Triết – Tạp Chí Triết Học và Tư Tưởng – Số 9- 9/2022
Chủ nhiệm: Nguyễn Hữu Liêm
Chủ bút: Dương Ngọc Dũng
Cố vấn Học thuật: Như Hạnh
Giám đốc Điều hành và Kỹ thuật: Nguyễn Lê Tiến
Liên lạc: bbt@tapchitriet.com
Mục Lục
- Từ bàn viết chủ nhiệm. Hãy cẩn trọng khi đọc triết: Trường hợp Nietzsche và Wittgenstein – Nguyễn Hữu Liêm
- Paul Ricœur và Triết học thông diễn: Hướng theo loại hình tồn tại nào- Lưu Hồng Khanh
- Về Sự Chỉ Gọi (On Denoting) – Bertrand Russell-Trần Đình Thắng dịch
- Tự do nghiên cứu và chủ nghĩa bằng cấp – Trần Văn Đoàn
- Hai giáo điều của thế đứng thường nghiệm (Two Dogmas of Empiricism )- W. V. O. Quine/Trần Đình Thắng dịch
- Lý thuyết nhà nước trong thời đại khai sáng (2): John Locke và nhà nước tự do – Tôn Thất Thông
- Gọi Tên và Tính Ắt Có-Saul Kripke- Trần Đình Thắng , Đào Thị Hồng Hạnh dịch
Các tác giả
Trần Văn Đoàn: Trần Văn Đoàn hiện là Giáo sư Danh dự (Emeritus) của Đh Quốc gia Đài Loan (National Taiwan University), kiêm nhiệm chức Giáo sư Nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Academia Catholica (Fujen University), và Thỉnh giảng tại Học Viện Công Giáo Việt Nam (Thủ Đức). Ông từng giữ chức Giáo sư Giảng tòa (Chair-Professor) kiêm Viện trưởng Học Viện Thần Học, Chang Jung University (2016-2019) cũng như Cố vấn Bộ Giáo Dục Đài Loan (2003-2009), và Cố vấn cho các Đh. Providence, Đh Chang Jung và Đh Quốc gia Đài Loan. Ông cũng từng thỉnh giảng tại nhiều đại học như Đh Vienna (Áo), Đh Bắc Kinh (Trung quốc), Đh Heidelberg (Đức), Đh Kyoto (Nhật), Đh Oxford (Anh), Đh Leuven (Bỉ), Đh Catholic University of America (Mỹ), và nhiều đại học khác. Riêng tại Việt Nam, ông từng thỉnh giảng tại hai Đh Khoa Học Xã Hội Nhân Văn (Đh Quốc Gia Hà Nội và Tph. Hồ Chí Minh), Đh Sư Phạm Hà Nội và Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Ngoài ra, ông là Tổng chủ biên Tập san The Asian Journal of Philosophy (tiếng Anh, Pháp và Đức) và Chủ biên phần Triết học Tây phương của Bộ Đại Từ Thư Triết Học (tiếng Trung) của Đh Fujen. Trần Văn Đoàn xuất bản trên 15 tập sách chuyên khảo, và trên 150 báo cáo khoa học chuyên về triết học Đức, triết học tôn giáo và triết học chính trị, cũng như triết lý giáo dục
Lưu Hồng Khanh: Người Hà Tĩnh, trung học tại Huế, đại học tại Đà Lạt, dạy học tại Vũng Tàu, đi tu nghiệp năm 1967 tại Đức, các phân khoa triết học, thần học, xã hội học tại Đại học Munich, Đại học Marburg, PhD tại đây năm 1978, giảng dạy tại Hamburg, Frankfurt, Heerlen/Holland, Paris, Sài Gòn, Nha Trang, nay hưu trí tại Frankfurt, tiếp tục viết sách, dịch sách, phổ biến sách trong các lĩnh vực triết học, thần học, xã hội, tâm lý, giáo dục.
Nguyễn Hữu Liêm: Sinh năm 1955 ở Quảng Trị. Qua Mỹ năm 1975, theo học BS Kinh tế Nông Nghiệp (1978), MPA Quản trị công quyền (1981) , JD Luật khoa (1987), MA Triết học (1997), PhD Triết học (2015). Nguyên Giáo sư Chủ nhiệm Khoa Triết tại San Jose City College, California và hành nghề Luật sư ở San Jose. Tác phẩm: Dân chủ Pháp trị (1991), Tự do và Đạo lý (1996), Sử tính và Ý thức (2018), Thời tính, Hữu thể, Y chí (2018), Cám dỗ Việt Nam (2018), Phác thảo một Triết học cho Lịch sử Thế giới (2019).
Trần Đình Thắng: Sinh năm 1959. Quê Hải Phòng, học và lớn lên ở Sài gòn. Học toán tại Đại Học Tổng Hợp TP.HCM, CNTT tại Đại Học Mở TP.HCM. Cựu giảng viên khoa CNTT Đại Học Tôn Đức Thắng, TP. HCM) và một số đại học khác. Đã dịch các tác phẩm: – Luận Văn Logic Triết Học; L. Wittgenstein, Domino 2018 – Những Tìm Sâu Triết Học; L. Wittgenstein, Domino 2019 – Về Tính chắc chắn; L. Wittgenstein, Domino 2020 – Hệ Ghi Ý (Begriffsschrift); G. Frege, Domino 2020 – Làm Triết Với Cây Búa của Wittgenstein; A. Kenny, Dân Trí 2022 Sắp in: – Wittgenstein Bài giảng & trò chuyện về mỹ học, tâm lý và niềm tin tôn giáo – Siêu hình học phân tích về tính ắt có (Naming and Necessity); Saul Kripke Đang soạn: Từ Điển Logic Triết.
Tôn Thất Thông: cựu học sinh Quốc Học Huế, tốt nghiệp đại học Saigon, sang Đức du học tiếp và tốt nghiệp đại học Karlsruhe năm 1974, hành nghề ở Đức và Úc. Sau khi ngưng hoạt động khoa học kỹ thuật năm 2005, Tôn Thất Thông chú trọng nghiên cứu về lịch sử văn minh châu Âu với mong muốn giới thiệu và gợi cảm hứng cho giới trẻ Việt Nam qua sách và báo chí. Đã xuất bản: Vươn Lên Từ Vực Thẳm (lịch sử Đức sau thế chiến II), Thần Kỳ Kinh Tế Tây Đức (giải sách hay năm 2020 về lịch sử kinh tế), Adam Smith trong 60 phút (dịch của Walther Ziegler) và trên 50 bài khảo luận về chủ đề tương tự.