Press "Enter" to skip to content

Tập San -5

Triết – Tạp Chí Triết Học và Tư Tưởng – Số 5 – 7/2021

Chủ nhiệm: Nguyễn Hữu Liêm
Chủ bút: Dương Ngọc Dũng
Cố vấn Học thuật: Như Hạnh
Giám đốc Điều hành và Kỹ thuật: Nguyễn Lê Tiến

Liên lạc: bbt@tapchitriet.com

Mục Lục

Các tác giả

Phạm Tấn Xuân Cao, sinh năm 1994, tốt nghiệp ngành Triết học từ Đại học Khoa học Huế vào năm 2016, hướng nghiên cứu và dịch thuật tập trung chủ yếu vào triết học lý thuyết và hiện tượng học, đã dịch 10 đầu sách dẫn nhập vào Husserl, Gadamer, Merleau-Ponty, Foucault, Lacan,… và 1 đầu sách trong số đó về nghệ thuật hiện đại vừa được xuất bản vào tháng 3/2021. Hiện đang làm việc tự do và sinh sống tại Huế.

Dương Ngọc Dũng: Sinh năm 1956. Học và lớn lên ở Saigon. Tốt nghiệp B.A. in English (1980), Đại Học Tổng Hợp TP.HCM (Đại Học Văn Khoa cũ). Tu nghiệp tiếng Anh tại đại học Canberra (Úc 1989-1990). Có bằng Graduate Diploma in Teaching English. Giảng viên môn văn học Anh, khoa Ngữ Văn Anh (1991-1993). Du học Harvard (USA) chuyên ngành Khu Vực Học- Đông Á (Regional Studies- East Asia 1993-1995). Tốt nghiệp MA (1995). Du học Boston University (USA), chuyên ngành TRIẾT HỌC TÔN GIÁO (chuyên ngành hẹp: TÔN GIÁO HỌC). Tốt nghiệp Ph.D (2001). Tốt nghiệp MBA (UBI, Belgium, 2007). Hiện đang là giảng viên khoa Quan Hệ Quốc Tế (trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, TP. HCM). 

Trần Văn Đoàn: Trần Văn Đoàn hiện là Giáo sư Danh dự (Emeritus) của Đh Quốc gia Đài Loan (National Taiwan University), kiêm nhiệm chức Giáo sư Nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Academia Catholica (Fujen University), và Thỉnh giảng tại Học Viện Công Giáo Việt Nam (Thủ Đức). Ông từng giữ chức Giáo sư Giảng tòa (Chair-Professor) kiêm Viện trưởng Học Viện Thần Học, Chang Jung University (2016-2019) cũng như Cố vấn Bộ Giáo Dục Đài Loan (2003-2009), và Cố vấn cho các Đh. Providence, Đh Chang Jung và Đh Quốc gia Đài Loan. Ông cũng từng thỉnh giảng tại nhiều đại học như Đh Vienna (Áo), Đh Bắc Kinh (Trung quốc), Đh Heidelberg (Đức), Đh Kyoto (Nhật), Đh Oxford (Anh), Đh Leuven (Bỉ), Đh Catholic University of America (Mỹ), và nhiều đại học khác. Riêng tại Việt Nam, ông từng thỉnh giảng tại hai Đh Khoa Học Xã Hội Nhân Văn (Đh Quốc Gia Hà Nội và Tph. Hồ Chí Minh), Đh Sư Phạm Hà Nội và Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Ngoài ra, ông là Tổng chủ biên Tập san The Asian Journal of Philosophy (tiếng Anh, Pháp và Đức) và Chủ biên phần Triết học Tây phương của Bộ Đại Từ Thư Triết Học (tiếng Trung) của Đh Fujen. Trần Văn Đoàn xuất bản trên 15 tập sách chuyên khảo, và trên 150 báo cáo khoa học chuyên về triết học Đức, triết học tôn giáo và triết học chính trị, cũng như triết lý giáo dục. Một số tác phẩm tiêu biểu về triết lý giáo dục của Trần Văn Đoàn:

-The Poverty of Ideological Education  (Washington DC:  The Council for Research in Values and Philosophy, 2000); -Ý Thức Hình Thái Giáo dục đích Bần Khốn (Đài Bắc: Nxb Sư Phạm, 1999) (tiếng Trung); – Cùng với Sophia Wen, đồng chb., Phần Lan Giáo dục – Lý Luận dữ Thực Vụ (Đài Bắc: Quốc Lập Giáo Dục Tư Liệu Quản, 2010) (tiếng Trung); – Cùng với Vincent Shen, eds.,  Philosophy of Science and Education – Chinese and European Views (Washington DC: The Council for Research in Values and Philosophy, 1995). Sau khi về hưu từ Đh Quốc gia Đài Loan (2014), ông dành nhiều thì giờ viết bằng tiếng Việt, và đương hoàn thành bộ sách Việt Triết Luận Tập (3 tập) cho nhà xuất bản Trí Thức, cũng như hai tập chuyên khảo Thông Diễn Học và Hậu Hiện Đại Thuyết

Như Hạnh, Pháp danh của Giáo sư Nguyễn Tự Cường, PhD, Harvard University. Ông là người tị nạn (refugee) Việt Nam đầu tiên lấy bằng PhD tại Harvard với tư cách là công dân Mỹ. Đã nghĩ hưu sau 25 năm dạy về Triết Học và Tôn Giáo Ấn Độ, tại Department of Philosophy and Religious Studies, George Mason University, Hoa Kỳ. Trong các trước tác đã xuất bản gồm:
Zen in Medieval Vietnam: A Study and Translation of the Thiền Uyển Tập Anh (Honolulu: Hawaii University Press, 1997), Wonhyo’s Philosophy of Mind (with Charles Muller) (Honolulu: Hawaii University Press, 2012) và một số bài viết trong các tuyển tập hoặc Encyclopedia.

Đoàn Viết Hoạt: Sinh năm 1942, sau khi tốt nghiệp tú tài, ông theo học tại Trường đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1965, ông tốt nghiệp đại học và tham gia giảng dạy Anh ngữ ở một số trường phổ thông trung học, như Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho và Chu Văn An tại Sài Gòn. Năm 1966, Năm 1966, ông được học bổng của Asia Foundation đi du học tại Mỹ từ 1967-1971, lấy bằng PhD Quản trị học đường (College administration) tại Đại học Florida State. Về nước, ông giảng dạy tại Viện Đại học Vạn Hạnh và giữ chức Phụ tá Viện trưởng cho đến năm 1975. 

Nguyễn Hữu Liêm: Sinh năm 1955 ở Quảng Trị. Qua Mỹ năm 1975, theo học BS Kinh tế Nông Nghiệp (1978), MPA Quản trị công quyền (1981) , JD Luật khoa (1987), MA Triết học (1997), PhD Triết học (2015). Hiện đang là Giáo sư Chủ nhiệm Khoa Triết tại San Jose City College, California và hành nghề Luật sư ở San Jose. Tác phẩm: Dân chủ Pháp trị (1991), Tự do và Đạo lý (1996), Sử tính và Ý thức (2018), Thời tính, Hữu thể, Y chí (2018), Cám dỗ Việt Nam (2018), Phác thảo một Triết học cho Lịch sử Thế giới (2019).

Nguyễn Nam: Sinh ở Saigon và học trung học tại đây trước 1975.  Nhận học vị MA sĩ Khu vực học – Đông Á (1994) và PhD về Ngôn ngữ & Văn minh Đông Á (2005) từ Đại học Harvard.  Các nghiên cứu mới nhất bao gồm: “Traveling Knowledge: Publications from Japan and China in Early 20th Century Vietnam” (International Center for Japanese Studies, Japan, sắp xuất bản, 2022); “A Vietnamese Reading of the Master’s Classic: Phạm Nguyễn Du’s Humble Comments on the Analects – As an Example of Transformative Learning,” trong Roland Reichenbach and Duck-Joo Kwak, eds. Confucian Perspectives on Learning and Self-Transformation – International and Cross-Disciplinary Approaches, Cham, Switzerland: Springer, 2021; “The Noble Person and the Revolutionary: Living with Confucian Values in Contemporary Vietnam” trong Roger T. Ames and Peter D. Hershock, eds. Confucianisms for a Changing World Cultural Order, Hawaii: University of Hawaii Press, 2018.  Hiện phụ trách ngành Nghiên cứu Việt Nam (Vietnam Studies) tại Đại học Fulbright Việt Nam.

Đỗ Quyên: Sinh tại Hà Nội (1955); tốt nghiệp (1977) và giảng dạy ngành Vật lý Hạt nhân Ðại học Bách khoa Hà Nội (1977-1988); cộng tác viên khoa học Viện Dubna, Nga (1988-1990); làm báo chí tiếng Việt ở Ðức (1990-1996), Úc (2005-2008), Canada (1996-hiện nay). Sáng tác: thơ, truyện, phê bình, khảo cứu; đồng sáng lập và chủ biên một số báo chí, diễn đàn; cộng tác viên với hầu hết tạp chí văn nghệ Việt hải ngoại và nhiều báo chí trong nước.

Nguyễn Lê Tiến: Sinh tại Hà Nội, trưỏng thành ở Sài Gòn, du học ở Tây Đức, Đại học Kỹ Thuật Munich (TUM), nghiên cứu về vật lý Plasma và quang điện tử và tốt nghiệp Dr. Ing tại đây. Ngoài hoạt động chính trong ngành điện toán, tham gia viết sách, báo với bút hiệu Đoan Hùng. Các tác phẩm: đã xuất bản: Dich phẩm “Nietzsche trong 60 phút”. Sẽ xuất bản: “Foucault trong 60 phút”; “Plato trong 60 phút”; “Cuộc đời Einstein và Heisenberg”.

Nguyễn Hoài Vân: Bác sĩ Y khoa. Sinh năm 1956 tại Genève. Tiểu và Trung Học tại Sài Gòn. Du học Thụy Sĩ, rồi Pháp. Tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Rennes – Hành nghề Bác sĩ Y khoa tự do. Viết báo ở Hải Ngoại từ đầu thập niên 1980.