴᶻ cho biết lấy bản Anh dịch nào được dùng, Krell hoặc Hertz;
Heidegger (H) | Trần Đình Thắng (T) | Krell (Kr) | Hertz (Hz) |
b④ ⦗Zum Sprechen gehören die Sprechenden⦘⁽¹⁾, aber nicht nur so wie die Ursache zur ⧛Wirkung⧚⁽²⁾. Die Sprechenden haben ⧛vielmehr⧚⁽³⁾ im Sprechen ihr Anwesen. ⦗Wohin?⦘⁽⁴⁾ ⦗Auf das hin, womit sie sprechen, wobei sie verweilen als dem, was sie je und je bereits angeht⦘⁽⁵⁾. ⦃Das sind nach ihrer Weise die Mitmenschen und die Dinge, ist alles, was diese be-dingt und jene be-stimmt.⦄⁽⁸⁾ All dieses ist je schon bald so, bald anders angesprochen⁽⁹⁾, als Angesprochenes⁽¹⁰⁾ besprochen und durchgesprochen, gesprochen in der Weise, daß die Sprechenden zu- und miteinander und zu und mit sich selber sprechen.⁽¹³⁾ Das Gesprochene bleibt indes vielfältig.⁽¹⁴⁾ Es ist oft nur das Ausgesprochene, was entweder rasch hinschwindet oder auf irgendeine Weise erhalten wird.⁽¹⁵⁾ Das Gesprochene⁽¹⁶⁾ kann vergangen, kann aber auch langher schon an den Menschen⁽¹⁷⁾ ergangen sein als das Zugesprochene.⁽¹⁸⁾ | Nói năng thuộc về người nói⦘,⁽¹˟⁾ nhưng không phải kiểu nguyên nhân thì đưa đến ⧛kết quả⧚⁽²⁾. ⧛Thay vào đó⧚⁽³ ᴱⁿᵍ·⁾, người nói có mặt trong sự nói. ⦗Người nói có mặt ở đâu?⦘⁽⁴˟⁾ ⦗Trong những gì họ nói và họ nấn nán, quanh quẩn – là những gì ⧛luôn⧚ chạm đến người nói⦘⁽⁵˟⁾. ⦃⦙Nghĩa là⦙⁽⁶⁺ᴱⁿᵍ·ᴷʳ⁾ theo cách ⦙riêng⦙⁽⁷⁺˟ᴱⁿᵍ·ᴷʳ⁾ của chúng, chính những người cùng sống với và sự vật sẽ cùng nhau khiến sự vật là sự vật và quy định [quan hệ giữa ta với] người khác.⦄⁽⁸˟⁾ ⦃Tất cả những điều này luôn luôn được nhắc đến ⧛(ansprechen)⧚⁽⁹⁾ theo cách này hay cách khác, ⦗được nhắc đến⦘⁽¹⁰˟ ᴱⁿᵍ·ᴴᶻ⁾ và thảo luận ⦗với tư cách là người được nói đến⦘⁽¹¹⁺˟ᴱⁿᵍ·ᴷʳ⁾; được nói theo cách ⦗người ta⦘⁽¹²˟⁾ nói với nhau, nói cùng nhau và nói với chính mình⦄⁽¹³⁾. ⦗Những gì đã nói hoá ra rất đa dạng.⦘⁽¹⁴˟⁾ ⦗Thường thì chúng sẽ thoáng qua hoặc được bảo tồn bằng cách nào đó.⦘⁽¹⁵˟⁾ ⦗Những gì được nói⦘⁽¹⁶⁾ có thể đã qua đi, nhưng cũng có thể đã đến từ lâu ⦗hướng đến người khác⦘⁽¹⁷˟⁾ như những gì ⦗gửi gắm, hứa hẹn.⦘⁽¹⁸˟⁾ | ⦗To speech belong the speakers⦘,⁽¹⁾ but not as cause to ⧛effect⧚⁽²⁾. ⧛Rather⧛,⁽³⁾ in speech the speakers have their presencing. Where to?⁽⁴⁾ Presencing to the wherewithal of their speech, to that by which they linger, that which in any given situation already matters to them.⁽⁵⁾ Which is to say,⁽⁶⁺⁾ their fellow human beings and the things, each in its ⦙own⦙⁽⁷⁺⁾ way; everything that makes a thing a thing and everything that sets the tone for our relations with our fellows.⁽⁸⁾ All this is referred to, always and everywhere, sometimes in one way, at other times in another. As what is referred to⁽¹⁰⁾, it is all talked over and thoroughly discussed; it is spoken of in such a way⁽¹¹⁾ that the speakers speak to and with one another, and also to themselves.⁽¹³⁾ Meanwhile, what is spoken remains multifaceted.⁽¹⁴⁾ It is often only what is spelled out in so many words, something that quickly evanesces or in some way is retained.⁽¹⁵⁾ What is spoken⁽¹⁶⁾ can be long gone, but it can also be what has long gone on, as what is addressed.⁽¹⁸⁾ | ⦗Speaking must have speakers⦘⁽¹⁾, but not merely in the same way as an ⧛effect⧚⁽²⁾ must have a cause. Rather,⁽³⁾ the speakers are present in the way of speaking. Speaking, they are present and together with those with whom they speak, in whose neighborhood they dwell because it is what happens to concern them at the moment. That includes fellow men and things, namely, everything that conditions things and determines men. All this is addressed in word, each in its own way, and therefore spoken about⁽¹⁰⁾ and discussed in such a way that the speakers speak to and with one another and to themselves. All the while, what is spoken remains many-sided. Often it is no more than what has been spoken explicitly, and either fades quickly away or else is somehow preserved. What is spoken can have passed by, but it also can have arrived long ago as that which is granted, by which somebody is addressed. |
số đơn: singular; số phức: plural;
Phê phán bản dịch của Trần Đình Thắng (T)
⁽¹˟⁾ T không nhận ra chủ ngữ của câu, đặc biệt là cũng không nhìn ra cấu trúc câu được lặp lại y như vậy trong bản Anh ngữ của Kr. nên dịch ngược.
⁽²⁾ nên được dịch là ‘hiệu quả’, như nguyên tác và hai bản dịch Anh ngữ với ‘effect’ cho thấy. ‘kết quả’ trong tiếng Đức là ‘Ergebnis’ hoặc ‘Resultat’.
⁽³ ᴱⁿᵍ·⁾ ‘vielmehr’ ở đây hàm ý tương phản (adversativ) với câu đi trước, đồng nghĩa với ‘im Gegenteil’ (‘on the contrary’) và vì vậy, nên được dịch sát nghĩa ‘nhiều hơn nhiều/thế nữa’ hoặc ‘đối nghịch.’ Ngay cả cách dịch ‘rather’ của Krell và Hertz hơi yếu về mặt này.
⁽⁴˟⁾ công nhận là câu hỏi bằng một từ hai âm tiết ‘wohin?’ này khó cho người dịch, bất cứ trình độ nào.
⁽⁵˟⁾ câu tiếng Đức này cực khó. ‘verweilen’ ở đây được dịch bằng hai động từ ‘nấn nán, quanh quẩn’ và tất nhiên là sai. Tuy nhiên, trong đoạn ‘…, wobei sie verweilen als dem,…,’ văn pháp của Heidegger không chuẩn hoặc ít nhất là mơ hồ. Chúng tôi phải thêm tiền trí giới từ [bei] ‘…, wobei sie verweilen als [bei] dem,…’ mới thấy có ý nghĩa và tạm dịch được.
⁽⁶⁺ᴱⁿᵍ·ᴷʳ⁾ dư thừa, được dịch theo bản dịch Anh của Krell, nhưng vì sao lại theo Krell, trong khi câu văn Đức quá đơn giản để dịch?
⁽⁷⁺ᴱⁿᵍ·ᴷʳ⁾ cũng theo ‘own’ của Krell vì không nhận ra cấu trúc văn pháp lồng quyện với nhau qua những tương quan đại từ ([Cor-]Relativpronomen) trong câu này.
⁽⁸˟⁾ nguyên câu nằm trong ⦃…⦄ là sai.
⁽⁹⁾ nếu thêm thuật ngữ trong (…) để làm rõ vấn đề thì ở đây là ‘(angesprochen)’ = ‘được nhắc đến,’ còn như ghi ‘(ansprechen)’ dạng bất định thức (Infinitiv) thì nó chỉ có nghĩa là ‘nhắc đến’.
⁽¹⁰˟ ᴱⁿᵍ·ᴴᶻ⁾ ‘Angesprochenes’ là một thật danh từ và có nghĩa ‘cái đã được nói đến,’ được dịch một cách không chính xác theo bản của Hertz như một tính từ vị ngữ trong dạng quá khứ phân từ thụ động (ppp, preterite participle passive) và được phối trí đồng đẳng với ‘(được) thảo luận.’ Xem bản dịch của Bảo Tích để biết lỗi này nặng như thế nào cho toàn cấu trúc câu.
⁽¹¹⁺˟ᴱⁿᵍ·ᴷʳ⁾ có vẻ như dịch theo bản Krell. Xem đi xem lại mãi vẫn không thấy đoạn này T lấy từ đâu ra.
⁽¹²˟⁾ ‘người ta’ ở đây nguyên được gọi dưới công năng của họ, là ‘die Sprechenden,’ ‘những người nói.’
⁽¹³⁾ nguyên câu được gộp lại trong ⦃…; …⦄ như một đơn vị là sai hoàn toàn và cũng hoàn toàn vô nghĩa.
⁽¹⁴˟⁾ chắc chắn phải có sự khác biệt giữa ‘những gì đã nói’ (số phức, chủ động) và ‘cái đã được nói,’ (số đơn, bị động) của nguyên tác.
⁽¹⁵˟⁾ ‘das Ausgesprochene’ chỉ được dịch đơn thuần là ‘chúng’ và như vậy là sai.
⁽¹⁶⁾ số đơn… không phải là ‘những gì được nói ra’. Có lúc chúng ta có thể trình bày số phức trong nguyên ngữ là số đơn (có tính chất bao quát chung chung) trong tiếng Việt và ngược lại, nhưng không nên làm như vậy trong những tác phẩm Triết học, và nếu buộc phải làm như vậy thì phải đắn đo xem nguyên nghĩa có bị bóp méo hay không.
⁽¹⁷˟⁾ ‘hướng đến người khác’ cho ‘an den Menschen’ là một lỗi nặng.
⁽¹⁸˟⁾ không biết ‘gửi gắm, hứa hẹn’ ở ngữ thái chủ động ở đây mang nghĩa gì, xuất phát từ đâu và chắc chắn không có trong nguyên tác.
Bản dịch của Bảo Tích
④ Hệ thuộc (gehören) vào hành động nói (zum Sprechen) là những người (đang) nói (die Sprechenden),⁽¹⁾ nhưng không chỉ theo cách như nguyên nhân (Ursache) hệ thuộc vào hiệu quả (Wirkung)⁽²⁾. Nhiều hơn thế nữa (vielmehr), những người nói sở hữu trong hành vi nói sự gia nhập hiện diện (Anwesen)⁽ᵃ⁾ của mình. [Gia nhập hiện diện] đến đâu?⁽⁴⁾ Đến cái (auf das hin) mà với/qua nó (womit) họ nói, nơi mà (wobei) họ đình lưu như là bên cái [mà] (als dem) thỉnh thoảng (je und je)⁽ᵇ⁾ liên quan (angeht) đến họ (sie) rồi (bereits).⁽⁵⁾ Theo cách của họ (nach ihrer Weise) thì đây là những người đồng bào (Mitmenschen) và những sự vật, là tất cả cái mà tạo điều kiện/dẫn khởi (bedingt)⁽ᶜ⁾ cho những thứ (sự vật) này và xác định (bestimmt)⁽ᵈ⁾ những người (đồng bào) kia.⁽⁸⁾ Toàn bộ cái này (All dieses) đã luôn được nói đến (angesprochen)⁽⁹⁾ lúc thì theo cách này, lúc theo cách nọ, như là cái-đã-được-nói-đến (Angesprochenes),⁽¹⁰⁾ nó được luận bàn (besprochen) và luận bàn xuyên suốt/triệt để (durchgesprochen), được nói (gesprochen) theo một cách mà những người nói (die Sprechenden) nói cho/đến nhau (zueinander) và nói với nhau (miteinander) và nói cho bản thân (zu sich) cũng như nói với bản thân (mit sich). Cái (đã) được nói (das Gesprochene) trong lúc đó (indes = indessen) vẫn còn đa dạng (bleibt … vielfältig)⁽¹⁴⁾. Thường thì chỉ cái-đã-được-nói-ra (das Ausgesprochene) là cái (was, với chức năng liên từ) hoặc thoắt biến đi mất (rasch hinschwindet) hoặc được gìn giữ (erhalten) bằng một cách nào đó.⁽¹⁵⁾ Cái (đã) được nói (das Gesprochene) có thể đã quá khứ, song cũng có thể đã được ban cấp/hướng (ergangen) đến con người⁽¹⁷⁾ (an den Menschen) như là cái-đã-được-nói-cấp-cho (das Zugesprochene).⁽¹⁸⁾⁽ᵉ⁾
Ghi chú
⁽ᵃ⁾ ‘Anwesen’ (n) ‘trang viên,’ nghĩa là một mảnh đất khá lớn với một căn nhà chính/biệt thự và những căn nhà nhỏ xung quanh; và cũng có nghĩa là ‘sự gia nhập hiện diện.’ Theo Duden, Anwesen thực ra là thật danh từ (Substantiv) được thật danh từ hoá (substantiviert) từ tính từ ‘anwesend,’ ‘(gia nhập) hiện diện,’ và chính nó là cách dịch sát nghĩa và sát trật tự từ của Latinh ‘ad-esse,’ mang nghĩa ‘(đến/gia nhập để) có mặt’. Động từ tiếp đầu ngữ ‘ad–’ tương đương ‘an–’ Đức ngữ và có nghĩa là ‘(đến) gần/cạnh’ và chính vì tận dụng ý nghĩa theo ngữ nguyên của ‘ad–/an–’ nên H. mới đặt câu hỏi kế đến là ‘wohin?’ = ‘[gia nhập hiện diện] đến đâu’ (an và hin trong Đức ngữ có phần trùng lặp ngữ nghĩa, nhưng khi được dùng như nghi vấn đại từ wo-r-an và wo-hin thì chỉ wohin mới giữ được ý nghĩa trước đây của hai tiếp đầu ngữ an và hin. Vì vậy mà Heidegger dùng nghi vấn đại từ wohin). Tuy nhiên, trong Đức ngữ sauf Heidegger, từ này gần như luôn được dùng với nghĩa ‘trang viên,’ nghĩa là một mảnh đất khá lớn với một căn nhà chính/biệt thự và những căn nhà nhỏ xung quanh. H. lại chơi chữ ở đây.
⁽ᵇ⁾ ‘je und je,’ tuy được từ điển Wahrig cho hai định nghĩa 1) ‘immer’ và 2) ‘von Zeit zu Zeit, bisweilen’ nhưng tôi chỉ theo nghĩa thứ hai (và theo Duden), dịch ‘thỉnh thoảng,’ hoặc ‘đôi lúc.’ ‘eh und je’ trong hai quán dụng ngữ ‘wie eh und je’ và ‘seit eh und je’ mới thực sự mang nghĩa ‘luôn luôn’.
⁽ᶜ⁾ ⁽ᵈ⁾… die Dinge, ist alles, was diese be-dingt und jene be-stimmt.] Heidegger lại chơi chữ ở đây. ‘be-dingen’ nguyên mang nghĩa ‘thương định (aushandeln), ước định (vereinbaren),’ sau đó lại chuyển thành nghĩa ‘có … là hệ quả,’ ‘dẫn khởi …’ và ‘…’ ở đây chính là ‘die Dinge’ vốn ‘có sẵn’ trong động từ ‘be-ding-t’ (nhân xưng thứ ba số đơn, ngữ khí chỉ thị); còn động từ ‘be-stimmen’ ban đầu mang nghĩa ‘tuyển chọn, xác định qua tiếng nói của mình,’ (durch seine Stimme auswählen, festsetzen), sau đó bao quát là ‘chỉ thị, mệnh lệnh, an bài’ (anordnen), sau đó tiến dần đến nghĩa ‘định nghĩa’ (definieren). Trò chơi ngôn ngữ của Heidegger ở đây là gói ghém nghĩa Stimme ‘giọng nói’ (→ Sprache) vào nghĩa ‘xác/quy định’. Đây cũng là lí do vì sao Krell dịch ‘… that sets the tone for….’ Cách chơi chữ của Heidegger ngay ở đây rất có ý vị, bởi vì cái được ‘xác nhận,’ ‘tuyển chọn bằng giọng nói (Stimme ≈ Sprache) là những ‘người đồng bào’ (jene = Mitmenschen). Chúng tôi cũng nên bổ sung thêm là trò chơi chữ của ông không phải lúc nào cũng hợp lí về mặt ngữ nguyên và mang ý vị một cách tự nhiên. (Tài liệu tham khảo: Kluge. 1999. Etymologisches Wörterbuch der Deutschen Sprache, 23. Erweiterte Auflage)
⁽ᵉ⁾ Ở đây, Heidegger tự ghi một cước chú cho das Zugesprochene là ‘Seins-Geschick,’ có thể được hiểu là ‘als die Weise, wie sich das Sein dem Menschen zuschickt’ ‘như là phương cách tồn tại tự gửi/mang bản thân nó đến cho con người.’ (thông tin từ Wikipedia Đức, đã được kiểm lại: Rainer Thurnher ‘Martin Heidegger.’ In: Heinrich Schmidinger, Wolfgang Röd, Rainer Thurnher: Geschichte der Philosophie. Band XIII, München 2002, S. 250.)
Comments are closed.