Hai giáo điều của thế đứng thường nghiệm
Two Dogmas of Empiricism
W. V. O. Quine
Trần Đình Thắng dịch
Two Dogmas of Empiricism có mặt lần đầu tiên trên The Philosophical Review 60 (1951): 20-43. In lại trong W.V.O. Quine, From a Logical Point of View (Harvard University Press, 1953; tái bản lần hai, sửa đổi, ấn bản 1961). Bản dịch này dựa trên bản 1961, trong phần nốt chân, người dịch sẽ dùng ‘a’ cho bản 1953, ‘b’ cho bản 1961, ‘+’ cho những nội dung được người dịch đưa vào, không có trong bản gốc.[1]
Willard Van Orman Quine(1908-2000), triết gia viết bằng tiếng Anh có ảnh hưởng nhất trong nửa sau thế kỷ XX, sinh ra tại Akron, Ohio. Ni[2] đã dành toàn bộ sự nghiệp học tập của mình tại Harvard, tại đấy ni lấy bằng tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của A. N. Whitehead.[3] Quine đã tiếp xúc với những tay thực chứng logic trong một chuyến thăm châu Âu vào những năm 1930 khi ni tham dự một số cuộc họp của nhóm Vienna, gặp Rudolf Carnap ở Prague và Alfred Tarski và Jan Lukasiewicz ở Warsaw.[4] Mặc dù Quine chỉ trích rất nhiều về xim thực chứng logic[5], nhưng ni vẫn gắn bó với một số nguyên lý chính của xim này và nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của triết học phải liên tục với nhiệm vụ của khoa học tự nhiên; nhưng ni đã thêm một chiều hướng mới cho xim thường nghiệm logic Anh-Áo bằng cách sử dụng các yếu tố rút ra từ xim thực dụng Mỹ để phát triển một phiên bản xim kinh nghiệm tinh vi và chặt chẽ hơn.
‘Hai giáo điều của thế đứng thường nghiệm’, có lẽ là “bài báo quan trọng nhất trong toàn bộ triết học thế kỷ XX“, một bài báo đột phá của Quine: tấn công trực tiếp vào xim thực chứng logic, cũng như gặng xét tổng quát về một số nguyên lý chính của xim thường nghiệm. Sau đó, Quine tiếp tục tấn công cái mà ông gọi là ‘giáo điều thứ hai của xim thường nghiệm’, mà ni tin rằng về bản chất là một với giáo điều đầu tiên của xim thường nghiệm. Các nhà thực chứng logic cho rằng, mỗi câu có ý nghĩa về kinh nghiệm thì có thể quy gọn về, được xác nhận hoặc bác bỏ, kinh nghiệm giác quan. Mặt khác, Quine cho rằng, không hề có tương quan nào giữa các câu đơn và những kinh nghiệm thế giới bên ngoài vốn xác nhận hoặc bác bỏ chúng; mà đúng hơn, ‘những phát biểu của ta về thế giới bên ngoài phải đối mặt với phiên tòa của kinh nghiệm cửa biết, không phải từng cái một, mà là một tổng thể’[6]. Góc nhìn này được gọi là ‘luận chỉnh thể’ (holism) và được nhiều người theo đuổi trong triết học đương đại. Theo luận chỉnh thể của Quine, mỗi niềm tin là một phần của mạng lưới các niềm tin khác, về tổng thể, tạo thành ‘mạng [lưới] niềm tin’ (the web of belief). Mạng lưới này có trung tâm và phần rìa [ngoại vi]; có nhiều kết nối khác nhau giữa tất cả những niềm tin này – một số kết nối thì trực tiếp và một số kết nối khác thì gián tiếp. Những niềm tin nằm ở trung tâm, chẳng hạn như những niềm tin vào chân lý số học, chân lý logic,… khó lòng bác bỏ hơn những niềm tin ở phần rìa, nhưng không có niềm tin nào miễn nhiễm với sự sửa đổi. Do đó Quine cũng bác bỏ góc nhìn cho rằng một số ngành, dù là logic, toán học hay triết học, có thể có một vị thế đặc quyền hoặc nền tảng khác biệt với vị thế các ngành khoa học tự nhiên. Bất kỳ niềm tin nào cũng có thẻ bị sửa đổi, nếu ta sẵn sàng sửa đổi những niềm tin khác có kết nối với nó. Theo cách tương tự, bất kỳ niềm tin nào cũng có thể trở thành sự thật, nếu ta thực hiện những điều chỉnh đủ quyết liệt đối với mạng lưới niềm tin của mình. Do đó, triển vọng có thể phân biệt được giữa ‘các nguyên lý đầu tiên’ của Descartes và các phát biểu về hiện thực chỉ là một bong bóng triết học.
Với việc bác bỏ sự phân biệt khái niệm phân tích-tổng hợp, Quine không chỉ đập tan luận điểm cốt lõi của thuyết thực chứng ý nghĩa – mà còn phá bỏ toàn bộ ý tưởng cho rằng có thể có một thứ gọi là thuyết về ý nghĩa. Cùng với xim duy vật lý hoặc xim duy tự nhiên của mình, Quine tin rằng cách duy nhất để nghiên cứu hiện tượng ngôn ngữ của con người là xem xét hành vi của những người tham gia vào các tương tác ngôn ngữ. Xim hành vi, một vai trò then chốt trong công trình của Quine, cùng với sự bác bỏ tính phân tích, đã làm nảy sinh một trong những khía cạnh gây tranh cãi nhất: tính bất định của sự dịch (indeterminacy of translation), nghĩa là, không có sự kiện khách quan nào cho phép ta phân biệt giữa các cách dịch thay thế khác nhau của một ngôn ngữ nhất định. Công trình của Quine đã đóng vai trò quan trọng cho phần lớn triết lý ngôn ngữ và logic trong bốn mươi năm qua. Với hơn hai mươi bốn dầu sách[7] và vô số bài báo, ni đã định hình triết học Anh ngữ theo cách mà chưa một triết gia còn sống nào khác làm được.[8]
Trần Đình Thắng
Hai Giáo Điều của Thế Đứng Thường Nghiệm[9]
Xim thường nghiệm[10] hiện đại phần lớn phụ thuộc vào hai giáo điều. Một là niềm tin vào sự phân chia cơ bản nào đó giữa những chân lý phân tích (hoặc dựa trên những ý nghĩa độc lập với các sự kiện[11]), và những chân lý tổng hợp (hoặc dựa trên sự kiện). Giáo điều kia là xim quy gọn[12], niềm tin cho rằng mỗi phát biểu có ý nghĩa sẽ tương đương với một số cấu trúc logic dựa trên các tơm (term) rép đến kinh nghiệm trực tiếp (immediate experience). Tôi cho rằng cả hai giáo điều này đều không có cơ sở. Nếu từ bỏ chúng, một mặt, ta sẽ xoá bỏ được đường ranh giữa siêu hình học tư biện và khoa học tự nhiên; và mặt khác, [bản thân ta] có thể sẽ chuyển hướng sang xim thực dụng.[13]
1. Nền tảng cho tính phân tích (Analyticity)
Sự phân biệt giữa chân lý phân tích và chân lý tổng hợp của Kant đã được báo trước bởi Hume khi ni phân biệt những quan hệ giữa các ý tưởng với quan hệ giữa những sự kiện (matters of fact), và sự phân biệt của Leibniz giữa chân lý [của] lý tính (truths of reason) và chân lý của sự kiện (truths of fact). Leibniz cho rằng chân lý lý tính thì đúng trong mọi thế giới có thể (possible world). Ngoài đẹp như tranh vẽ, điều này còn nói lên rằng chân lý lý tính là những thứ không thể sai được. Tương tự như vậy, ta được bảo rằng những phát biểu phân tích được định nghĩa là những phát biểu mà phủ định của chúng là những mâu thuẫn (self-contradictory). Nhưng định nghĩa này có rất ít giá trị giải thích; đối với khái niệm mâu thuẫn (logic), cũng như khái niệm [về] tính phân tích[14], cần phải được làm rõ. Hai khái niệm này là hai mặt của một đồng tiền đáng ngờ.
Kant coi một phán đoán là phân tích khi cụm về [vị ngữ] của nó là những gì đã được bao hàm về mặt khái niệm trong chủ ngữ. Biện bày (formulation) này có hai thiếu sót: bản thân nó bị giới hạn trong các phát biểu ở dạng chủ-vị, và nó phải viện đến khái niệm về sự bao hàm (containment) vốn chỉ mang tính ẩn dụ. Nhưng ý định của Kant sẽ được thấy rõ hơn qua việc ni dùng khái niệm tính phân tích (thay vì cái định nghĩa của ni), do đó, có thể biện bày lại như thế này: một phát biểu gọi là phân tích khi nó đúng theo ý nghĩa và không phụ thuộc vào thực tại[15]. Ta hãy đi theo ý tưởng này và xem xét khái niệm ý nghĩa mà nó giả định.
Hãy nhớ lại, ta không được đồng nhất ý nghĩa (meaning) với sự gọi tên (naming).[16] Các ví dụ ‘Sao Hôm’ và ‘Sao Mai’ của Frege[17], và ‘Scott’ và ‘tác giả của Waverley’ của Russell[18], đã làm rõ rằng các tơm (terms) có thể gọi tên cho cùng một thứ nhưng lại có ý nghĩa khác nhau. Sự phân biệt giữa ý nghĩa và gọi tên không kém phần quan trọng ở cấp độ các tơm trừu tượng. Các tơm ‘9’ và ‘số các hành tinh’ gọi tên cho cùng một thể[19] trừu tượng nhưng ý nghĩa của chúng có lẽ khác nhau; bởi vì để xác định chúng có chỉ đến cùng một thể nào đó hay không thì [ta] buộc phải quan sát qua thiên văn chứ không chỉ suy nghĩ về các ý nghĩa này.
Các ví dụ trên bao gồm các tơm đơn (singular term), cụ thể hoặc trừu tượng. Với các tơm chung[20], hoặc các cụm về[21], tình huống này vẫn giống như vậy tuy có phần hơi khác một chút. Không như mục đích của một tơm đơn là để gọi tên cho một thể trừu tượng hoặc cụ thể nào đó, một tơm chung thì không; nhưng một tơm chung có thể đúng với một thể, hoặc đúng với mỗi một trong nhiều thể, hoặc không đúng với bất cứ thể nào.[22] Lớp các thể, trong đấy tơm chung đúng với tất cả các thể ấy, được gọi là bao ngoài[23] của tơm này. Cùng với sự tương tự giữa ý nghĩa của một tơm đơn và [cái] thể mà nó gọi tên, ta cũng phải phân biệt y như vậy giữa ý nghĩa của một tơm đơn và bao ngoài của nó. Ví dụ, các tơm chung ‘sinh vật có tim’ và ‘sinh vật có thận’ có lẽ có bao ngoài như nhau nhưng ý nghĩa lại khác nhau.[24]
Trong ca các tơm chung, giữa ý nghĩa với bao ngoài lại ít bị nhầm lẫn hơn giữa ý nghĩa với sự gọi tên trong ca các tơm đơn. Thực vậy, trong triết học khá là phổ biến việc đối lập [phần] nét nghĩa[25] (hoặc ý nghĩa) với bao ngoài, hoặc, dùng một vốn từ khác, nét nghĩa (connotation) với bao ngoài (denotation).[26]
Không còn nghi ngờ gì nữa, khái niệm bản chất (essence) của Aristotle là gốc gác của khái niệm hiện đại về nét nghĩa[27] (intension) hay ý nghĩa (meaning). Đối với Aristotle, lý tính của con người là bản chất, việc có hai chân chỉ là chợt sao[28]. Nhưng có một sự khác biệt quan trọng giữa thái độ này và thuyết về ý nghĩa. Từ góc nhìn thứ hai, thực sự có thể thừa nhận (nếu chỉ để tranh luận) rằng lý tính (rationality) được bao gộp trong ý nghĩa của từ ‘con người’ (man) trong khi tính có hai chân (two-leggedness) thì không; nhưng tính có hai chân có thể đồng thời được xem như có liên quan đến ý nghĩa của từ ‘hai chân’ (‘biped’) trong khi lý tính thì không. Vì vậy, theo góc nhìn của thuyết về ý nghĩa, thật vô lý khi nói về một cá nhân thực sự, vừa là một người vừa có hai chân, rằng lý tính của ni là bản chất và tính có hai chân của ni là chợt sao hoặc ngược lại. Đối với Aristotle, mọi thứ (things) đều có bản chất, nhưng ý nghĩa chỉ có ở những dạng ngôn ngữ. Ý nghĩa là những gì mà bản chất trở thành, khi bản chất ly dị rép[29] và kết hôn với từ [ngữ].[30]
Đối với thuyết về ý nghĩa, có một câu hỏi lồ lộ là bản chất của các đối tượng của nó: ý nghĩa, nó là cái gì? Có thể nảy sinh nhu cầu xem ý nghĩa như một thể (entity) gì đó nếu trước đây ta không thể phân biệt ý nghĩa với rép[31]. Một khi lý thuyết về ý nghĩa được tách hẳn khỏi lý thuyết rép, thì vẫn còn một bước nhỏ để nhận ra công việc chính của lý thuyết ý nghĩa chỉ đơn giản là tính đồng nghĩa (synonymy) của các dạng ngôn ngữ và tính phân tích của các phát biểu; bản thân [các] ý nghĩa, với tư cách là các thể trung gian tối tăm (obscure), cũng có thể bị loại bỏ.[32]
Một lần nữa ta phải đối mặt với vấn đề về tính phân tích theo cách khác. Thực ra, những phát biểu phân tích theo ý kiến triết học thông thường thì chẳng cần phải tìm kiếm xa xôi. Chúng chia thành hai loại (class). Những phát biểu thuộc loại đầu tiên, có thể gọi là đúng về mặt logic (logically true), được tiêu biểu bởi:
(1) Không có người chưa kết hôn nào đã kết hôn.[33]
Đặc điểm phù hợp của ví dụ này là nó không chỉ đúng, mà còn đúng theo bất kỳ và theo mọi diễn giải lại của ‘người (man)’ và ‘đã kết hôn’. Giả sử ta có trước một danh sách các từ nối logic (logical particles), bao gồm’no’, ‘un-’, ‘not’, ‘if’, ‘then’, ‘and’, v.v., thì nói chung, một chân lý logic là một phát biểu đúng và vẫn đúng theo mọi diễn giải lại các thành phần của nó ngoại trừ các từ nối logic.
Nhưng cũng có một loại phát biểu phân tích thứ hai, tiêu biểu như:
(2) Không có người độc thân nào [đã] kết hôn.[34]
Đặc điểm của phát biểu này là nó có thể chuyển thành một chân lý logic bằng cách thay từ đồng nghĩa với từ đồng nghĩa; do đó (2) có thể được chuyển thành (1) bằng cách thay thế ‘người chưa kết hôn’ cho từ đồng nghĩa ‘người độc thân’ của nó.[35] Ta vẫn thiếu một đặc trưng thích hợp của loại phát biểu phân tích thứ hai này, và nói chung của tính phân tích được, khác với phần mô tả bên trên khi ta phải dựa vào khái niệm ‘từ đồng nghĩa’ vốn cũng phải cần làm rõ không kém gì khái niệm về tính phân tích.
Trong những năm gần đây, Carnap có xu hướng giải thích tính phân tích bằng cách viện đến cái mà ni gọi là những mô tả-trạng thái (state-descriptions)[36]. Một mô tả-trạng thái là thao tác gán vét cạn (exhaustive assignment) các giá trị đúng sai cho các phát biểu đơn (hoặc không phải là phức[37]) của ngôn ngữ. Tất cả các phát biểu khác của ngôn ngữ, Carnap giả định, được xây dựng từ các cú thành phần (component clauses) của chúng bằng các công cụ logic quen thuộc, sao cho, với mỗi mô tả-trạng thái bất kỳ, ta có thể cố định (fixed) giá trị đúng sai của mọi phát biểu phức bằng các luật logic có thể chỉ định được. Thế thì, một phát biểu được cho là phân tích khi nó đúng với mọi mô tả-trạng thái. Cách lý giải này được phỏng theo ‘đúng trong mọi thế giới có thể [có]’ của Leibniz.[38] Nhưng lưu ý, phiên bản về tính phân tích này chỉ phục vụ mục đích của nó nếu các phát biểu đơn của ngôn ngữ [đấy], không giống như ‘John là người độc thân’ và ‘John đã kết hôn’, thì độc lập lẫn nhau. Bằng không, sẽ có một mô tả-trạng thái gán trị đúng cho ‘John là một người độc thân’ và ‘John đã kết hôn’, và do đó, “Không có người độc thân nào đã kết hôn” hoá ra sẽ là tổng hợp thay vì phân tích theo tiêu chí đề xuất. Do đó, tiêu chí về tính phân tích, dựa trên các mô tả trạng thái, chỉ có thể dùng được trong các ngôn ngữ không có các cặp đồng nghĩa-ngoài logic (of extra-logical synonym-pairs), chẳng hạn như ‘người độc thân’ và ‘người chưa kết hôn’ – sẽ dẫn đến các phát biểu phân tích thuộc ‘loại thứ hai’ (‘second class’). Tiêu chí dựa trên mô tả trạng thái là một tái tạo lại tốt nhất của chân lý logic, chứ không phải của tính phân tích.
Tôi không có ý cho rằng Carnap đang biết lệch[39] về điểm này. Ngôn ngữ mô hình đơn giản của ni với các mô tả trạng thái của nó chủ yếu không nhằm vào vấn đề tổng quát của tính phân tích mà nhằm vào một mục đích khác, làm rõ khái niệm xác suất (probability) và quy nạp. Tuy nhiên, vấn đề của ta là tính phân tích; và ở đây, khó khăn lớn không nằm ở các phát biểu phân tích loại đầu tiên, các chân lý logic, mà nằm ở loại thứ hai, vốn phụ thuộc vào khái niệm tính đồng nghĩa.
2. Định nghĩa
Có những người thấy thật thoải mái khi nói rằng các phát biểu phân tích thuộc loại thứ hai được quy về các phát biểu thuộc loại thứ nhất, theo định nghĩa, các chân lý logic. Ví dụ, ‘người độc thân’ được định nghĩa là ‘người chưa kết hôn’. Nhưng làm thế nào để ta biết rằng ‘người độc thân’ được định nghĩa là ‘người chưa kết hôn’? Ai đã định nghĩa nó như thế, và khi nào? Phải chăng ta phải trông cậy vào từ điển mới nhất và chấp nhận là luật đối với lối giải thích của người viết từ điển không?[40] Rõ ràng điều này là đặt cày trước trâu[41]. Người soạn từ điển là một nhà khoa học thực nghiệm, công việc của họ là ghi lại những sự kiện, những thứ đã xảy ra (antecedent facts); và nếu ni chú thích ‘người độc thân’ là ‘người chưa kết hôn’ thì đó là vì ni tin rằng có một quan hệ đồng nghĩa giữa các dạng từ đấy, ẩn ngầm trong cách lối dùng chung (general usage) hoặc được ưa thích trước khi ni bắt tay vào việc. Khái niệm về từ đồng nghĩa giả định ở đây vẫn còn phải được làm rõ, có lẽ dựa trên quan hệ với hành vi ngôn ngữ [học]. Chắc chắn cái ‘định nghĩa’, vốn là báo cáo của người soạn từ điển về một từ đồng nghĩa quan sát được, thì không thể được coi là nền tảng của từ đồng nghĩa.
Word and Object được xếp vào một trong mười tác phẩm triết học quan trọng nhất thế kỷ XX. |
Thực ra, định nghĩa không phải là một hoạt động dành riêng cho các nhà ngữ văn. Các nhà triết học và khoa học thường có dịp để ‘định nghĩa’ một tơm khó hiểu cách diễn giải nó thành những từ quen thuộc hơn. Nhưng thông thường, một định nghĩa như vậy, giống như định nghĩa của nhà ngữ văn, là biên soạn từ điển thuần túy, khẳng định một quan hệ của đồng nghĩa có trước với sự giải thích có sẵn (in hand).
Khi khẳng định từ đồng nghĩa thì chính xác ta muốn nói gì? Phải chăng, những liên kết (interconnections) thì phải cần và đủ sao cho có thể mô tả một cách chính xác hai dạng ngôn ngữ (linguistic forms) nào đó là đồng nghĩa? Những điều này rất không không rõ ràng; nhưng, bất kể những liên kết này có thể là gì, chúng thường bắt nguồn từ lối dùng [ngôn ngữ] (usage). Khi các định nghĩa chọn ra các ví dụ cụ thể cho từ đồng nghĩa, thực ra chúng chỉ lặp/ghi nhận lại (report) những lối dùng mà thôi.[42]
Tuy nhiên, cũng có những kiểu định nghĩa khác, không giới hạn trong việc ghi nhận lại các từ đồng nghĩa đã có từ trước. Tôi đang nhớ đến cái mà Carnap gọi là sự giải rõ (explication)— một hoạt động của các nhà triết học, kể cả các nhà khoa học khi họ đang trong giai đoạn làm triết của mình. Mục đích của sự giải rõ không chỉ đơn thuần là diễn giải cái cần định nghĩa (definiendum) thành một từ đồng nghĩa hoàn toàn, mà thực ra là để cải thiện cái cần định nghĩa này bằng cách tinh nét (refining) hoặc bổ sung ý nghĩa của nó. Nhưng ngay cả việc giải rõ, mặc dù không đơn thuần ghi nhận lại một từ đồng nghĩa đã có từ trước giữa cái cần được định nghĩa và phần định nghĩa (definien), nhưng nó vẫn dựa vào các từ đồng nghĩa khác đã có trước đó. Ta có thể xem xét vấn đề này như sau. Bất kỳ từ nào cần được giải rõ đều có một số ngữ cảnh, xét về tổng thể, đều đủ rõ và chính xác để sử dụng; và mục đích của việc giải rõ là để duy trì lối sử dụng các ngữ cảnh thích hợp này đồng thời làm rõ hơn lối sử dụng các ngữ cảnh khác. Do đó, để một định nghĩa nhất định phù hợp với các mục đích giải rõ, không bắt buộc cái cần định nghĩa trong lối sử dụng trước đấy của nó phải đồng nghĩa với phần định nghĩa, mà chỉ cần mỗi ngữ cảnh thích hợp của cái cần định nghĩa này, xét như một tổng thể trong lối sử dụng trước đó của nó, sẽ đồng nghĩa với ngữ cảnh tương ứng của các định nghĩa đấy.
Hai định nghĩa khác nhau có thể thích hợp như nhau đối với các mục đích giải rõ nhất định và không nhất thiết đồng nghĩa với nhau. Chúng có thể thay thế lẫn nhau trong ngữ cảnh mong muốn nhưng lại khác biệt ở những nơi khác. Bằng cách bám vào một trong những định nghĩa này thay vì định nghĩa khác, một định nghĩa nhằm để giải rõ, theo ‘sự tán thành’ (‘by fiat’), sẽ tạo ra một quan hệ đồng nghĩa giữa cái cần định nghĩa và những định nghĩa vốn không tồn tại trước đó. Nhưng một định nghĩa như vậy vẫn có chức năng giải rõ của nó, như đã thấy, đối với các từ đồng nghĩa đã có từ trước.
Tuy nhiên, vẫn có một kiểu định nghĩa cực đoan không có dính dấp gì đến các từ đồng nghĩa có trước, cụ thể là, giới thiệu các ký hiệu mới, quy ước rõ ngoài[43] nhằm mục đích viết tắt. Trong ca này, từ/cái cần định nghĩa sẽ đồng nghĩa với những định nghĩa, đơn giản bởi vì nó đã được tạo ra cốt để đồng nghĩa với các định nghĩa này. Ở đây ta có một trường hợp từ đồng nghĩa thực sự minh bạch được tạo ra bằng định nghĩa; phải chi tất cả các loại từ đồng nghĩa đều có thể lý giải được (intelligible) như vậy. Trong các ca khác, định nghĩa sẽ dựa vào từ đồng nghĩa thay vì giải thích nó.
Từ ‘định nghĩa’ nghe có vẻ an toàn một cách nguy hiểm, không thể nghi ngờ vì nó xuất hiện thường xuyên trong các bài viết logic và toán học. Bây giờ là lúc thích hợp để đi sâu vào việc đánh giá ngắn gọn về vai trò của định nghĩa trong các bộ môn hình thức (formal work).
Trong các hệ logic và toán học, ta có thể tìm kiếm hai kiểu kinh tế, đối kháng lẫn nhau (mutually antagonistic types of economy), và mỗi kiểu đều có thể sử dụng theo cách thiết thực đặc biệt của chúng. Một mặt, ta có thể tìm kiếm cách biểu đạt hiệu quả và kinh tế — phát biểu một cách dễ dàng và ngắn gọn về các quan hệ đa dạng, phong phú. Loại kinh tế này thường đòi hỏi các ký hiệu khác biệt áp dụng cho vô số khái niệm. Tuy nhiên, loại thứ hai thì ngược lại, ta có thể tìm kiếm sự kinh tế trong ngữ pháp và từ vựng: cố gắng tìm ra số lượng tối thiểu các khái niệm cơ bản, sao cho mỗi khái niệm này sẽ ứng với một ký hiệu khác biệt. Do đó, bất kỳ khái niệm bổ xung nào đều có thể biểu đạt bằng cách kết hợp và dùng lại các ký hiệu cơ sở của ta. Theo một nghĩa nào đó, loại kinh tế thứ hai này không thực tế lắm, vì các biểu thức (idiom) cơ bản có xu hướng kéo dài ngôn từ (discourse). Nhưng nó lại thực tế theo một cách khác: nó đơn giản hóa rất nhiều ngôn từ lý thuyết về ngôn ngữ bằng cách giảm đến mức nhỏ nhất các tơm và hình thức cấu trúc tạo nên ngôn ngữ.
Mặc dù không tương thích với nhau, cả hai loại kinh tế này đều có giá trị theo những cách riêng của chúng. Do đó, đã phổ biến việc kết hợp cả hai loại kinh tế này bằng cách ghép lại hai ngôn ngữ, ngôn ngữ này là một phần của ngôn ngữ kia. Ngôn ngữ bao hàm (inclusive language), mặc dù ngữ pháp và từ vựng sẽ thừa, song lại kinh tế về chiều dài thông điệp (message), trong khi bộ phận (part), được gọi là ký hiệu cơ sở, lại kinh tế về ngữ pháp và vốn từ[44]. Toàn bộ (whole) và bộ phận (part) được tương quan với nhau theo các run dịch (rules of translation), theo đó, mỗi biểu thức (idiom) không có trong ký hiệu cơ sở sẽ được xem là một cụm phức nào đó được xây dựng từ tập ký hiệu cơ sở (primitive notation). Những quy tắc dịch này là những định nghĩa vốn có mặt trong các hệ hình thức. Tốt nhất nên xem chúng không phải là những thứ phụ thuộc (adjuncts) của một ngôn ngữ mà là các tương quan (correlations) giữa hai ngôn ngữ, ngôn ngữ này là một phần của ngôn ngữ kia.
Song những tương quan này không phải là tùy tiện. Chúng là để chỉ ra cách các ký hiệu cơ sở có thể thực hiện mọi mục đích của ngôn ngữ thừa (redundant language), trong khi vẫn ngắn gọn và thuận tiện. Do đó, có thể cho rằng cái cần định nghĩa và các định nghĩa của nó, trong mỗi ca, sẽ liên hệ với nhau theo một trong ba cách vừa được lưu ý. Các định nghĩa có thể là một cách diễn đạt trung thực cho cái cần định nghĩa, trong một ký pháp hẹp hơn (narrower notation), giữ nguyên một tính đồng nghĩa trực tiếp[45] như lối sử dụng trước đó; hoặc trên tinh thần giải rõ, các định nghĩa này có thể cải thiện cái cần định nghĩa dựa trên lối sử dụng trước đó; hoặc cuối cùng, cái cần định nghĩa có thể là một ký hiệu mới được tạo ra, vừa được đem lại ý nghĩa ngay tại chỗ.[46]
Do đó, trong tác phẩm hình thức và không hình thức (formal and informal work), ta sẽ nhận thấy rằng định nghĩa – ngoại trừ trường hợp cực đoan là giới thiệu các ký hiệu mới theo quy ước rõ ngoài — sẽ xoay quanh các quan hệ trước đó của từ đồng nghĩa. Việc nhận ra khái niệm định nghĩa không phải là chìa khóa cho tính đồng nghĩa và tính phân tích, thế thì ta hãy xem xét sâu hơn về từ đồng nghĩa và không nói gì thêm về định nghĩa.
3. Khả năng thay thế lẫn nhau (Interchangeability)
Gợi ý tự nhiên sau đây và đáng được xem xét kỹ lưỡng: tính đồng nghĩa (synonymy) của hai dạng ngôn ngữ chỉ đơn giản là khả năng thay thế lẫn nhau của chúng trong mọi ngữ cảnh mà không ảnh hưởng gì đến trị đúng sai (truth value)— tính có thể thay thế lẫn nhau, theo cách nói của Leibniz, salva veritate[47].[48] Nốt: các từ đồng nghĩa được quan niệm như thế thậm chí không cần không mơ hồ, miễn là sự mơ hò này phù hợp (vaguenesses match).
Nhưng không hoàn toàn đúng khi các từ đồng nghĩa ‘bachelor’ (người độc thân) và ‘ unmarried man’ (người chưa kết hôn) có thể thay thế nhau ở mọi nơi mà vẫn bảo toàn chân lý. Đúng sẽ trở thành sai khi thay thế ‘bachelor’ cho ‘unmarried man’ dễ dàng thấy được qua ‘bachelor of arts’[49], ‘bachelor’s buttons’[50] hoặc:
‘Bachelor’ có không đến mười chữ cái.[51]
Tuy nhiên, có thể gạt sang một bên những ca đối lập như vậy bằng cách coi các cụm ‘bachelor of arts’ và ‘ bachelor’s buttons ‘ và từ đóng ngoặc ‘bachelor’ mỗi [cụm] từ này như một từ duy nhất không thể phân chia được, và sau đó quy định rằng tính có thể thay thế lẫn nhau salva veritate, tiêu chuẩn (touchstone) cho từ đồng nghĩa, sẽ không áp dụng cho các lượt xuất hiện rời rạc trong một từ. Cách giải thích về từ đồng nghĩa này, cứ cho rằng có thể chấp nhận được theo các giải thích khác, thực sự có điểm yếu là phải viện đến khái niệm trước (a prior) của ‘từ’ (‘word’), không phải là không có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, việc đưa vấn đề tính đồng nghĩa về vấn đề về nghĩa của từ[52], ta có thể xem đấy là một tiến bộ nhất định. Vì thế, ta hãy tiếp tục con đường này, xem ‘từ’ là giả định trước.
Câu hỏi còn lại là, liệu tính có thể thay thế lẫn nhau salva veritate (ngoại trừ các lần xuất hiện trong các từ) có phải là điều kiện đủ mạnh cho tính đồng nghĩa hay không, hay ngược lại, có một số biểu thức khác nhau có thể thay thế lẫn nhau được. Trước hết cần làm rõ ở đây rằng, ta không quan tâm đến tính đồng nghĩa theo nghĩa đồng nhất hoàn toàn (complete identity) trong các liên kết tâm lý hay phẩm chất thơ ca; thực sự, không có hai biểu thức nào đồng nghĩa theo ý nghĩa như vậy. Ta chỉ quan tâm đến những gì có thể được gọi là tính đồng nghĩa nhận thức (cognitive synonymy). Ta không thể nói về khái niệm đấy cho đến khi ta hoàn thành nghiên cứu này; nhưng ta biết chút ít về khái niệm tính phân tích được đã nảy sinh trong §1. Loại tính đồng nghĩa mà ta cần ở đấy chỉ đơn thuần là bất kỳ một phát biểu phân tích nào có thể được chuyển thành một chân lý logic khi thay thế các từ đồng nghĩa với nhau. Thực vậy, đảo ngược những từ này[53] và thừa nhận tính phân tích, ta có thể giải thích tính đồng nghĩa nhận thức của các tơm như sau (giữ nguyên ví dụ quen thuộc): nói rằng ‘bachelor’ và ‘unmarried man’ đồng nghĩa về mặt nhận thức nghĩa là nói rằng phát biểu:
(3) Tất cả và chỉ duy những người độc thân là những người không kết hôn
Những gì ta cần là một cách giải thích về tính đồng nghĩa nhận thức chứ không phải sự giả định trước tính phân tích — nếu ta muốn giải thích tính phân tích theo cách ngược lại với sự trợ giúp của tính đồng nghĩa nhận thức đã được trình bày trong §1. Thực sự thì một cách giải thích độc lập như thế về tính đồng nghĩa nhận thức mà lúc này ta đang xem xét, cụ thể là tính thay thế lẫn nhau salva veritate ở mọi nơi ngoại trừ trong từ ngữ. Để nối lại mạch lập luận này, câu hỏi đặt ra cho ta là liệu tính thay thế lẫn nhau như vậy có phải là điều kiện đủ cho tính đồng nghĩa nhận thức hay không. Ta có thể nhanh chóng đảm bảo điều này bằng các ví dụ sau. Phát biểu:
(4) Tất cả và chỉ duy những người độc thân ắt phải[56] là những người độc thân
thì đúng thấy rõ, thậm chí ‘ắt phải’ theo giả định được hiểu hẹp đến mức nó chỉ có thể áp dụng cho các phát biểu phân tích. Vậy thì, nếu ‘người độc thân’ và ‘người chưa kết hôn’ có thể thay thế lẫn nhau salva veritate, thì kết quả
(5) Tất cả và chỉ duy những người độc thân ắt phải là những người chưa kết hôn
khi thay thế ‘người chưa kết hôn’ cho một xuất hiện của ‘người độc thân’ trong (4), như (4), sẽ đúng. Nhưng nói rằng (5) đúng chính là nói rằng (3) là phân tích, và do đó ‘người độc thân’ và ‘người chưa kết hôn’ là đồng nghĩa [về mặt] nhận thức.
Ta hãy xem điều gì khiến lập luận trên đây bị cho là vô nghĩa (hocus-pocus). Điều kiện của tính có thể thay thế lẫn nhau salva veritate thay đổi tuỳ theo mức độ phong phú của ngôn ngữ mà ta đang xem xét. Lập luận trên giả định trước rằng ta đang làm việc với một ngôn ngữ đủ phong phú để chứa từ phụ[57] ‘ắt phải’[58], từ phụ này được cho là mang lại sự đúng sai khi và chỉ khi được áp dụng cho một phát biểu phân tích. Nhưng liệu ta có thể chấp nhận một ngôn ngữ có chứa một từ phụ như vậy không? Phải chăng từ phụ này thực sự có ý nghĩa? Trả lời ‘có’ thì y như cho rằng ta đã hiểu rõ về ‘phân tích’. Nhưng, lúc này, ta đang vất vả vì điều gì?
Lập luận của ta không quẩn hoàn toàn (flatly circular), mà chỉ gần gần như vậy. Nói bóng bẩy, nó có dạng của một đường cong khép kín trong không gian.
Khả năng thay thế lẫn nhau salva veritate là vô nghĩa trừ khi phụ thuộc vào một ngôn ngữ có phạm vi (scope) được quy định theo các khía cạnh thích hợp. Bây giờ, ta xem xét một ngôn ngữ chỉ chứa các yếu tố sau. Có vô số các cụm về [vị ngữ] một ngôi (chẳng hạn, ‘F’, trong đó, ‘Fx’ có nghĩa là x là một người) và các cụm về nhiều ngôi (ví dụ, ‘G’ với ‘Gxy’ có nghĩa là x yêu y), chủ yếu liên quan đến các thành phần ngoài-logic[59]. Phần còn lại của ngôn ngữ này là logic. Mỗi câu đơn (atomic sentence) bao gồm một cụm về theo sau bởi một hoặc nhiều biến ‘x’, ‘y’, v.v.; và các câu phức được hình thành từ các câu đơn thông qua các hàm đúng sai[60] (‘not’, ‘and’, ‘or’, v.v.) và các lượng từ.[61] Trên thực tế, một ngôn ngữ như vậy cũng được hưởng những lợi ích của những mô tả và tên lớp và các tơm đơn (singular terms) theo như thông thường, chúng có thể định nghĩa theo ngữ cảnh theo những cách đã biết.[62] [63] Ta thậm chí có thể định nghĩa theo ngữ cảnh (contextually definable) các tơm đơn trừu tượng[64] thay mặt cho lớp, lớp của lớp, v.v., với điều kiện là bao[65] các vị ngữ ban đầu có chứa các vị ngữ hai ngôi chỉ định phần tử của lớp.[66] Một ngôn ngữ như thế có thể phù hợp với toán học cổ điển và với diễn ngôn khoa học nói chung, ngoại trừ trường hợp sau khi liên quan đến các công cụ gây tranh cãi (debatable devices) như các điều kiện trái thực tế (contrary-to-fact conditionals) hoặc các từ phụ modal như ‘ắt phải/có’[67].[68] Ngôn ngữ loại này là ngôn ngữ bao ngoài[69], theo nghĩa này: bất kỳ hai vị ngữ nào khớp về bao ngoài[70] (nghĩa là đúng về cùng những đối tượng) thì có thể thay thế nhau salva veritate.[71]
Do đó, trong một ngôn ngữ bao ngoài, tính có thể thay thế lẫn nhau salva veritate không thể đảm bảo tính đồng nghĩa nhận thức của loại (type) mong muốn. ‘Người độc thân’ và ‘người không kết hôn’ thì có thể thay thế lẫn nhau salva veritate. Một ngôn ngữ bao ngoài không đảm bảo cho ta điều gì ngoài việc (3) thì đúng. Không có gì đảm bảo ở đây rằng sự tương đương/ăn khớp bao ngoài (extensional agreement) giữa ‘người độc thân’ và ‘người chưa kết hôn’ dựa trên ý nghĩa chứ không chỉ đơn thuần dựa trên những sự kiện chợt sao[72], như sự tương đương bao ngoài giữa ‘sinh vật có [trái] tim’ và ‘sinh vật có thận’[73].
Đối với hầu hết các mục đích, sự tương đương bao ngoài (extensional agreement) thì gần đúng nhất với tính đồng nghĩa mà ta cần quan tâm. Nhưng thực tế, sự tương đương bao ngoài vẫn cách xa tính đồng nghĩa nhận thức của kiểu cần thiết để giải thích tính phân tích theo cách ở §1. Kiểu của tính đồng nghĩa nhận thức được yêu cầu phải cho phép ta đánh đồng (equate) tính đồng nghĩa của ‘người độc thân’ và ‘người chưa kết hôn’ với tính phân tích của (3), không chỉ với sự đúng sai của (3).
Vì vậy, ta phải nhận ra rằng, tính thay thế lẫn nhau salva veritate, được hình thành trong quan hệ với một ngôn ngữ bao ngoài, không phải là điều kiện đủ của tính đồng nghĩa nhận thức, nghĩa là, cần thiết để suy ra tính phân tích theo cách ở §1. Nếu một ngôn ngữ có chứa từ phụ intensional ‘ắt phải/có’ (‘necessarily’) theo nghĩa được ghi nhận gần đây, hoặc các từ con[74] khác có cùng công dụng, thì khả năng thay thế lẫn nhau trong một ngôn ngữ như thế thực sự là một điều kiện đủ về tính đồng nghĩa nhận thức;[75] nhưng một ngôn ngữ như vậy chỉ [có thể] lý giải được (intelligible) khi khái niệm tính phân tích đã được hiểu (understood) trước.
Việc cố gắng giải thích tính đồng nghĩa nhận thức đầu tiên, kế đến dẫn đến tính phân tích từ đấy như trong §1, cố gắng này có lẽ là cách tiếp cận sai lầm. Thay vì thế, ta có thể thử giải thích tính phân tích bằng cách nào đó mà không viện đến tính đồng nghĩa nhận thức. Sau đó, chắc chắn ta có thể suy được tính đồng nghĩa nhận thức từ phân tích một cách thỏa đáng nếu muốn. Như đã thấy, ta có thể giải thích tính đồng nghĩa nhận thức của ‘người độc thân’ và ‘người chưa kết hôn’ như là tính phân tích của (3). Cách giải thích tương tự này cũng áp dụng được cho một cặp cụm về [vị ngữ] một ngôi bất kỳ, và rõ ràng, ta có thể mở rộng nó cho các cụm về nhiều ngôi. Các phạm trù cú pháp khác cũng có thể được điều chỉnh gần như tương tự. Có thể nói rằng, các tơm đơn thì đồng nghĩa nhận thức khi phát biểu đồng nhất được hình thành bằng cách đặt dấu ‘=’ giữa chúng là phân tích. Các phát biểu có thể được nói đơn giản là đồng nghĩa nhận thức khi điều kiện hai chiều của chúng (kết quả khi nối chúng bằng ‘nếu và chỉ nếu’) là phân tích.[76] [77] Nếu ta muốn gộp tất cả các loại này (categories) thành một công thức (formulation) duy nhất, với cái giá là phải thừa nhận lại khái niệm “từ” (word) vốn đã được viện đến ở phần đầu của phần này, ta có thể mô tả bất kỳ hai dạng ngôn ngữ nào là đồng nghĩa nhận thức khi hai dạng này có thể thay thế lẫn nhau ( ngoại trừ những lần xuất hiện trong “các từ”) salva[78] (không có veritate) analyticitate.[79] Thực tế, một số câu hỏi kỹ thuật nhất định nảy sinh trong các ca nhập nhằng (ambiguity) hoặc tính đồng âm (homonymy). Song ta đừng dừng lại vì chúng, vì ta đã lạc đề quá xa rồi. Thay vào đó, ta hãy quay lưng lại với vấn đề về tính đồng nghĩa và dành hết sức cho vấn đề về tính phân tích.
4. Run [quy tắc] ngữ nghĩa
Thoạt đầu, dường như có thể định nghĩa tính phân tích một cách tự nhiên nhất bằng cách viện đến một phạm vi (realm) của các ý nghĩa. Khi làm chi tiết hơn, việc viện đến các ý nghĩa đã nhường chỗ cho việc viện đến tính đồng nghĩa hoặc định nghĩa. Nhưng hóa ra định nghĩa chỉ là mơ tưởng, và tính đồng nghĩa chỉ có thể hiểu rõ nhất chỉ khi trước đó đã viện đến bản thân tính phân tích. Vì vậy, ta lại quay về vấn đề tính phân tích.
Tôi không biết liệu phát biểu ‘Mọi thứ màu xanh lá đều có tính trải rộng’[80] có phải là phân tích hay không. Vậy, sự do dự của tôi đối với ví dụ này có thực sự bộc lộ một hiểu biết không đầy đủ, một nắm bắt không đầy đủ về ‘ý nghĩa’, về ‘màu xanh lá’ và ‘tính trải rộng’ không? Tôi nghĩ là không. Rắc rối không phải với ‘màu xanh lá’ hay ‘tính trải rộng’, mà là với ‘phân tích’.
Người ta thường cho rằng, khó khăn trong việc phân biệt các phát biểu phân tích với các phát biểu tổng hợp trong ngôn ngữ đời thường là do sự mơ hồ của ngôn ngữ đời thường và sự phân biệt này sẽ rõ ràng khi ta có một ngôn ngữ nhân tạo chính xác với các ‘run[81] ngữ nghĩa’ rõ ngoài[82]. Song điều này, như lúc này tôi sẽ cố gắng cho chỉ ra, là một nhầm lẫn.
Khái niệm tính phân tích mà ta quan tâm là một quan hệ có mục đích (purported relation) giữa phát biểu và ngôn ngữ: một phát biểu S gọi là phân tích đối với[83] [một] ngôn ngữ L, và vấn đề là hiểu được quan hệ này một cách tổng quát, tức là, đối với các biến ‘S ‘ và ‘L’. Trong ca ngôn ngữ nhân tạo, vấn đề này cũng không kém khó khăn hơn trong ca ngôn ngữ tự nhiên. Cụm ‘S là phân tích đối với L’ cũng khó hiểu không kém, với các biến ‘S’ và ‘L’, ngay cả khi ta giới hạn phạm vi của biến ‘L’ cho các ngôn ngữ nhân tạo. Tôi sẽ cố gắng làm cho điểm này rõ ràng ngay đây.
Liên quan đến các ngôn ngữ nhân tạo và các run ngữ nghĩa, tự nhiên ta sẽ tìm đến các công trình của Carnap. Các run ngữ nghĩa của ni có nhiều dạng khác nhau, và để làm rõ góc nhìn của tôi, tôi buộc phải phân biệt một số dạng nhất định. Để bắt đầu, ta hãy giả sử một ngôn ngữ nhân tạo L0, mà các run ngữ nghĩa có dạng của một đặc tả, đệ quy hoặc không đệ quy, của tất cả các phát biểu phân tích của L0. Các run này cho ta biết rằng, các phát biểu như thế như thế, và chỉ những phát biểu đấy là các phát biểu phân tích của L. Bây giờ, sự khó khăn tại đây chỉ đơn giản là các run chứa từ ‘phân tích’ mà ta không hiểu! Ta hiểu các biểu thức nào mà các run này quy là phân tích, nhưng ta không hiểu những run nào sẽ ấn định tính chất cho các biểu thức đó. Tóm lại, trước khi ta có thể hiểu một run được bắt đầu bằng ‘Một phát biểu S là phân tích đối với ngôn ngữ L0, nếu và chỉ nếu . . .’, ta phải hiểu tơm tương đối tổng quát ‘phân tích đối với’; ta phải hiểu ‘S là phân tích đối với L’, trong đó ‘S’ và ‘L’ là các biến.
Ngoài ra, ta có thể thực sự xem run như một định nghĩa quy ước của một ký hiệu đơn giản mới ‘phân tích đối với L0’, mà tốt hơn là chỉ cần viết ‘K’, để không gây chú ý vào từ ‘phân tích’. Rõ ràng ta có thể vì các mục đích khác nhau hoặc thậm chí không có mục đích, chỉ định bất kỳ số lớp K, M, N, v.v. nào của các phát biểu của L0; nhưng có nghĩa là gì khi nói rằng K, trái với M, N, v.v., là lớp của các phát biểu ‘phân tích’ của L0?
Bằng cách nói rằng phát biểu nào là phân tích đối với L0, ta giải thích ‘phân tích đối với L0’, nhưng không phải ‘phân tích’, không phải ‘phân tích đối với’. Ta không bắt đầu giải thích cụm ‘S là phân tích đối với L’ với biến ‘S’ và ‘L’, ngay cả khi ta bằng lòng giới hạn miền (range) của ‘L’ trong lĩnh vực ngôn ngữ nhân tạo.
Trên thực tế, ta biết đủ về ý nghĩa được cho là ‘phân tích’ để biết rằng các phát biểu phân tích được cho là đúng. Thế thì ta hãy chuyển sang một dạng thứ hai của run ngữ nghĩa, run này không nói rằng các phát biểu như vậy như vậy là phân tích, mà chỉ đơn giản là các phát biểu như thế như thế được bao gồm trong số các chân lý. Ta sẽ không chỉ trích một run như vậy vì chứa từ khó hiểu ‘phân tích’; và ta có thể chấp nhận vì lập luận, rằng tơm bao hàm hơn ‘đúng/true’ không gây khó khăn gì. Một run ngữ nghĩa thuộc loại thứ hai, run chân lý (rule of truth), không dùng để chỉ định tất cả các chân lý của ngôn ngữ; dù theo cách đệ quy hoặc theo cách khác, nó chỉ đơn thuần quy định một số phát biểu nhất định (cùng với những phát biểu khác không được chỉ định) là đúng.
Một quy tắc như vậy có thể được thừa nhận là khá rõ ràng. Do đó, về sau, tính phân tích có thể được phân ranh (demarcated) theo chiều hướng: một phát biểu là phân tích nếu nó (không chỉ đúng mà) còn đúng theo quy tắc ngữ nghĩa này.Thực sự thì ta vẫn không có tiến triển. Thay vì viện đến từ ‘phân tích’không giải thích được, giờ thì ta đang viện đến cụm ‘quy tắc ngữ nghĩa’ cũng không được giải thích. Không thể xem là một run ngữ nghĩa đối với bất cứ phát biểu đúng nào khi phát biểu này nói rằng các phát biểu của một vài lớp nào đó là đúng—nếu không, mọi chân lý sẽ là ‘phân tích’ theo nghĩa là đúng theo các quy tắc ngữ nghĩa. Rõ ràng là có thể phân biệt được các quy tắc ngữ nghĩa chỉ bằng việc xuất hiện trên một trang dưới tiêu đề ‘Quy tắc ngữ nghĩa’; và bản thân tiêu đề này vô nghĩa.
Thực ra ta có thể nói rằng một phát biểu là phân tích-đối với–L0, nếu và chỉ nếu nó đúng theo ‘các run ngữ nghĩa’ được bổ sung cụ thể như vậy như vậy, nhưng sau đó ta thấy mình trở lại về cơ bản giống trường hợp đã được thảo luận ban đầu : ‘S là phân tích-đối với-L0, nếu và chỉ nếu . . .’ Với biến L, một khi ta tìm cách giải thích ‘S là phân tích đối với L0’ (thậm chí hạn chế ‘L’ trong các ngôn ngữ nhân tạo), thì việc giải thích ‘đúng theo các quy tắc ngữ nghĩa của L’ là không thể; vì tơm tương đối ‘quy tắc ngữ nghĩa đối với’ cần phải được làm rõ, ít nhất, là ‘phân tích đối với’.
Có thể mang tính hướng dẫn nếu so sánh khái niệm quy tắc ngữ nghĩa với khái niệm chắt đầu[84].Với một bao[85] chắt đầu nhất định, có thể dễ dàng nói một chắt đầu là gì: nó là một phần tử của bao này. Với một bao các run ngữ nghĩa nhất định, thì việc nói quy tắc ngữ nghĩa là gì cũng dễ y như vậy. Nhưng chỉ cần một ký hiệu nào đó, cho dù toán học hay không, ta có thể hiểu nó kỷ lưỡng để có thể dịch các phát biểu mà nó áp dụng, hoặc để diễn đạt các điều kiện đúng sai của chúng, nhưng ta không thể nói rằng phát biểu nào có thể xem như một chắt đầu. Rõ ràng câu hỏi này vô nghĩa—cũng vô nghĩa y như việc hỏi địa điểm nào ở Ohio là địa điểm xuất phát. Một bao hữu hạn (hoặc vô hạn nhưng có thể chỉ định một cách hiệu quả) các phát biểu (ưu tiên các phát biểu đúng) đều có thể là một bao các chắt đầu. Từ ‘chắt đầu’ có ý nghĩa chỉ khi liên quan đến một hành vi hỏi sâu (inquiry); ta chỉ áp dụng từ này cho một số phát biểu khi ta muốn tại thời điểm đó suy ra các phát biểu khác từ chúng bằng một loạt các phép biến đổi mà ta đánh giá là đáng để ta chú ý. Khái niệm về quy tắc ngữ nghĩa cũng hợp lý và có ý nghĩa như khái niệm chắt đầu, nếu ta quan niệm nó theo một tinh thần tương đối y như vậy – tương đối, lần này, với mục đích như vậy và một nỗ lực như vậy được thực hiện với mục đích dạy các điều kiện đủ của sự đúng sai của các phát biểu của một ngôn ngữ L (cho dù là tự nhiên hay nhân tạo), cho những người không nói ngôn ngữ này trôi chảy. Nhưng theo góc nhìn này, vì những lý do [bên] trong[86], ta không thể chỉ định (signalization) một lớp con của các chân lý của L như một quy tắc ngữ nghĩa, chứ không phải bất kỳ lớp nào khác; và nếu ‘phân tích’ có nghĩa là ‘đúng theo quy tắc ngữ nghĩa’, thì không có chân lý nào của L là phân tích, trái ngược với chân lý khác.[87]
Ta có thể hình dung một ai đó sẽ phản đối, rằng ngôn ngữ nhân tạo L (không như ngôn ngữ tự nhiên) là ngôn ngữ theo nghĩa thông thường cộng với (plus) một bao các quy tắc ngữ nghĩa rõ ngoài—tạm nói thế này, toàn bộ cấu thành này là một cặp có thứ tự (ordered pair); và [rằng], có thể chỉ định các quy tắc ngữ nghĩa của L đơn giản là thành phần thứ hai của cặp L. Nhưng, bằng lập luận tương tự và đơn giản hơn, ta có thể xây dựng ngôn ngữ nhân tạo L hoàn toàn như một cặp có thứ tự, có thành phần thứ hai là lớp các phát biểu phân tích của nó; các phát biểu phân tích của L đơn giản chỉ là các phát biểu thuộc thành phần thứ hai này của L. Hoặc tốt hơn, ta có thể ngừng việc tự nắm tóc kéo mình đứng dậy.[88]
Không phải mọi giải thích về tính phân tích của Carnap đều được xem xét tường tận rõ ràng trên đây, nhưng việc mở rộng sang các hình thức khác thì không khó nhận thấy. Đơn giản là cần phải đề cập đến một yếu tố khác nữa, đôi khi có vai trò nhất định: thi thoảng các quy tắc ngữ nghĩa trên thực tế là các quy tắc dịch sang ngôn ngữ đời thường, trong ca đó, có thể xác định các phát biểu phân tích của ngôn ngữ nhân tạo, bắt đầu từ việc phân tích các [câu] dịch được chỉ định của chúng sang ngôn ngữ đời thường. Ở đây chắc chắn không thể có ý nghĩ về sự soi sáng của vấn đề phân tích từ phía bên của ngôn ngữ nhân tạo. Vậy thì, vấn đề về tính phân tích sẽ được soi sáng bằng ngôn ngữ nhân tạo là điều không thể.
Từ góc nhìn của vấn đề tính phân tích, khái niệm về một ngôn ngữ nhân tạo với các quy tắc ngữ nghĩa là một feu follet par excellence.[89] Các run ngữ nghĩa sẽ xác định các phát biểu phân tích của một ngôn ngữ nhân tạo chỉ được quan tâm trong chừng mực ta đã hiểu khái niệm về tính phân tích; chúng không giúp ích gì ta có được sự hiểu biết này.
Có thể viện đến những ngôn ngữ giả định thuộc loại nhân tạo và đơn giản để làm rõ tính phân tích, nếu các yếu tố tâm trí hoặc hành vi hoặc văn hóa có liên quan đến tính phân tích—bất kể chúng như thế nào—được đưa vào mô hình đơn giản này bằng cách nào đó. Nhưng một mô hình chỉ sử dụng tính phân tích như một đặc điểm không thể rút gọn được (irreducible character) sẽ không thể làm sáng tỏ vấn đề giải thích về tính phân tích.
Rõ ràng là chân lý nói chung phụ thuộc vào cả ngôn ngữ và sự kiện ngoài ngôn ngữ (extralinguistic fact). Phát biểu ‘Brutus đã giết Caesar’ sẽ sai nếu thế giới đã khác đi theo những cách nào đấy, nhưng phát biểu này cũng sai nếu từ ‘[đã] giết’ (killed) có nghĩa là ‘là cha của’ (begat). Vì vậy, người ta có xu hướng cho rằng sự đúng sai của một phát biểu, nói chung, có thể phân tích thành một thành phần ngôn ngữ (linguistic component) và một thành phần hiện thực/sự kiện (factual component). Với giả định này, thế thì hợp lý khi cho rằng, trong một số phát biểu nào đó, thành phần sự kiện phải rỗng; và các phát biểu này là phân tích. Song, bất chấp mọi tính hợp lý trước nghiệm[90] của nó, ta vẫn chưa thể vạch một đường ranh giữa các phát biểu phân tích và tổng hợp. Tin rằng có thể vạch ra sự khác biệt như vậy, thì đấy chỉ là một giáo điều phi thường nghiệm của những tay thường nghiệm, một giáo điều siêu hình [học].
Quine: “To be is to be the value of a bound variable” |
5. Thuyết Chứng Thực và Xim Quy Gọn (Reductionism)
Trong tiến trình suy tư tối tăm này, đầu tiên ta đã có một cái nhìn mù mờ về khái niệm ý nghĩa, sau đó là khái niệm về tính đồng nghĩa nhận thức, và cuối cùng là khái niệm tính phân tích. Nhưng người ta có thể hỏi, thuyết thực chứng ý nghĩa (the verification theory of meaning), nó là gì? Cụm từ này đã trở thành một câu cửa miệng của xim thường nghiệm đến nỗi rất không khoa học nếu ta không nhìn vào bên dưới nó nhằm tìm ra chiếc chìa khóa cho vấn đề về ý nghĩa và các vấn đề liên quan.
Thuyết chứng thực ý nghĩa, vốn phổ biến trong truyền thống kể từ thời Peirce trở đi, cho rằng ý nghĩa của một phát biểu là phương pháp xác nhận (confirming) nó bằng kinh nghiệm. Một phát biểu phân tích là trường hợp tới hạn (limiting case): được xác nhận bởi bất cứ cái gì [trong mọi tình huống].
Theo như trong §1, ta cũng có thể bỏ qua câu hỏi về ý nghĩa như là các thể (entity) và chuyển ngay sang tính tương tự (sameness) của nghĩa, hoặc từ đồng nghĩa. Vậy thì, thuyết chứng thực cho rằng, các phát biểu là đồng nghĩa nếu và chỉ nếu chúng giống nhau về phương pháp xác nhận hoặc bác bỏ (infirm) bằng kinh nghiệm.
Đây là cách giải thích (account) về tính đồng nghĩa nhận thức, không phải về các dạng ngôn ngữ nói chung, mà về các phát biểu.[91] [92] Tuy nhiên, từ khái niệm về tính đồng nghĩa của các phát biểu, ta có thể rút ra khái niệm về tính đồng nghĩa cho các dạng ngôn ngữ khác, bằng những cân nhắc tương tự ở cuối §3. Thực ra, với giả định về khái niệm ‘từ’, ta có thể giải thích bất kỳ hai dạng nào là đồng nghĩa khi thay một dạng này cho một xuất hiện của dạng kia trong bất kỳ phát biểu nào (ngoại trừ các lần xuất hiện bên trong ‘các từ’[93]) sẽ tạo ra một phát biểu đồng nghĩa. Cuối cùng, với khái niệm từ đồng nghĩa như thế đối với các dạng ngôn ngữ nói chung, ta có thể định nghĩa tính phân tích dựa theo khái niệm tính đồng nghĩa và chân lý logic như trong §1. Với mục đích này, ta có thể định nghĩa tính phân tích đơn giản hơn chỉ dựa theo tính đồng nghĩa của các phát biểu cùng với chân lý logic; không nhất thiết phải viện đến tính đồng nghĩa của các dạng ngôn ngữ khác với các phát biểu. Vì ta có thể nói rằng, một phát biểu là phân tích chỉ khi nó đồng nghĩa với một phát biểu đúng về mặt logic (logically true statement).
Vì vậy, nếu ta thừa nhận thuyết chứng thực có thể có thể lý giải thích hợp cho tính đồng nghĩa của các phát biểu, thì khái niệm phân tích có thể được giữ lại. Tuy nhiên, ta hãy ngẫm nghĩ đôi chút. Tính đồng nghĩa của phát biểu được cho là giống như phương pháp xác nhận (confirmation) hoặc bác bỏ (infirmation) theo thường nghiệm. Nhưng chính xác thì những phương pháp này là gì? Nói cách khác, bản chất của quan hệ giữa một phát biểu và những kinh nghiệm góp phần làm tăng hay giảm mức độ xác nhận của nó, bản chất này là gì?
Góc nhìn ngây thơ nhất về quan hệ này, đấy là, nó là một góc nhìn quan sát trực tiếp.[94] Đây là xim quy gọn triệt để[95] : mọi phát biểu có ý nghĩa đều được cho là có thể dịch (translatable) sang một phát biểu (đúng hoặc sai) về kinh nghiệm trực tiếp (immediate experience). Xim quy gọn triệt để, dưới dạng này hay dạng khác, đã có trước cái gọi là thuyết chứng thực ý nghĩa. Chẳng hạn, Locke và Hume cho rằng mọi ý niệm (idea), hoặc phải bắt nguồn trực tiếp từ kinh nghiệm cửa biết[96] hoặc nếu không, thì được kết hợp từ những ý niệm bắt nguồn từ đó; và từ một gợi ý của Tooke[97], ta có thể diễn đạt lại học thuyết này bằng kiểu nói ngữ nghĩa học: để một tơm có ý nghĩa (significant), nó phải là một tên gọi của một dữ liệu cửa biết[98] hoặc là một phức (compound) của những cái tên đó hoặc là viết tắt cho một phức như vậy. Như đã nêu, học thuyết này vẫn còn nhập nhằng giữa hai khía cạnh của dữ liệu cảm biết: sự kiện cảm biết (sensory events) đối với tính chất [của] cảm biết (sensory qualities); và vẫn còn mơ hồ về các cách thức phức gộp có thể chấp nhận được.[99] Hơn nữa, học thuyết này phê phán áp đặt theo từng tơm-tơm[100], điều này quá hạn chế, không cần thiết và không thể chấp nhận được. Sẽ hợp lý hơn, song vẫn chưa vượt quá những giới hạn của cái mà tôi gọi là xim quy gọn triệt để (radical reductionism), nếu ta có thể coi các phát biểu trọn vẹn (full statements) là các đơn vị tạo nghĩa (significant units) của ta—do đó, yêu cầu các phát biểu của ta, như những phát biểu trọn vẹn, có thể dịch sang ngôn ngữ dữ liệu-cảm biết, nhưng không phải cách dịch theo kiểu tơm-tơm.
Locke, Hume và Tooke chắc chắn đã hoan nghênh việc sửa đổi này, nhưng về mặt lịch sử, việc này cần phải chờ đợi một định hướng lại quan trọng trong ngữ nghĩa học—sự định hướng lại, theo đó phương tiện có ý nghĩa then chốt không còn là tơm, mà là phát biểu. Sự định hướng lại này, có thể thấy ở Bentham và Frege[101], là nền tảng cho khái niệm của Russell về các ký hiệu không đầy đủ được định nghĩa khi sử dụng[102]; nó cũng ngầm lấp (implicit) trong thuyết chứng thực ý nghĩa, vì đối tượng của sự chứng thực là các phát biểu.
Xim quy gọn triệt để, hiện nay quan niệm các phát biểu là các đơn vị, tự đặt ra nhiệm vụ đặc tả/chỉ định (specifying)một ngôn ngữ dữ liệu-cảm biết và chỉ ra cách dịch phần còn lại của diễn ngôn có nghĩa (significant discourse) sang nó, phát biểu theo phát biểu. Carnap đã bắt tay vào dự án này với Aufbau.[103]
Ngôn ngữ được Carnap sử dụng làm điểm xuất phát không phải là ngôn ngữ dữ liệu-cảm biết theo nghĩa hẹp nhất có thể hình dung được, vì ngôn ngữ này bao gồm các ký hiệu logic, bao gồm cả lý thuyết bao bậc cao. Trên thực tế, nó bao gồm toàn bộ ngôn ngữ của toán học thuần túy. Bản thể luận ngầm ẩn trong đấy (nghĩa là miền giá trị của các biến của nó) không chỉ bao gồm các sự kiện cảm biết (sensory events) mà còn có lớp, lớp của các lớp, v.v. Những tay thường nghiệm sẽ giật mình trước sự hào phóng như vậy. Tuy nhiên, điểm bắt đầu của Carnap rất dè sẻn, trong phần ngoài-logic hoặc phần cảm biết. Nhờ một loạt các cấu trúc mà ni khai thác rất khéo léo các nguồn lực của logic hiện đại, Carnap đã thành công trong việc định nghĩa một loạt các khái niệm cảm biết bổ sung quan trọng, đối với các cấu trúc của ni, ta nằm mơ cũng không thể nào định nghĩa được trên một cơ sở mong manh như vậy. Ni là tay thường nghiệm đầu tiên và không bằng lòng với việc khẳng định khả năng quy gọn (reducibility) khoa học về những kinh nghiệm trực tiếp, đã đi những bước nghiêm túc nhằm thực hiện việc quy gọn này.
Nếu điểm bắt đầu của Carnap là thỏa đáng, thì các cấu trúc của ni, như chính ni nhấn mạnh, chỉ là một phần của chương trình đầy đủ. Cấu trúc của ngay cả những phát biểu đơn giản nhất về thế giới vật chất cũng chỉ mới phác hoạ sơ sài. Các đề xuất của Carnap về chủ đề này, mặc dù sơ sài, nhưng rất gợi mở (suggestive). Ni giải thích các lát-điểm không-thời (spatio-temporal point-instants) là các bộ bốn các số thực và dự kiến sẽ gán các tính chất cảm biết cho các lát-điểm theo các quy tắc nhất định. Tóm lại, kế hoạch đấy, bao gồm việc gán những tính chất (qualities) cho những lát-điểm theo cách sao cho đạt được thế giới lười biếng nhất (the laziest world) tương thích với kinh nghiệm của ta. Nguyên tắc hành động ít nhất này sẽ dẫn hướng ta trong việc cấu trúc một thế giới từ kinh nghiệm. Tuy nhiên, Carnap dường như không nhận ra rằng cách quy gọn các đối tượng vật lý của ni, không chỉ sơ sài, mà trên nguyên lý đã hỏng. Các phát biểu có dạng ‘Tính chất q tại lát-điểm x, y, z, t; theo run của ni, là các giá trị đúng sai được phân bổ theo cách cho phép cực đại và cực tiểu hoá một số đặc điểm tổng thể nhất định và cùng với sự phát triển của kinh nghiệm, các giá trị đúng sai ấy đã được sửa đổi dần dần theo cùng một tinh thần. Tôi nghĩ rằng đây là một lược đồ hóa tốt (rõ thấy, quá mức đơn giản) về những gì khoa học thực sự làm; nhưng nó không cung cấp chỉ dẫn nào, thậm chí sơ sài nhất, về cách một phát biểu dạng ‘Tính chất q tại x; y; z; t’ có thể được dịch sang ngôn ngữ dữ liệu cảm biết và logic mà ban đầu Carnap đã chọn. Từ nối ‘tại’[104] vẫn là một từ nối được thêm vào nhưng không định nghĩa; các quy tắc khuyên ta khi sử dụng nó nhưng không loại bỏ nó.
Carnap dường như đã nhận ra điểm này sau đó; vì trong các bài viết sau này, ni đã bỏ tất cả các khái niệm về khả năng dịch các phát biểu về thế giới vật lý sang các phát biểu về kinh nghiệm trực tiếp. Xim quy gọn, ở dạng triệt để (radical form) của nó, từ lâu đã không còn xuất hiện trong triết học của Carnap.
Nhưng giáo điều của xim quy gọn, dưới một hình thức tinh vi, tinh tế hơn, vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tư tưởng của những tay thường nghiệm. Khái niệm này vẫn lần lữa cho rằng đối với mỗi phát biểu, hoặc mỗi phát biểu tổng hợp, sẽ liên kết với hai chuỗi sự kiện cảm biết có thể có (possible sensory events). Một chuỗi sự kiện sao cho sự xuất hiện của bất kỳ sự kiện nào trong số chúng sẽ làm tăng thêm khả năng đúng sai của phát biểu đấy. Một chuỗi sự kiện khác mà sự xuất hiện của chúng sẽ làm giảm khả năng đó. Khái niệm này rõ thấy là ngầm lấp trong thuyết chứng thực ý nghĩa.
Giáo điều của xim quy gọn vẫn tồn tại trong giả định cho rằng, mỗi phát biểu, khi tách biệt với các phát biểu kèm theo nó, đều có thể xác nhận (confirmation) hoặc bác bỏ (infirmation) được. Đối với tôi, về cơ bản xuất phát từ học thuyết của Carnap về thế giới vật lý trong Aufbau, tôi gợi ý ngược lại rằng, những phát biểu của ta về thế giới bên ngoài phải đối mặt với phiên tòa (tribunal) của kinh nghiệm cửa biết, không phải từng cái một, mà như là [một] toàn bộ[105].[106]
Giáo điều của xim quy gọn, ngay cả ở dạng yếu, có liên hệ chặt chẽ với giáo điều khác – theo đó có một phân cắt giữa tính phân tích và tính tổng hợp. Quả thật, ta đã bị dẫn dắt từ cái thứ hai đến cái trước thông qua thuyết chứng thực ý nghĩa. Trực tiếp hơn, một giáo điều rõ ràng đã hỗ trợ cho giáo điều kia theo như sau: bao lâu ta chấp nhận ý tưởng tổng quát về sự khẳng định và bác bỏ một phát biểu nào đó, thì dường như ta cũng có thể chấp nhận được ý tưởng về một loại phát biểu hạn chế vốn được khẳng định theo cách rỗng[107], ipso facto[108], trong mọi ca; và một phát biểu như vậy là phân tích.
Thực tế, hai giáo điều này y hệt nhau từ gốc rễ. Gần đây, chúng tôi đã nhận thấy rằng, nói chung, sự đúng sai các phát biểu rõ ràng phụ thuộc cả vào ngôn ngữ và sự kiện ngoài ngôn ngữ (extralinguistic fact); và chúng tôi lưu ý rằng tình huống hiển nhiên này có thể dẫn đến, không phải về mặt logic nhưng quá bất thường (all too naturally), một cảm giác rằng sự đúng sai của một phát biểu, bằng cách nào đó, có thể phân tích thành thành phần ngôn ngữ và thành phần sự kiện. Nếu ta là tay thường nghiệm, thì thành phần sự kiện phải được quy về một loạt các kinh nghiệm có thể xác nhận được. Trong trường hợp cực đoan, trong đó thành phần ngôn ngữ có vai trò duy nhất, thì một phát biểu đúng sẽ là phân tích. Nhưng tôi hy vọng rằng giờ đây ta sẽ có ấn tượng về sự phân biệt giữa phân tích và tổng hợp đã dai dẳng, ngoan cố chống lại bất cứ một phác thảo thô nào về sự phân biệt này. Tôi cũng rất ấn tượng, ngoài những ví dụ cho sẵn (prefabricated), chẳng hạn, những quả bóng đen và trắng trong một cái bình, mọi cố gắng để đi đến bất kỳ một lý thuyết rành mạch (explicit) nào về sự xác nhận theo thường nghiệm của một phát biểu tổng hợp [thì] luôn gây thất vọng. Gợi ý hiện tại của tôi, là việc nói về [một] thành phần ngôn ngữ và [một] thành phần sự kiện trong chân lý của bất kỳ phát biểu riêng lẻ nào là vô nghĩa, và là gốc rễ của nhiều thứ vô nghĩa. Nói chung, khoa học phụ thuộc kép vào ngôn ngữ và kinh nghiệm; nhưng ta không thể lần vết (traceable) tính hai mặt này (duaity) cho từng phát biểu một trong các phát biểu của khoa học.
Như đã nhận xét, ý tưởng định nghĩa một ký hiệu đang sử dụng[109], là một bước tiến so với xim thường nghiệm tơm-tơm không thể của Locke và Hume.[110] Phát biểu, thay vì tơm, đã được Bentham công nhận là đơn vị chịu trách nhiệm theo đòi hỏi của một phê phán thường nghiệm. Nhưng điều tôi đang trăn trở là ngay cả khi coi phát biểu như một đơn vị, ta đã vẽ tấm lưới với mắt lưới quá mịn. Đơn vị của ý nghĩa về mặt thường nghiệm là toàn bộ khoa học.[111]
Mặc dù có đóng góp cho khoa học máy tính, Quine vẫn dùng máy đánh chữ cổ 1927 Remington.
6. Xim thường nghiệm không giáo điều
Tổng thể của cái gọi là sự biết hiểu hay niềm tin của ta, từ những vấn đề bình thường nhất của địa lý và lịch sử đến những định luật sâu sắc nhất của vật lý nguyên tử hay thậm chí của toán học và logic ròng [thuần túy], là một tấm vải nhân tạo ảnh hưởng đến kinh nghiệm chỉ nằm dọc theo các cạnh viền.[112] Hoặc, để thay đổi hình ảnh, toàn bộ khoa học giống như một trường lực có các điều kiện biên (boundary conditions) là kinh nghiệm. Nếu mâu thuẫn với kinh nghiệm ở phần rìa ngoài [ngoại vi], các điều chỉnh sẽ diễn ra bên trong trường này. Những giá trị đúng sai phải được phân phối lại cho một số phát biểu của ta. Việc đánh giá lại một số phát biểu đòi hỏi phải đánh giá lại những phát biểu khác, bởi vì các kết nối logic của chúng — bản thân các luật logic chỉ đơn giản là một số phát biểu xa hơn của hệ thống, một số yếu tố xa hơn của trường này. Sau khi đánh giá lại một phát biểu, chúng ta phải đánh giá lại một số phát biểu khác, đó có thể là những phát biểu được kết nối logic với phát biểu đầu tiên hoặc có thể là những phát biểu về chính các kết nối logic. Nhưng toàn bộ trường này không đủ chứng cứ [thường nghiệm] để quyết định[113] bởi các điều kiện biên, tức là kinh nghiệm, ta hoàn toàn có nhiều lựa chọn về những phát biểu nào cần đánh giá lại dưới ánh sáng của bất kỳ kinh nghiệm trái ngược nào. Không có kinh nghiệm cụ thể nào được kết nối với bất kỳ phát biểu cụ thể nào bên trong trường này, ngoại trừ gián tiếp thông qua các cân nhắc nhằm cân bằng ảnh hưởng đến toàn bộ trường này.
Nếu góc nhìn này đúng, thì thật là sai lầm khi nói về nội dung kinh nghiệm của một phát biểu riêng lẻ — đặc biệt nếu đó là một phát biểu hoàn toàn nằm xa phần rìa ngoài kinh nghiệm của trường này. Hơn nữa, thật nực cười khi tìm kiếm một đường ranh giữa những phát biểu tổng hợp, những phát biểu dựa trên kinh nghiệm theo cách chợt sao, và những phát biểu phân tích, đúng trong mọi tình huống. Bất kỳ phát biểu nào cũng có thể trở thành đúng, nếu ta thực hiện đủ các điều chỉnh mạnh mẽ ở những nơi khác trong hệ thống [này]. Ngay cả một phát biểu rất gần với phần rìa ngoài cũng có thể cho là đúng khi đối mặt với kinh nghiệm chống lại (recalcitrant experience) bằng cách viện đến ảo biết[114] hoặc bằng cách sửa đổi các phát biểu nào đó thuộc loại được gọi là luật logic. Ngược lại, bằng cùng lập luận này, không có phát biểu nào là miễn nhiễm với việc sửa đổi.[115] Việc sửa đổi (revision) ngay cả luật logic loại giữa[116] đã được đề xuất như một phương tiện nhằm đơn giản hóa cơ học lượng tử. Đâu là sự khác biệt về nguyên tắc giữa sự sửa đổi (shift) như vậy và sự sửa đổi theo đó Kepler thay thế Ptolemy, Einstein thay thế Newton, hoặc Darwin thay thế Aristotle?
Để hình ảnh này sống động, tôi đã nói về những khoảng cách khác nhau từ phần rìa cửa biết[117]. Bây giờ ta hãy làm rõ khái niệm này mà không cần ẩn dụ. Một số phát biểu nhất định, mặc dù về các đối tượng vật chất chứ không phải kinh nghiệm cửa biết, lại dường như gắn chặt (germane) đặc biệt với kinh nghiệm cửa biết — và theo một cách có chọn lọc: một số phát biểu nhất định với một số kinh nghiệm nhất định, những phát biểu khác với những kinh nghiệm khác. Tôi cho rằng những phát biểu như vậy, đặc biệt thích hợp với những kinh nghiệm cụ thể, tôi trình bày chúng gần với phần rìa. Nhưng trong quan hệ ‘gắn chặt’ này, tôi không hình dung gì hơn ngoài một sự liên kết lỏng lẻo phản ánh, trong thực tế, khả năng lựa chọn tương đối của ta để sửa đổi phát biểu này thay vì phát biểu kia trong trường hợp có kinh nghiệm chống lại. Ví dụ, ta có thể tưởng tượng những kinh nghiệm chống lại mà ta chắc chắn sẽ có xu hướng thích ứng với hệ thống của mình bằng cách đánh giá lại phát biểu rằng có những ngôi nhà gạch trên phố Elm, cũng như những phát biểu có liên quan về cùng chủ đề này.[118] Ta có thể tưởng tượng những kinh nghiệm chống lại khác mà ta có xu hướng điều chỉnh kinh nghiệm đó với hệ thống của ta, bằng cách đánh giá lại phát biểu cho rằng không hề có người ngựa[119], cùng với những phát biểu tương tự. Như tôi đã nêu ra, ta có thể điều chỉnh một kinh nghiệm chống lại bởi bất kỳ đánh giá nào khác trong các vùng (quarter) khác nhau của toàn bộ hệ thống; nhưng, trong những ca mà ta đang tưởng tượng, xu hướng tự nhiên của ta, bóp méo hệ thống tổng thể càng ít càng tốt, sẽ khiến ta tập trung những sửa đổi vào những phát biểu cụ thể này có liên quan đến nhà gạch hoặc người ngựa. Do đó, những phát biểu này được cho là có một rép[120] thường nghiệm sắc hơn (sharper) những phát biểu lý thuyết về vật lý hoặc logic hoặc bản thể học. Có thể xem các phát biểu sau thì nằm trí tương đối gần với trung tâm trong mạng lưới tổng thể này, nghĩa là, các kết nối ưu tiên với dữ liệu cảm biết cụ thể thì chỉ cần số lượng rất nhỏ.
Là một tay thường nghiệm, tôi vẫn nghĩ, lược đồ khái niệm của khoa học xét như một công cụ, sau cùng là để dự đoán kinh nghiệm tương lai dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ. Về mặt khái niệm, các đối tượng vật chất được đưa vào tình huống này như những trung gian thuận tiện – không phải bằng cách định nghĩa dựa trên kinh nghiệm, mà chỉ đơn giản là những mặc nhận không thể quy gọn được[121], có thể so sánh, về mặt nhận thức luận, với các vị thần của Homer. Đối với tôi, với tư cách là một nhà vật lý, tôi tin vào các đối tượng vật chất chứ không phải vào các vị thần của Homer; và tôi coi đấy là một sai lầm khoa học khi tin theo cách khác. Nhưng về mặt nhận thức luận, các đối tượng vật chất và các vị thần chỉ khác nhau về mức độ chứ không khác nhau về bản chất (kind). Cả hai loại này đi vào khái niệm của ta chỉ với tư cách là những mặc nhận văn hóa (cultural posits).
Nếu huyền thoại về các đối tượng vật chất vượt trội hơn hầu hết những thứ khác, theo góc nhìn nhận thức luận, đấy là bởi vì nó đã được chứng tỏ là một công cụ hiệu quả hơn các huyền thoại khác khi đưa một cấu trúc có thể quản lý được vào dòng kinh nghiệm.
Ta không chỉ dừng lại ở việc mặc nhận các đối tượng vật chất vĩ mô. Ta cũng công nhận sự tồn tại của các đối tượng ở cấp độ nguyên tử, để đơn giản hóa và dễ quản lý hơn các định luật chi phối các đối tượng vĩ mô và cuối cùng là các quy luật của kinh nghiệm.Và ta không có nhu cầu hay lý do để định nghĩa đầy đủ các thể nguyên tử và hạ nguyên tử theo các thể vĩ mô, chẳng khác gì định nghĩa những thứ vĩ mô dựa trên dữ liệu cảm biết. Khoa học là sự mở rộng cho lẽ thường, và nó tiếp tục mở rộng thiết thực cái lẽ thường này: thổi phồng bản thể học để làm đơn giản lý thuyết.
Các đối tượng vật lý, nhỏ và lớn, không phải là những mặc nhận duy nhất. Lực là một ví dụ khác; và thực sự ngày nay ta được bảo rằng đường ranh giữa năng lượng và vật chất đã lỗi thời. Hơn nữa, theo cùng tinh thần này, ta cũng mặc nhận các thể[122] trừu tượng vốn là bản chất của toán học – cuối cùng là lớp, lớp các lớp, v.v. Về mặt nhận thức luận, chúng có cùng vị thế thần thoại y như các đối tượng vật chất và các vị thần, không tốt hơn cũng không tệ hơn – ngoại trừ sự khác biệt ở mức độ, theo đó, chúng tạo điều kiện cho các tương tác của ta với những trải nghiệm cửa biết.
Toàn bộ đại số các số hữu tỉ và số vô tỉ không đủ chứng cứ để quyết định (underdetermined) theo đại số các số hữu tỉ, nhưng mượt mà và thuận tiện hơn; và nó bao gồm đại số các số hữu tỉ như một trong những phần phân tán của nó. [123] Toàn bộ khoa học, toán học, tự nhiên và nhân văn, đều tương tự, nhưng thậm chí còn cực đoan hơn, chứng cứ không đủ để quyết định bằng kinh nghiệm. Các đường rìa của hệ thống này phải phù hợp với kinh nghiệm; phần còn lại, với tất cả các loại thần thoại và hư cấu, chỉ nhằm làm các định luật đơn giản hơn.
Câu hỏi bản thể luận, theo góc nhìn này, thì đứng ngang bằng với câu hỏi của khoa học tự nhiên.[124] Hãy xem xét câu hỏi: liệu có nên thừa nhận lớp (class) là một [thực] thể (entity) hay không. Như tôi đã giải thích ở nơi khác,[125] [126] đây chính là câu hỏi: biến lượng từ (quantified variable) có thể là lớp hay không. Carnap[127] khẳng định rằng đó không phải là câu hỏi về sự kiện (matters of fact), mà là câu hỏi về sự lựa chọn một dạng ngôn ngữ thuận tiện, một lược đồ khái niệm (conceptual scheme) hoặc một dàn khung (frame) thuận tiện cho khoa học. Với điều này thì tôi đồng ý, nhưng chỉ với điều kiện là các giả thuyết khoa học nói chung phải được thừa nhận y như vậy. Carnap đã thừa nhận[128] ni có thể duy trì một tiêu chuẩn kép cho các câu hỏi bản thể học và giả thuyết khoa học chỉ bằng cách giả định một phân biệt tuyệt đối giữa phân tích và tổng hợp; và không cần phải nhắc lại, đây là một khác biệt mà tôi bác bỏ.[129]
Câu hỏi, có lớp hay không, dường như chỉ thuận tiện hơn về mặt lược đồ khái niệm; câu hỏi, có người ngựa, hay có những ngôi nhà gạch trên phố Elm hay không, dường như là một câu hỏi có tính sự kiện hơn. Nhưng tôi đã nhấn mạnh rằng sự khác biệt này chỉ là sự khác biệt về mức độ, và nó tuỳ thuộc vào khuynh hướng thực dụng mơ hồ của ta để điều chỉnh một tao (strand) nào đó của kết cấu khoa học, thay vì một tao khác, trong việc điều chỉnh một số kinh nghiệm chống lại cụ thể. Xu hướng bảo thủ có vai trò trong những lựa chọn như vậy, và cũng như việc tìm kiếm tính đơn giản.
Carnap, Lewis, và những người khác có góc nhìn thực dụng khi phải lựa chọn giữa các dạng ngôn ngữ, các bộ khung khoa học; nhưng xu hướng thực dụng của họ đã rời bỏ ngay tại đường ranh tưởng tượng giữa tính phân tích và tính tổng hợp. Khi bác bỏ một đường ranh như thế, tôi tán thành một xu hướng thực dụng triệt để hơn. Mỗi người nhận được một di sản khoa học cùng với một cuộc bắn phá kích thích giác quan liên tục; và những cân nhắc hướng dẫn ni trong việc co kéo di sản khoa học của mình để phù hợp với những nhắc nhở giác quan liên tục của ni là thực dụng trong chừng mực chúng hợp lý.[130]
-
Nốt Cuối (End Notes)
+ Ngoài ra, bản dịch này còn được so chiếu với sách Modern Philosophy of Language, Maria Baghramian, COUNTERPOINT, 1999. ↑
-
+ Ông, anh ta, … (he) ↑
-
+ Luận văn The Logic of Sequences: A Generalization of Principia Mathematica. ↑
-
+ trích thư Quine gửi bố mẹ: …con đã viết một bức thư cho Wittgenstein vĩ đại. Ông ấy hiện đang dạy ở Cambridge, Anh, nhưng. . . có lẽ đang kỳ nghỉ của mình ở đây, Vienna. Con muốn làm một khán giả của nhà tiên tri này. Để xem liệu ni. . . có đáp ứng yêu cầu của con … Thật không may cho đời sau: “Tất nhiên là ni không trả lời. . . . Con chưa bao giờ gặp mặt Wittgenstein”. ↑
-
+ xim ~ chủ nghĩa. Chữ ‘xim’, nói chung, là một từ chế mới, sẽ được dịch cho các cụm từ có đuôi là ISM và người dịch sẽ dùng lẫn lộn các từ chế mới, có nốt cách dùng Hán-Việt cũ, bạn đọc, nếu muốn, khi trích lại thì có thể thay thế những từ chế của người dịch bằng các từ Hán Việt cũ. ↑
-
+ Quine, From a Logical Point of View, 1953, tr. 41: “… our statements about the external world face the tribunal of sense experience not individually but only as a corporate body”. ↑
-
+ Word and Object (1960) được xếp vào một trong mười tác phẩm triết học quan trọng nhất thế kỷ XX (Dựa trên khảo sát năm 1999 của Douglas Lackey về các triết gia. Những kết quả này đã được công bố trên Philosophical Forum). Một số tác phẩm của Quine:
From a Logical Point of View. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1953.Word and Object. Cambridge, MA: MIT Press, 1960.
The Ways of Paradox and Other Essays. New York: Random House, 1966.
Ontological Relativity and Other Essays. New York: Columbia University Press, 1969.
The Roots of Reference. La Salle, IL: Open Court, 1973.
Theories and Things. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1981.
Pursuit of Truth. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1992 (rev. edn). ↑
-
+ Theo Modern Philosophy of Language, Maria Baghramian, 1999. ↑
-
a. Phần lớn bài báo này là để gặng xét về tính phân tích mà tôi nêu ra, bằng lời nói cũng như thư từ trong nhiều năm qua. Món nợ của tôi, đối với những người tham gia khác trong các cuộc thảo luận đó, đặc biệt là Carnap, Church, Goodman, Tarski và White, thì rất lớn và không thể xác định được. Bài luận xuất sắc của White “The Analytic and the Synthetic: An Untenable Dualism”, trong John Dewey: Philosopher of Science and Freedom (New York, 1950), nói lên nhiều điều cần phải nói về chủ đề này; nhưng trong bài báo này, tôi chỉ chạm đến một số khía cạnh khác của vấn đề này. Tôi biết ơn TS. Donald L. Davidson về những lời gặng xét giá trị cho bản thảo đầu tiên này. ↑
-
+ chủ nghĩa thường nghiệm; empiricism. Chữ ‘xim’, nói chung sẽ được dịch cho các cụm từ có đuôi là ISM ↑
-
+ matters of fact ↑
-
+ reductionism ↑
-
+ pragmatism ↑
-
a. Xem White, “The Analytic and the Synthetic: An Untenable Dualism”, John Dewey: Philosopher of Science and Freedom (New York: 1950), tr. 324. ↑
-
+ tức sự kiện; fact ↑
-
b. Xem “On What There Is”, tr. 9. ↑
-
+ Xem HỆ GHI Ý, G. Frege, Trần Đình Thắng dịch, Domino 2020. ↑
-
+ Xem ‘Về Sự Chỉ Gọi’, B. Russell, Trần Đình Thắng dịch, đăng trên trang https://tapchitriet.com/ ↑
-
+ thường được dịch là thực thể, thứ gì đó; entity. Tuy nhiên để tránh kiểu dịch ‘thực thể không thực’ (unreal entity), người dịch đề nghị chỉ dùng một chữ THỂ. ↑
-
+ hoặc tơm tổng quát; general term ↑
-
+ vị ngữ; predicate ↑
-
b. Xem “On What There Is”, tr. 10. ↑
-
+ ngoại diên ↑
-
+ Ví dụ, có bốn người Hùng (60 tuổi), Hằng (48 tuổi), Dũng (59 tuổi), Hà (20 tuổi). Nếu quy định già (hơn 50 tuổi), trẻ (nhỏ hơn 50 tuổi), thì ứng với khái niệm già/trẻ, bốn người này sẽ được phân thành {Hùng, Dũng} / {Hằng, Hà}. Mặt khác nếu phân theo khái niệm nam/nữ thì bốn người này cũng phân thành {Hùng, Dũng} / {Hằng, Hà}. Nghĩa là cả hai cặp khái niệm này có cùng bao ngoài (coextension), nhưng rõ thấy các cặp khái niệm, tức nét nghĩa, nam/nữ và già/trẻ thì khác nhau. ↑
-
+ nội hàm; intension ↑
-
+ Cặp denotation/connotation (Mill) được dịch lần lượt là [phần/tập] bao ngoài (ngoại diên), [phần] nét nghĩa (hoặc phô nghĩa, có thể dùng như một từ động) – cách dịch này sẽ khá giống với ý nghĩa của reference/sense của G. Frege, tức là, Mill cho rằng mỗi tên chung (v.d. dog) đều có hai cấp độ ý nghĩa, bao ngoài (dog → {ki ki, …}, với ki ki là con chó cụ thể của tôi) và nét nghĩa (cũ: nội hàm, ví dụ, nét nghĩa của dog = {bốn chân, hay cắn, sủa, …}). Cặp từ này khá gần nghĩa với cặp extension/intension hiện nay (Sứ cũng dịch là ngoại diên/nội hàm). Nói chung, sự phân biệt giữa mỗi cặp chỉ là phân biệt giữa ý nghĩa của một tơm và tơm này trỏ đến cái gì. Nốt: ý nghĩa này của Mill thì không liên quan gì đến nghĩa trong từ điển ngày nay, trong đó, connotation là ‘nghĩa rộng, nghĩa liên tưởng, …’. ↑
-
+ (cũ) nội hàm ↑
-
+ ngẫu nhiên; accidental ↑
-
+ tức đối tượng/cái được rép; cái được biểu đạt; sở chỉ ↑
-
+ (Quine ví von) … Meaning is what essence becomes when it is divorced from the object of reference and wedded to the word. Có thể dịch là: … Ý nghĩa là kết quả của việc tách bản chất ra khỏi đối tượng rép của nó, và kết hợp với từ [ngữ]. ↑
-
+ tham chiếu; reference ↑
-
b. xem “On What There Is“, tr. 11f, và “The Problem of Meaning in Linguistics“, tr. 48f. ↑
-
+ No unmarried man is married ↑
-
+ No bachelor is married. ↑
-
+ cụ thể, ta có thể chuyển “Không có người độc thân nào đã kết hôn” thành chân lý logic “Không có người chưa kết hôn nào đã kết hôn”. ↑
-
a. R. Carnap, Meaning and Necessity (Chicago, 1947), tr. 9 ff.; Logical Foundations of Probability (Chicago, 1950), tr. 70 ff. ↑
-
+ noncompound ↑
-
+ Với L là một ngôn ngữ (đối tượng) cho trước, một mô tả trạng thái (state-description) là một lớp các câu trong L, chứa tất cả các câu đơn [nguyên tử], sao cho, hoặc mỗi câu này hoặc phủ định của nó, nhưng không đồng thời cả hai và ngoài ra không chứa câu nào khác nữa. Gọi là một mô tả trạng thái, bởi vì nó hiển nhiên mô tả đầy đủ về một trạng thái có thể của vũ trụ các đơn lẻ tương ứng với tất cả các tính chất và quan hệ được biểu đạt bằng các vị từ của hệ thống này. Do đó, các mô tả trạng thái biểu diễn cho các thế giới có thể của Leibniz hoặc các sự kiện có thể của Wittgenstein. Giả sử có ba phát biểu đơn [nguyên tử] P1, P2 và P3 lần lượt là false, true và false và giả sử ‘→’ ( if-then) là hàm logic duy nhất trong L (nhắc lại, p→q sẽ sai khi p đúng và q sai, p→q sẽ đúng trong các trường hợp còn lại). Như vậy, xét các câu phức và được gán đúng sai như sau:
P1 → P1 (true), P1 → P2 (true), P1 → P3 (true)
P2 → P1 (false), P2 → P2 (true), P2 → P3 (true)
P3 → P1 (true), P3 → P2 (true), P3 → P3 (true), v.v.
Do đó, một phát biểu trạng thái của ngôn ngữ này sẽ vét cạn sự gán giá trị đúng sai của các câu phức phụ thuộc vào sự gán giá trị đúng sai của các câu đơn. Với ba câu đơn (do đó, có tám tổ hợp giá trị đúng sai), ta có thể tìm thấy các câu phức đúng, đó là P1 → P1, P2 → P2, P3 → P3, bất chấp các giá trị của P1, P2, P3; và theo Carnap, các câu phức này là phân tích. ↑
-
+ hoặc nhầm tưởng (thường dịch là ảo tưởng; illusion). Theo định nghĩa của APA (Hội Tâm Lý Hoa Kỳ) thì hallucination (ảo biết) là một nhận biết sai và có liên quan đến các cửa biết (giác quan), nghĩa là có một cảm biết về thực tại mặc dù KHÔNG HỀ CÓ tác nhân kích thích bên ngoài. Ảo biết có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cửa biết nào, nhưng ảo biết NGHE và ảo biết THẤY là phổ biến nhất. Ảo biết thường là một triệu chứng của rối loạn tâm thần, đặc biệt là tâm thần phân liệt, nhưng cũng có thể là kết quả của việc sử dụng chất kích thích, bất thường về thần kinh và các tình trạng khác. Điều quan trọng là phải phân biệt ẢO BIẾT (hallucination) với NHẦM/CHỆCH BIẾT (illusion), là sự diễn giãi sai về các kích thích cửa biết thực sự. Tàu phân biệt rất rõ: ảo giác vs. thác giác! ↑
-
+ bản thân người soạn từ điển không thể có bất kỳ đặc quyền nào để thiết lập quan hệ đồng nghĩa giữa các từ. ↑
-
+ to put the cart before the horse ↑
-
+ Vắn tắt, Quine cho rằng các từ điển không đủ để giải quyết vấn đề tính phân tích và tính đồng nghĩa. ↑
-
+ tường minh; explicitly ↑
-
+ từ vựng ↑
-
b. Theo một biến nghĩa quan trọng của ‘định nghĩa’, quan hệ được bảo toàn này có thể là quan hệ yếu hơn của sự đồng ý đơn thuần trong tham chiếu; xem ” Notes on the Theory of Reference,”, tr. 132. Nhưng, tốt hơn nên bỏ qua định nghĩa theo nghĩa này trong kết nối hiện tại, không liên quan đến câu hỏi về tính đồng nghĩa này. ↑
-
+ here and now ↑
-
+ (La tinh) Bảo toàn chân lý/đúng sai/sự thật (Leibniz: Những thứ đồng nhất với nhau thì có thể thay thế lẫn nhau mà vẫn bảo toàn chân lý). ↑
-
b. Xem C.I. Lewis, A Survey of Symbolic Logic (Berkeley, 1918), tr. 373. ↑
-
+ cử nhân nghệ thuật ↑
-
+ một loại hoa cúc ↑
-
+ (gốc) Truths which become false under substitution of ‘unmarried man’ for ‘bachelor’ are easily constructed with the help of ‘bachelor of arts’ or ‘bachelor’s buttons’; also with the help of quotation, thus: ‘Bachelor’ has less than ten letters. ↑
-
+ a problem of wordhood ↑
-
+ Turning the tables ↑
-
a. Đây là tính đồng nghĩa nhận thức theo nghĩa chính và nghĩa rộng. Carnap (Meaning and Necessity, trang 56 ff.) và Lewis (Analysis of Knowledge and Valuation [La Salle, Ill., 1946], trang 83 ff.) đã đề xuất cách thức, một khi khái niệm này có sẵn, một ý nghĩa hẹp hơn của tính đồng nghĩa nhận thức vốn thích hợp hơn cho một số mục đích nào đó có thể được suy ra. Nhưng sự phân chia đặc biệt này của việc xây dựng khái niệm nằm ngoài các mục đích hiện tại và không được nhầm với loại tính đồng nghĩa nhận thức rộng có liên quan ở đây. ↑
-
b. Đây là tính đồng nghĩa nhận thức theo nghĩa chính và nghĩa rộng. Carnap (Meaning and Necessity, trang 56 ff.) và Lewis (Analysis of Knowledge and Valuation [La Salle, Ill., 1946], trang 83 ff.) đã đề xuất cách thức, một khi khái niệm này có sẵn, một ý nghĩa hẹp hơn của tính đồng nghĩa nhận thức vốn thích hợp hơn cho một số mục đích nào đó có thể được suy ra. Nhưng sự phân chia đặc biệt này của việc xây dựng khái niệm nằm ngoài các mục đích hiện tại và không được nhầm với loại tính đồng nghĩa nhận thức rộng có liên quan ở đây. ↑
-
+ theo cách tất yếu; necessarily ↑
-
+ phó từ, trạng từ; adverb ↑
-
+ necessarily ↑
-
+ extralogical ↑
-
+ truth function ↑
-
b. Các trang 81ff, ” New Foundations for Mathematical Logic”, chứa một mô tả về một ngôn ngữ như vậy, ngoại trừ trong đó chỉ có một vị từ, vị từ hai ngôi ‘ε’. ↑
-
a. Xem, chẳng hạn, Mathematical Logic (Quine; New York, 1949; Cambridge, Mass., 1947), sec. 24, 26, 27; hay Methods of Logic (New York, 1950), sec. 37 ff. ↑
-
b. Xem “On What There Is“, trp. 5-8; xem thêm “New Foundations for Mathematical Logic,” tr. 85f; “Meaning and Existential Inference“, tr. 166f. ↑
-
+ abstract singular term ↑
-
+ tập hợp ↑
-
b. Xem “New Foundations for Mathematical Logic”, tr. 87. ↑
-
+ theo cách tất yếu; necessarily ↑
-
b Về những phương tiện như thế, xem thêm “Reference and Modality”. ↑
-
+ extensional. Một ngôn ngữ bao ngoài sẽ đưa ra ý nghĩa cho các tơm của nó bằng cách chỉ định các điều kiện cần và đủ khi chúng được sử dụng. Trong trường hợp từ tên [danh từ], điều này tương đương với việc chỉ định các tính chất mà một đối tượng cần phải có để được coi là một rép (sở chỉ) của tơm này. Ví dụ, một định nghĩa bao ngoài của từ ‘độc thân’ là ‘chưa kết hôn’. Định nghĩa này có hiệu lực vì ‘chưa kết hôn’ vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ để là ‘độc thân’. ↑
-
+ hoặc tương đương bao ngoài; agree extensionally ↑
-
b. Đây là cái bản chất (substance) của Quine, Mathematical Logic (1940; rev. ed., 1951). ↑
-
+ ngẫu nhiên; accidental ↑
-
+ extensional agreement of ‘creature with a heart’ and ‘creature with kidneys’ ↑
-
+ tiểu từ; particle ↑
-
+ Ví dụ, xét ‘mọi sinh vật có tim ắt phải là sinh vật có tim’ với ‘mọi sinh vật có tim ắt phải là sinh vật có thận’. ↑
-
a. Cụm ‘nếu và chỉ nếu’ được hiểu theo nghĩa hàm logic (truth functional sense). Xem Carnap, Meaning and Necessity, tr. 14. ↑
-
b. Cụm ‘nếu và chỉ nếu’ được hiểu theo nghĩa hàm logic (truth functional sense). Xem Carnap, Meaning and Necessity, tr. 14. ↑
-
+ vẫn bảo toàn ↑
-
+ tức là, vẫn bảo toàn tính phân tích. ↑
-
+ ‘everything green is extended’. Tính trải rộng ~ quảng tính. ↑
-
+ quy tắc; rule ↑
-
+ tường minh; explicit ↑
-
+ analytic for ↑
-
+ tiên đề; postulate ↑
-
+ tập hợp ↑
-
+ nội tại; (intrinsically) ↑
-
b. Đoạn trên không phải là một phần của bài luận hiện tại khi xuất bản ban đầu và việc này được nhắc nhở bởi Martin, (R. M. Martin, ” On ‘analytic'”, Philosophical Studies 3 (1952): 42-47. ↑
-
+ …we might just stop tugging at our bootstraps altogether. Khẳng định không thể có cái gọi là chân lý phân tích, hoặc nói theo kiểu Wittgenstein, không có đường ranh sắc nét giữa phát biểu phân tích và phát biểu tổng hợp. Song rất khó để chứng minh phủ định. Một cách để chứng minh rằng một cái gì đó không tồn tại là chứng tỏ rằng bản thân nó mâu thuẫn trong [nội tại], hoặc một loại mâu thuẫn nào đó sẽ xuất hiện nếu nó tồn tại. Lập luận của Quine thì khác, ni lập luận y như trong vật lý, chẳng hạn, để bác bỏ sự tồn tại của một lực nào đó, thì: 1. không thể giải thích lực này theo những lập luận không giả định sự tồn tại của nó. 2. các hiện tượng viện đến lực này để giải thích thì có thể giải thích được mà không cần đến lực đấy. Vì vậy, sau khi thử một số cách giải thích khái niệm tính phân tích và nhận thấy rằng không thể giải thích được theo cách có đầy đủ thông tin, Quine tuyên bố rằng điều hợp lý là ‘ngừng việc tự nắm tóc kéo mình đứng dậy’- và kết luận rằng sự phân biệt giữa phân tích-tổng hợp chỉ là ‘một giáo điều phi thường nghiệm của những tay thường nghiệm, một giáo điều siêu hình’. (Kemp, Gary (2006). Quine: A Guide for the Perplexed) ↑
-
sự xuất sắc tuyệt vời (Pháp) ↑
-
+ tiên nghiệm ↑
-
a. Học thuyết này thực sự có thể được xây dựng bằng các tơm thay vì các phát biểu xét như các đơn vị. Do đó C. I. Lewis mô tả ý nghĩa của một tơm là “một tiêu chí trong tâm trí, bằng cách rép đến việc ta có thể áp dụng hoặc từ chối áp dụng cách diễn đạt trong trường hợp các sự vật hoặc tình huống được trình bày, hoặc tưởng tượng” (Carnap, Meaning and Necessity, tr. 133.). ↑
-
b. Học thuyết này thực sự có thể được xây dựng bằng các tơm thay vì các phát biểu xét như các đơn vị. Do đó C. I. Lewis mô tả ý nghĩa của một tơm là “một tiêu chí trong tâm trí, bằng cách rép đến việc ta có thể áp dụng hoặc từ chối áp dụng cách diễn đạt trong trường hợp các sự vật hoặc tình huống được trình bày, hoặc tưởng tượng” (Carnap, Meaning and Necessity, tr. 133) – Xem Hempel để hiểu rõ sự thăng trầm của thuyết chứng thực ý nghĩa, song tập trung vào vấn đề về tính có ý nghĩa thay vì tính đồng nghĩa và tính phân tích. ↑
-
+ ‘words’ ↑
-
+ báo cáo trực tiếp; direct report ↑
-
+ (Tàu) chủ nghĩa giản hoá triệt để; radical reductionism: Đây là góc nhìn cho rằng mọi câu có nghĩa đều có thể dịch sang các câu về kinh nghiệm cảm biết. Nốt: cách hiểu ở đây không liên hệ gì đến khái niệm radical reductionism, mặc dù cụm từ này lần đầu tiên do William James đặt ra. ↑
-
+ cửa biết ~ giác quan ↑
-
John Horne Tooke, The Diversions of Purly (London, 1776; Boston, 1806), I, ch. ii. ↑
-
+ dữ liệu giác quan; sense datum ↑
-
+ admissible ways of compounding ↑
-
+ term-by-term critique ↑
-
+ Gottlieb Frege, Foundations of Arithmetic; New York: Philosophical Library, 1950. Bản in lại Grundlagen der Arithmetik; Breslau, 1884 in song song bản dịch Anh, tiết 60. ↑
-
b. Xem “On What There Is,”, tr. 6. ↑
-
a. R. Carnap, Der logische Aufbau der Welt (Berlin, 1928). ↑
-
+ The connective ‘is at’ ↑
-
+ corporate body. Chinh thể luận (holism) được Quine tán thành trong “Two Dogmas” là cực đoan qua cách dùng cụm “toàn bộ” (corporate body), trong đó bao gồm tất cả mọi bộ môn khoa học. Tuy nhiên, gần một mười năm sau trong Word and Object (1960) và trong một số tác phẩm tiếp theo của mình, ni đã xem xét lại chỉnh thể luận của mình và thừa nhận rằng sẽ chính xác hơn khi chi nói về những lĩnh vực khoa học quan trọng, thay vì toàn bộ khoa học. So sánh ‘Khi ta lần đầu bắt đầu tin bất cứ thứ gì, thứ mà ta tin không phải là một chắt duy nhất mà là một tổng thể hệ thống: ánh sáng rạng dần khắp toàn thể’ (141) và ‘Ta không học thực hành về cách đưa ra những phán đoán thường nghiệm chỉ bằng cách học các run: ta được dạy các phán đoán và các kết nối giữa chúng với các phán đoán khác. Một tổng thể các phán đoán hợp lý được đưa cho ta’. (140) (Về Tính Chắc Chắn, L. Wittgenstein, Trần Đình Thắng; Domino 2021). ↑
-
b. Pierre Duhem đã biện luận rất tốt học thuyết này, La Theorie physique: son objet et sa structure (Paris, 1906): 303-328. Hoặc xem Armand Lowinger, The Methodology of Pierre Duhem (New York: Columbia University Press, 1941): 132-140. ↑
-
+ …vacuously confirmed – nghĩa là, loại phát biểu này có thể được khẳng định bởi bất cứ tổ hợp nào của kinh nghiệm; chẳng hạn, giả sử e là một kinh nghiệm cửa biết nào đó (nóng 67 độ C chẳng hạn), phát biểu ‘Hoặc e hoặc ~e’ sẽ được xác nhận bởi tất cả kinh nghiệm. ↑
-
+ bởi lý do này (La tinh) ↑
-
+ in use >> nghĩa là, định nghĩa theo ngữ cảnh ↑
-
+ the impossible term-by-term empiricism of Locke and Hume. Quine đang rép đến góc nhìn cho rằng, mỗi từ có ý nghĩa sẽ đại diện cho một tập hợp các kinh nghiệm cửa biết có thể, và không có gì khác nữa. Quine cho rằng đó là một tiến bộ đáng kể — và đặc biệt là một bước tiến cho xim thường — khi ta nhận ra rằng ta có thể “định nghĩa một ký hiệu đang sử dụng” mà không cần liên kết từ này với bất kỳ thể phi ngôn ngữ nào vốn là ý nghĩa của nó hoặc bất kỳ tập hợp thực thể nào mà từ này áp dụng. Để định nghĩa một ký hiệu đang sử dụng, người ta đưa ra một quy tắc chỉ định phần đóng góp của từ đó đối với ý nghĩa của mỗi câu mà nó xuất hiện. Một ví dụ điển hình về định nghĩa như vậy là sự phân tích của Russell về từ nón xác định ‘the’. (theo The Dawn Of Analysis, Vol 1; Scott Soames) ↑
-
+ The unit of empirical significance is the whole of science. Như vậy, đơn vị của ý nghĩa về mặt thường nghiệm có thể đánh đồng với đơn vị có thể được xác nhận hoặc bác bỏ? ↑
-
+ …is a man-made fabric which impinges on experience only along the edges. Dịch khác: … là một tấm vải do con người dệt nên và kết nối với kinh nghiệm chỉ qua các mép đường viền. ↑
-
+ underdetermine: ‘không đủ chứng cứ [thường nghiệm] để quyết định’. Đây là tơm của Quine và ni đưa ra ba nét chính của tơm này. Đầu tiên, các lý thuyết không đủ chứng cứ để quyết định qua các quan sát quá khứ vì một số quan sát trong tương lai có thể mâu thuẫn với chúng. Thứ hai, những lý thuyết không đủ chứng cứ để quyết định bởi những quan sát trong quá khứ lẫn tương lai bởi vì một số quan sát mâu thuẫn có thể không được chú ý đến. Thứ ba, những lý thuyết không đủ chứng cứ để quyết định bằng tất cả các quan sát có thể bởi vì tiêu chí quan sát của những lý thuyết đấy quá co dãn và rời rạc. ↑
-
+ ảo giác; hallucination ↑
-
+ với những điều chỉnh cần thiết, thì ‘không có phát biểu nào là miễn nhiễm với việc sửa đổi’ tương đương với ‘không phát biểu nào là phân tích’. ↑
-
+ luật bài trung ↑
-
+ phần rìa giác quan ↑
-
+ Một trong những đặc điểm nổi bật của bức tranh “Hai giáo điều” là, mặc dù có thể có sự khác biệt về mức độ, logic, toán học, lý thuyết lượng tử, và phát biểu ‘có những ngôi nhà gạch trên phố Elm’, tất cả những thứ này đều nằm trong cùng một con tàu nhận thức; không thứ nào miễn nhiễm với sự bác bỏ. ↑
-
+ tức người có mông ngựa; bán nhân mã; centaur ↑
-
+ tham chiếu; reference ↑
-
b. Xem tr. 17f, “On What There Is”. ↑
-
+ thực thể; entity ↑
-
b. Xem tr. 17f “On What There Is”. + …it includes the algebra of rational numbers as a jagged or gerrymandered part. ↑
-
b. “L’ontologie fait corps avec la science elle-mene et ne peut en etre separee.” Meyerson, p. 439. ↑
-
a. chẳng hạn, trong “Notes on Existence and Necessity“, Journal of Philosophy, 11 (1943), 113-127. ↑
-
b. “On What There Is,” tr. 12f; “Logic and the Reification of Universals”, tr. 102ff. ↑
-
Carnap, “Empiricism, Semantics, and Ontology”, Revue internationale de philosophie, 4 (1950), 20-40. ↑
-
a. Carnap, “Empiricism, Semantics, and Ontology,” tr. 32. ↑
-
b. Để tìm hiểu cách diễn đạt hiệu quả về những nghi ngờ khác về sự khác biệt này, xem White “The Analytic and the Synthetic: An Untenable Dualism“. ↑
-
+ Each man is given a scientific heritage plus a continuing barrage of sensory stimulation; and the considerations which guide him in warping his scientific heritage to fit his continuing sensory promptings are, where rational, pragmatic. ↑