NÓI TỨC LÀ LÀM[1]
How To Do Things With Words
Chữ nghĩa là hành động[2]
(eVersion 0.34)
J. L. Austin
Trần Đình Thắng dịch
Đào Thị Hồng Hạnh kiểm sửa
John Langshaw Austin sinh ra ở Lancaster, Anh, và học tại Oxford, nơi ni[3] giữ chức Giáo sư triết học (White’s Chair of Moral Philosophy) từ năm 1952 cho đến khi ni qua đời năm 1960. Austin thời trẻ quan tâm đến Aristotle, Kant, Leibniz và Plato (đặc biệt là Theaetetus) và sau này là G.E. Moore, John Cook Wilson và H.A. Prichard; Austin cũng đưa ra một bản dịch mới cho tác phẩm Grundlagen der Arithmetik của G. Frege. Austin và Gilbert Ryle là những người ủng hộ chính cho triết học ngôn ngữ (linguistic philosophy)[4] và triết học ngôn ngữ đời thường (ordinary-language philosophy). Phần lớn cách tiếp cận triết học của Austin có thể được coi như một phản ứng đối với Wittgenstein trẻ và nhóm thực chứng logic. Ni bác bỏ mọi nỗ lực nhằm lý thuyết hoá về ngôn ngữ ở mức độ tổng quát hoàn toàn và ủng hộ việc nghiên cứu chi tiết về ngôn ngữ đời thường để có được cái nhìn sâu vào các vấn đề triết học. Austin đã công kích khuynh hướng của các triết gia là tạo ra những vấn đề ‘vấn đề giả’ trong triết học và ủng hộ một thế đứng duy thực theo lẽ thường, gần như phản triết học. Tuy nhiên, khác với Wittgenstein, Austin không nhắm đến việc giải thể đơn thuần các vấn đề triết học. Ni lập luận rằng, việc phân tích ngôn ngữ có thể giải phóng ta khỏi những ‘các vấn đề giả’ trong triết học, và việc này cũng có thể chỉ ra cách đưa ra và trả lời một số câu hỏi triết học thực sự, chẳng hạn như vấn đề ý chí tự do và thuyết tất định, … là do tư duy cẩu thả của các nhà triết học.
Đóng góp quan trọng nhất của Austin đối với triết học ngôn ngữ là thuyết hành vi lời nói (theory of speech acts), theo đó, việc sử dụng ngôn ngữ vào những dịp khác nhau và trong những ngữ cảnh khác nhau có nghĩa là làm cái gì đó (bằng lời nói) hoặc thực hiện các hành vi ngôn ngữ cụ thể. Austin cho rằng, lời nói (speech) nên được xem như một loại hành vi; Sự nhầm lẫn thường nảy sinh khi các triết gia nhấn mạnh vào sự phân chia giữa nói và làm, không chú ý đến cách dùng ngôn ngữ trong việc thực thi một số lượng lớn các hành vi. Các nhà luật học từ lâu đã nhận ra điều mà nhà triết học Gilbert Ryle sau này nhấn mạnh: làm một điều gì đó, chẳng hạn, loại ai đó ra khỏi một nhóm, do đó, tôi đang làm một điều khác (xúc phạm anh ta), và đem lại một điều khác (làm tổn thương ni chẳng hạn). Ứng dụng cái nhìn sâu này cho hành vi lời nói là công trình của Austin về những cách dùng ngôn ngữ. Loạt bài giảng William James năm 1955, được chỉnh sửa và xuất bản sau khi ni mất (1961), How to Do Things with Words. (Năm 1967, Derrida đã xuất bản ba tác phẩm có tính độc sáng rất cao (Writing and Difference, Speech and Phenomena, and Of Grammatology) mang dấu ấn rất rõ của Austin).
Ngay từ năm 1946, Austin đã bắt đầu đưa ra một phân biệt quan trọng giữa câu [nói] hành (performative utterance) và câu kể/ tường thuật (constative utterance)). Những câu hành, ví dụ, ‘Tôi sẽ tặng em nhẫn kim cương 12 ly’, ‘Nhân danh Cha, tôi đặt tên xxx cho đứa trẻ này’… – không mô tả các sự kiện; mà đúng hơn, trong những tình huống thích hợp, chúng tạo thành những hành vi cụ thể, trong trường hợp này là những hành vi hứa và hành vi rửa tội. Mặt khác, những câu kể/tường thuật sẽ nói sự vật diễn ra như thế nào trên thế giới (‘Trời đang tuyết’, ‘Con mèo đang ngồi trên thảm’). Chúng đúng hay sai tùy thuộc vào việc chúng có tương ứng với cách thức diễn ra của sự vật đấy hay không. Câu hành thì không đúng hoặc sai theo ý nghĩa này; mà đúng hơn, chúng là những hành vi lời nói làm thay đổi mọi thứ hơn là ghi nhận về các sự kiện, chúng có thể thích hợp hoặc không thích hợp (Một học sinh lớp 12 tuyên bố: ‘Tôi long trọng khai giảng khoá học 202x.’), chân thành hoặc không chân thành (‘Anh yêu em chân thành, nhưng thật ra anh không tin điều này lắm đâu!’), tùy thuộc vào hoàn cảnh mà chúng được thốt ra cùng với ý định của người nói. Wittgenstein trẻ và nhóm thực chứng logic chỉ tập trung vào cách dùng tường thuật của ngôn ngữ và các điều kiện để những câu với cách dùng như thế có nghĩa. Họ không giải thích được những cách mà một câu hành (không mang tính mô tả) chẳng hạn như ‘Tôi để lại cho em bộ sưu tập kim cương này’ có thể có ý nghĩa. Austin tiếp tục phân loại nhiều kiểu câu hành khác nhau, chẳng hạn như cá cược, hẹn hò, phủ quyết, xin lỗi và chửi rủa, và xác định các yếu tố thực thi ẩn giấu trong các phát biểu đơn giản. Trong hành vi lời nói, Austin cho rằng có thể phân biệt ba yếu tố: hành vi [tạo] lời (locutionary), hành vi tại lời (illocutionary) và hành vi ngoài lời (perlocutionary). Giả sử tôi nói với nàng ‘Anh đem cho em mượn đĩa nhạc Erik Satie’ thì hành vi tạo lời được xác định bằng thốt ra âm thanh nhất định (tiếng Việt) + đúng ngữ pháp (tiếng Việt) + ý nghĩa nhất định. Hành vi tại lời ở đấy là ‘một đề nghị’, hành vi này được biểu đạt ngay tại câu nói này. Hiệu quả của hành vi ngoài lời có thể rất phong phú: tôi muốn thân mật với nàng, tôi đánh giá cao gu thưởng ngoạn âm nhạc của nàng, tôi cho nàng thấy là gu nhạc của tôi cũng tinh tế không kém, …
Austin không có lý thuyết tổng quát nào về ngôn ngữ, triết học hay phương pháp; tên tuổi của ni đôi khi nhờ vào mối quan tâm của ni trong việc tiếp cận các vấn đề triết học thông qua việc xem xét các nguồn lực ‘ngôn ngữ đời thường’, đến phong cách viết đặc trưng của ông (đơn giản và dí dỏm), và ảnh hưởng to lớn của ông đối với những người cùng thời. Tiếng tăm của Austin chủ yếu nhờ vào việc giảng dạy và ảnh hưởng của Austin đối với triết học phân tích hiện tại của ngôn ngữ nói chung không đáng kể. Một ngoại lệ: John Searle, người đề xuất then chốt cho thuyết hành vi nói của Austin trong truyền thống phân tích và vẫn lưu giữ một số nhìn sâu (insight) trong tiến trình phát triển lý thuyết hành vi nói của của Austin. Tuy nhiên, công trình của Austin đã tác động đáng kể đến các triết gia Pháp như Jacques Derrida và Paul Ricoeur, cũng như các triết gia nói tiếng Anh có khuynh hướng lục địa như Richard Rorty và Stanley Cavell.
Tác phẩm của Austin
Philosophical Papers. Oxford: Clarendon Press; 1961; 2nd edn 1970.
Sense and Sensibilia. Oxford: Oxford University Press; 1962.
How to do things with Words. Oxford: Clarendon Press; 1962.
Viết về Austin
Cavell, Stanley, Must We Mean What We Say?: A Book of Essays. Cambridge
University Press, 1976; New York: Scribner, 1969.
Cavell, Stanley, Philosophical Passages: Wittgenstein, Emerson, Austin,
Derrida. Oxford: Blackwell, 1995.
Fann, K. T. (ed.), A Symposium on J. L. Austin. London: Routledge, 1969.
Searle, John R., Speech Acts: An Essay on the Philosophy of Language.
Cambridge: Cambridge University Press, 1969.
Warnock, Geoffrey: J. L. Austin. London: Routledge, 1989.
Sau đây là hai trong số 12 bài giảng của Austin.[5]
Trần Đình Thắng dịch
Đào Thị Hồng Hạnh kiểm sửa
Bài Giảng 1: Thức Thi Hành[6] (Performatives) và Thức Tường Thuật (Constatives)
Điều tôi sắp nói ở đây không khó cũng không gây tranh cãi; giá trị (merit) duy nhất mà tôi muốn được công nhận ở chúng là điều đấy đúng, ít nhất trong một số phần nào đó.[7] Hiện tượng được thảo luận ở đây thì khá rộng khắp [phổ biến] và rõ thấy đến nỗi không thể không chú ý đến nó, ít nhất cũng thi thoảng bởi những người khác. Song tôi không thấy ai chú ý đặc biệt đến hiện tượng này.
Trong một thời gian dài, các triết gia luôn cho rằng vai trò của một ‘phát biểu’ (statement) chỉ có thể là để ‘mô tả’ sự kiện (fact), hoặc để ‘phát biểu [về] sự kiện’. Và ‘mô tả’, ‘phát biểu’ đấy thì phải đúng hoặc sai. Thực sự, các nhà ngữ pháp thường chỉ ra rằng không phải mọi ‘câu’ (sentence) đều phải là phát biểu[8], hoặc không nhất thiết phải dùng để tạo ra các phát biểu (theo nghĩa của các nhà ngữ pháp) – theo xưa truyền[9], cũng có câu hỏi và câu than [cảm thán], cũng như các câu biểu đạt mệnh lệnh, mong muốn hoặc nhượng bộ. Không nghi ngờ gì nữa, các triết gia cũng không có ý định phủ nhận điều này, ngay cả khi họ vô tình sử dụng khá lỏng ‘câu’ thay vì ‘phát biểu’. Và cũng chắc chắn, các nhà ngữ pháp và triết học đều nhận thức được sự khó khăn khi phân biệt các câu hỏi, câu ra lệnh, v.v. với các phát biểu bằng một vài dấu hiệu ngữ pháp có sẵn, chẳng hạn như trật tự từ, thức (mood), v.v. Song có lẽ, người ta không thường chú ý đến những khó khăn mà thực tế này rõ ràng đã gây ra. Vì ta làm thế nào phân biệt chúng với nhau? Đâu là các giới hạn và đép [định nghĩa] tương ứng của chúng?
Trong những năm gần đây, nhiều thứ vốn từng được các triết gia cũng như các nhà ngữ pháp chấp nhận một cách dễ dàng, ‘phát biểu’ chẳng hạn, thì giờ đây đã bị săm soi kỹ lưỡng hơn. Sự săm soi kỹ lưỡng này xuất hiện một cách gián tiếp – ít nhất là trong triết học. Đầu tiên là góc nhìn (đáng tiếc là chúng thường khá giáo điều), [rằng] một phát biểu (về sự kiện) phải ‘chứng thực được’ (verifiable), và điều này dẫn đến góc nhìn [cho rằng] nhiều ‘phát biểu’ thật ra chỉ có thể gọi là phát biểu giả (pseudo-statement). Đầu tiên và rõ ràng nhất (Kant có lẽ là người đầu tiên lập luận điều này một cách có hệ thống), nhiều ‘phát biểu’, mặc dù có dạng ngữ pháp rất đúng, hoá ra lại hoàn toàn vô nghĩa (nonsense). Nhìn chung, có những điểm mạnh và điểm yếu đối với việc liên tục phát hiện ra các kiểu vô nghĩa mới, mặc dù cách phân loại của chúng thường không hệ thống và cách giải thích của chúng lại thường bí ẩn. Nhưng chúng ta, ngay cả các triết gia, cũng đặt ra một số giới hạn cho mức độ vô nghĩa mà ta sẵn sàng đưa vào lời ăn tiếng nói của ta. Vì vậy ở bước thứ hai, điều tự nhiên là đi đến câu hỏi: liệu nhiều phát biểu giả thấy rõ (apparent pseudo-statements) thì có khả năng trở thành ‘phát biểu’ hay không. Ngày càng có sự đồng thuận cho rằng, nhiều câu thốt[10] trông như các phát biểu song lại không có mục đích nào cả hoặc chỉ nhằm mục đích ghi nhận (record) hoặc chuyển tải thông tin trực tiếp về các sự kiện. Chẳng hạn, ‘các chắt luân lý’[11] có lẽ là nhằm mục đích (hoặc phần nào mục đích) là để khơi gợi/biểu lộ cảm xúc hoặc để quy định hành vi hoặc ảnh hưởng đến hành vi theo những cách nào đó. Ở đây một lần nữa, Kant lại là một trong những người đi trước. Ta cũng thường dùng những câu thốt vượt ra ngoài phạm vi của ngữ pháp theo những cách nào đó, ít nhất là ngữ pháp xưa truyền. Người ta thấy rằng nhiều từ ngữ đặc biệt rối rắm (perplexing) có trong các phát biểu mô tả thấy rõ, không dùng để chỉ ra một số đặc điểm bổ sung đặc biệt kỳ lạ của thực tế được báo cáo, mà để chỉ ra (không phải báo cáo) các tình huống đưa ra phát biểu này, hoặc những hạn chế cho nó, hoặc cách thức mà nó (phát biểu) được đưa ra và những thứ tương tự. Bỏ qua những khả năng này – từng phổ biến và được gọi là ngụy biện ‘mô tả’[12] – nhưng có lẽ từ này không phải là một cái tên thích hợp, vì bản thân ‘mô tả’ đã đặc biệt. Không phải mọi câu đúng hay sai đều là những mô tả, vì thế, tôi thích dùng từ ‘tường thuật’ (‘constative’) hơn. Những nhận xét mà ta đưa ra cho đến nay không nghi ngờ gì đã cho phép chỉ ra, hoặc phần nào đó, rằng nhiều rối rắm triết học truyền thống đã nảy sinh từ nhầm lẫn: những câu thốt hoặc (theo những cách phi ngữ pháp có liên quan) vô nghĩa, hoặc nhằm nói một điều gì đó hoàn toàn khác, được xem là những phát biểu đơn giản về sự kiện.
Dù ta có thể nghĩ thế này thế nọ về những góc nhìn và gợi ý này, và dù ta có thể tiếc nuối đến đâu chăng nữa sự nhầm lẫn ban đầu mà học thuyết và phương pháp triết học đã mắc phải, song không thể nghi ngờ rằng chúng đang tạo ra một cuộc cách mạng trong triết học. Nếu ai đó muốn gọi đấy là cuộc cách mạng lớn nhất và có lợi nhất trong lịch sử triết học, thì cũng không phải là một tuyên bố đao to búa lớn (a large claim) nếu bạn suy nghĩ về việc này. Khởi đầu [thì] rời rạc, đầy thành kiến, mục đích [thì] mông lung – điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì nó đang ở giai đoạn đầu của bất kỳ cuộc cách mạng nào.
Cô Lập Sơ Bộ Thức Thi hành[13]
Tất nhiên, kiểu nói năng mà ta đang xem xét ở đây không phải là kiểu nói năng vô nghĩa; mặc dù việc dùng quá [lạm dụng] nó, như ta sẽ thấy, có thể tạo ra nhiều loại ‘vô nghĩa’ khá đặc biệt. Đúng hơn, nó là một trong những loại thứ hai của ta – những thứ dấu mặt (masqueraders). Song nó không nhất thiết phải dấu mặt dưới dạng một phát biểu mang tính mô tả hay tường thuật về sự kiện.Tuy nhiên, nó xảy ra khá thường, và thật kỳ lạ khi nó xuất hiện theo hình thức rõ ràng nhất. Tôi tin rằng các nhà ngữ pháp đã không chọc thủng được sự ‘dấu mặt’ này, và các nhà triết học thì chỉ thi thoảng chợt sao[14] mà thôi.[15] Do đó, sẽ rất thích hợp nếu nghiên cứu nó ở dạng sai lệch này trước tiên, để làm nổi bật các đặc điểm của nó bằng cách so bật [đối chiếu] chúng với các đặc điểm của phát biểu sự kiện (statement of fact) mà nó phỏng theo.
Vì vậy, với các ví dụ đầu tiên, ta sẽ xem xét một số câu thốt không thể phân loại được vào bất kỳ loại ngữ pháp nào đã được công nhận cho đến nay, ngoài loại ‘phát biểu’, không vô nghĩa và không chứa các tín hiệu cảnh báo bằng lời mà cho đến lúc này nhà triết học đã phát hiện hoặc nghĩ là đã phát hiện (những từ gây tò mò như ‘tốt’ hoặc ‘tất cả’, trợ từ nghi ngờ như ‘phải/ought’ hoặc ‘có thể/can’, và các cấu trúc đáng ngờ như giả thuyết chẳng hạn). Tất cả những câu thốt này, khi chúng xuất hiện, đều có động từ nhàm chán (humdrum verb), ở ngôi thứ nhất thì hiện tại số ít dạng chủ động.[16] Ta có thể tìm thấy các câu thốt thỏa các điều kiện này, chẳng hạn như:
(A) chúng không ‘mô tả’ hoặc ‘báo cáo’ hoặc tường thuật (constate) bất cứ điều gì, chúng không ‘đúng hay sai’; và
(B) việc thốt ra câu này là (hoặc là một phần của) sự thực hiện một hành vi (action), thông thường thì không thể (hoặc ‘đơn thuần’) xem như là việc nói điều gì đó.
Điều này không có gì là nghịch lý như thoạt nghe hoặc như tôi đã cố làm cho nó nghe có vẻ như vậy: thực vậy, những ví dụ được đưa ra ngay đây sẽ rất đáng thất vọng.
(E.a) ‘Tôi bằng lòng (lấy người phụ nữ này làm vợ hợp pháp của tôi)’[17] – nói trong lễ kết hôn.[18]
(E.b) ‘Tôi đặt tên con tàu này là Nữ hoàng Elizabeth’ – nói tại buổi lễ đặt tên con tàu.
(E.c) ‘Tôi tặng và để lại đồng hồ cho anh tôi’ – viết trong một di chúc.
(E.d) ‘Tôi cá với bạn đồng sáu xu (sixpence) rằng ngày mai trời sẽ mưa.’
Trong những ví dụ này, việc thốt ra câu đấy (tất nhiên là trong ngữ cảnh thích hợp) rõ ràng không nhằm mục đích mô tả tôi đang làm những gì được bảo làm trong việc nói sẽ làm như thế[19], [hoặc] cũng không nhằm nói rằng tôi đang làm điều đấy: việc nói ra câu đấy chính là làm những gì mà tôi làm hoặc phải làm. Không có câu nói nào được trích trên đây là đúng hay sai: Tôi khẳng định điều này là rõ thấy và không cần tranh luận. Không cần tranh luận cũng như không cần tranh luận về ‘chết tiệt’ (‘damn’) là đúng hay sai: có thể là câu nói đó ‘chỉ để thông tin cho bạn’—nhưng đó hoàn toàn là vấn đề khác. Đặt tên cho con tàu là nói (trong những ca thích hợp) ‘Tôi đặt tên…’. Trước cơ quan đăng ký hoặc bàn thờ, v.v., khi tôi nói ‘Tôi bằng lòng/hứa’(I do), tôi không báo cáo về một cuộc hôn nhân: Tôi đang trong nghi lễ kết hôn.
Chúng ta gọi một câu hoặc một câu thốt thuộc loại này là gì?[20] Tôi đề nghị gọi nó là một câu thi hành (performative sentence) hoặc một câu thốt thi hành, hoặc tắt là ‘một câu hành’ (a performative). Từ ‘thi hành’ sẽ được dùng theo nhiều cách và cấu trúc khác nhau, giống như từ ‘[thức] mệnh lệnh’ (imperative).[21] Rõ thấy, cái tên này có nguồn gốc từ ‘thi hành/thực hiện’ (perform), từ động[22] bình thường cùng với từ tên[23] ‘hành vi’ (action): nó cho thấy rằng việc thốt ra lời nói chính là thi hành một hành vi—và thường thì ta không coi hành vi chỉ là nói ra một điều gì đó.
Có thể nghĩ đến một số tơm khác, mỗi tơm này sẽ bao hàm thích hợp lớp gồm các câu hành như thế như thế, rộng hơn hoặc hẹp hơn: ví dụ: nhiều câu hành là cách nói giao kèo[24] (‘Tôi bắt/cược’) hoặc cách nói tuyên bố[25] (‘Tôi tuyên chiến’). Nhưng theo tôi biết, không có từ thông dụng nào là đủ rộng để bao hàm tất cả. Tơm gần nhất với nhu cầu của ta có lẽ là ‘thức vận/thực hành’ (‘operative’). Từ này được các luật sư sử dụng nghiêm ngặt để chỉ phần tài liệu ảnh hưởng đến giao dịch (chuyển nhượng tài sản, v.v.), tức là các điều khoản của một hành vi pháp lý nhằm thực hiện chính giao dịch đấy – trong khi đó, phần còn lại của tài liệu chỉ là những ‘trích dẫn’ (recites) các tình huống mà giao dịch này có hiệu lực.[26] Nhưng ‘operative’ còn có những nghĩa khác, và ngày nay nó thường được dùng với nghĩa mạnh hơn một chút so với ‘quan trọng’ (‘important’). Do đó, tôi thích một từ mới hơn, vì mặc dù từ nguyên của nó không phải là không thích hợp, nhưng ta có lẽ không thể dễ dàng gán cho nó một ý nghĩa đã định trước (pre-conceived meaning).
Nói có thể xem như làm? Can Saying Make It So?
Thế thì ta có thể nói như thế này:
‘Cưới là nói [vài lời gì đó]’, hoặc
‘Cá cược chỉ đơn giản là nói điều gì đó’?
Một học thuyết như vậy thoạt nghe có vẻ kỳ quặc hoặc thậm chí là cà rỡn (flippant), nhưng nếu có đủ các biện pháp che chở thì nó có thể không kỳ quặc chút nào.
Đây có lẽ là phản đối đầu tiên chống lại những thứ này; và phản đối này không hề tầm thường chút nào. Trong rất nhiều ca, [ta] có thể thực hiện một hành động tương tự, song không phải bằng cách thốt thành lời, dù là viết hay nói, mà bằng một số cách khác. Ví dụ, ở một số nơi, tôi có thể kết hôn bằng cách sống thử/chung (cohabiting,), hoặc tôi có thể cá cược với một máy đánh bạc (totalisator machine) bằng cách bỏ một đồng xu vào khe máy. Vậy thì, có lẽ ta nên chuyển đổi các chắt trên đây thành ‘nói vài lời nào đó có nghĩa là kết hôn’ (‘to say a few certain words is to marry’) hoặc ‘cưới, trong một số ca, chỉ đơn giản là nói một vài từ’ hoặc ‘chỉ cần nói [cái gì đấy] nghĩa là đặt cược’.
Two men meet, each believing the other to be of higher rank, 1903; Paul Klee. |
Song những nhận xét như vậy nghe có vẻ nguy hiểm, có lẽ lý do thực sự nằm ở một sự kiện hiển nhiên khác, mà ta sẽ phải giải quyết chi tiết bên dưới. Thực tế, việc thốt ra từ ngữ thì thường là một (hoặc thậm chí duy nhất) yếu tố chính (leading incident) trong sự thực hiện hành vi (cá cược hoặc không), và việc thực thi hành vi cũng là mục tiêu của câu thốt đấy, nếu hành vi ấy được coi là đã được thực thi, thì câu thốt không phải là thứ duy nhất cần thiết, ngay cả khi nó luôn cần thiết. Nói chung, các tình huống mà từ ngữ được thốt ra phải thích hợp (appropriate) theo cách này hay cách khác, thì luôn luôn cần thiết; và cũng rất cần thiết đối với bản thân người nói hoặc những người khác cũng phải thực hiện một số hành vi khác, cho dù là hành vi ‘vật lý’ hoặc ‘tâm lý’ hoặc thậm chí những hành vi thốt thêm những từ ngữ khác. Vì vậy, để đặt tên cho con tàu, điều quan trọng là tôi phải là người được chỉ định để đặt tên cho nó, đối với kết hôn (của người Cơ đốc), điều quan trọng là tôi không thể kết hôn với một người vợ vẫn còn sống, khoẻ mạnh và chưa ly hôn, v.v. Để vụ cá cược [có hiệu lực], ai đó phải đồng ý nhận cược với bạn (người kia phải làm gì đó, chẳng hạn nói ‘Xong’); và nếu tôi nói, ‘Tôi sẽ tặng quà cho di[27]’, thì khó có thể coi là một món quà nếu món quà ấy chưa bao giờ đem tặng.
Cho đến nay, vậy là tốt đẹp. Hành vi (action) có thể được thực hiện theo những cách khác với một câu hành, và trong mọi tình huống, bao gồm cả các hành vi khác, phải phù hợp (appropriate). Nhưng để phản đối, ta có thể có cái gì đó hoàn toàn khác, đặc biệt là khi ta nghĩ về một vài thức thi hành gây ngạc nhiên hơn, chẳng hạn như ‘Tôi hứa…’, và lần này hoàn toàn sai lầm. Chắc chắn từ ngữ phải được nói một cách ‘nghiêm túc’ (seriously) và để được tiếp nhận một cách ‘nghiêm túc’? Mặc dù mơ hồ song điều này nói chung là đúng – nó là một lẽ thường quan trọng khi thảo luận về ý định của bất kỳ câu thốt nào. Chẳng hạn, tôi không được nói đùa, cũng như không làm thơ.[28] Nhưng ta có xu hướng cảm thấy rằng tính nghiêm túc của chúng là ở chỗ, việc thốt ra chúng (đơn thuần) như là dấu hiệu bên ngoài và có thể thấy được của một hành vi tâm trí bên trong, vì thuận tiện hoặc ghi nhận này khác hoặc để biết thông tin. Từ điều này, ta có thể dễ dàng và vô tình tin hoặc cho rằng, đối với nhiều mục đích, câu thốt bên ngoài là một mô tả đúng hay sai về sự xuất hiện của các hành vi bên trong (inward performance).
Biểu đạt cổ điển của ý tưởng này có thể tìm thấy trong Hippolytus (dòng 612), nơi Hippolytus nói:
ἡ γλῶσσ’ ὀμώμοχ’, ἡ δὲ φρὴν ἀνώμοτος.
nghĩa là, ‘Cái lưỡi anh thề thốt, những tim anh (hoặc tâm trí hoặc con người nghệ sĩ ẩn sau hậu trường) chưa từng nói một lời’.[29] Vì vậy, ‘Tôi hứa sẽ…’ áp đặt tôi trách nhiệm: ghi nhận sự trói buộc mà tôi phải gánh chịu về mặt tinh thần.Trong ví dụ này, ta thấy rõ sự sâu sắc quá mức hoặc quá trang trọng lại có thể mở đường cho những hành vi trái đạo đức. Vì ai đó sẽ nói, ‘Hứa hẹn không chỉ đơn thuần là việc nói ra vài lời! Đó là một hành vi tinh thần bên trong!’ Và người này dường như là một nhà đạo đức vững vàng đứng ra chống lại một thế hệ các nhà lý thuyết hời hợt: ta nhìn ni như ni nhìn chính mình, khảo sát những chiều sâu vô hình của không gian đạo đức, với tất cả sự khác biệt của một chuyên gia theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, ni đã mở cho Hippolytus một lối thoát, một cái cớ để một tay hai vợ nào đó có thể nói ‘Tôi hứa’ (‘I do’) và kẻ chạy làng đã từng nói ‘Tôi cược’. Sự chính xác và đạo đức thì y như nhau ở mặt này: lời nói của ta là sự cam kết của ta.[30]
Nếu loại trừ những hành vi hư cấu bên trong (fictitious inward acts) như thế này, ta có thể cho rằng bất kỳ điều gì khác vốn thường chắc chắn được yêu cầu kèm theo câu nói như ‘Tôi hứa rằng …’ hoặc ‘Tôi hứa/bằng lòng (sẽ lấy người phụ nữ này …)’ trên thực tế được mô tả bởi lời nói này, và do đó sự có mặt của chúng khiến câu nói trở thành đúng hay sự vắng mặt của chúng khiến câu nói này sai? Ừ, ta sẽ xem xét vế sau trước, tiếp theo ta sẽ xem xét những gì ta thực sự nói về câu thốt có liên quan khi không có mặt của phần kèm theo bình thường (normal concomitant) của câu thốt đấy. Trong mọi ca, ta không nói rằng câu thốt đấy sai, mà đúng hơn, câu thốt đó – hay đúng hơn, hành vi đó (the act),[31] chẳng hạn như lời hứa ấy – là rỗng/vô hiệu (void), hoặc không tin được (‘false’ promise), hoặc không thực hiện được, hoặc tương tự. Trong trường hợp cụ thể của việc hứa, cũng như nhiều câu hành khác, người đưa ra lời hứa nên có một ý định nhất định, nghĩa là, ở đây để giữ lời: và có lẽ trong tất cả những thứ kèm theo, điều này có vẻ phù hợp nhất để được mô tả hoặc ghi nhận bằng cụm ‘Tôi hứa’. Thật ra, ta không nói về một lời hứa ‘cuội’ (‘false’ promise) khi không có ý định như vậy hay sao? Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là câu nói ‘Tôi hứa rằng …’ là sai, theo nghĩa là ni không làm mặc dù ni tuyên bố rằng ni hứa sẽ làm, hoặc mặc dù ni đã mô tả, nhưng ni đã mô tả sai, báo cáo sai. Vì ni thực sự có hứa: lời hứa ở đây thậm chí không rỗng/vô hiệu, mặc dù lời hứa ấy không đáng tin.[32] Lời nói của ni có lẽ gây hiểu lầm, có thể lừa dối và chắc chắn là sai, nhưng nó không phải là dối trá hay không chính xác (misstatement). Cùng lắm ta có thể đưa ra trường hợp, rằng câu thốt của ni ngụ ý hoặc bóng gió sai hoặc nói sai (nghĩa là ni có ý định làm điều gì đó): nhưng đấy hoàn toàn là một vấn đề khác. Hơn nữa, ta không nói về một vụ đánh cược sai hay làm lễ rửa tội giả; và [rằng] ta thực sự nói về một lời hứa cuội không khiến ta phải chịu trách nhiệm nhiều hơn việc ta nói về một nước đi sai. ‘Sai’ không nhất thiết chỉ dùng trong các phát biểu.
Bài Giảng II
Điều Kiện Cho Câu Hành May Mắn
Chắc bạn nhớ rằng ta đã xem xét một số tình huống trong bài giảng trước (và chỉ một vài tình huống, tạ ơn Chúa!); trong những tình huống này, nói [điều gì đó] là làm [cái gì đó]; ta thực sự đang làm cái gì đó qua cách nói (by saying)[33] hoặc trong khi nói (in saying) [điều gì đó].[34] Chủ đề này là một phát triển gần đây (và còn nhiều chủ đề khác) – trong xu hướng đặt câu hỏi về một giả định lâu đời trong triết học: ít nhất trong mọi tình huống đáng xem xét, tức là tất cả các tình huống đã được xem xét, nói điều gì đó thì luôn luôn và đơn thuần là phát biểu (state) điều gì đó. Giả định này hầu như là vô thức (unconscious), chắc chắn là chưa chín (precipitate), nhưng về mặt triết học thì nó rõ ràng (apparently) và hoàn toàn tự nhiên. Ta phải học chạy trước khi ta có thể đi. Nếu ta chưa bao giờ mắc sai lầm, ta [có thể] sửa sai thế nào được?[35]
Chẳng hạn, bằng ví dụ, tôi sẽ bắt đầu bằng cách hướng bạn chú ý đến một vài câu thốt đơn giản thuộc loại gọi là thức thi hành (performatories)hoặc thức thi hành (performatives).[36] Bề ngoài, hoặc ít nhất là vẻ ngoài ngữ pháp – chúng là những ‘phát biểu’. Nhưng khi ta xem xét kỹ hơn, chúng không rõ ràng là những câu thốt vốn có thể ‘đúng’ hay ‘sai’. Tuy nhiên, theo xưa truyền, ‘đúng’ hoặc ‘sai ‘ là tính chất điển hình của một phát biểu. Ví dụ, một trong những ví dụ của ta là câu ‘Tôi hứa/bằng lòng’(lấy người phụ nữ này làm vợ hợp pháp của tôi), được nói ra trong lễ kết hôn. Điều cần nói ở đây là khi nói những lời này, ta đang làm cái gì đó, đấy là ta đang kết hôn, không phải đang ghi nhận (report) rằng ta đang kết hôn. Và hành động kết hôn, giống như hành vi cá cược, ít ra thích hợp (mặc dù vẫn không chính xác) để được mô tả là nói những từ ngữ gì đó, hơn là thực hiện một hành động tâm trí bên trong và khác hẳn, mà những lời lẽ chỉ là dấu hiệu bên ngoài, có thể nghe thấy được của hành vi bên trong. Điều này có lẽ khó có thể chứng minh được, nhưng tôi phải khẳng định đây là một việc có thật (a fact).
Điều đáng lưu ý là, theo như tôi biết, theo luật chứng cứ Hoa Kỳ, một báo cáo/biên bản (report) về những gì người khác đã nói sẽ được thừa nhận là chứng cứ nếu những gì ni nói thuộc loại câu hành của ta: bởi vì đây được coi là một báo cáo không phải về nhiều điều ni đã nói, vì đó sẽ là tin đồn và không thể thừa nhận là chứng cứ; mà đúng hơn, một báo cáo như vậy được xem là những thứ ni đã làm: một hành động của ni. Điều này rất ăn khớp với cảm nhận ban đầu của ta về thức thi hành.
Cho đến nay, ta chỉ cảm thấy nền tảng vững chắc của định kiến đó đang trượt đi dưới chân ta. Song, với tư cách là nhà triết học, chúng ta (we) sẽ tiếp tục thế nào đây? Rõ ràng, một cách mà ta có thể tiếp tục là quay trở lại hoàn toàn về một điểm xuất phát, một cách khác là tự sa lầy trong các giai đoạn logic (another would be to bog, by logical stages, down). Nhưng tất cả điều này cần phải có thời gian. Trước hết, ta hãy tập trung sự chú ý vào vấn đề nhỏ đã được đề cập ở trên – vấn đề này là ‘những tình huống thích hợp’ (appropriate circumstances). Như tôi đã chỉ ra trên đây, cá cược không chỉ đơn thuần là thốt ra những từ ‘Tôi cá…’: Ai đó có thể nói hoàn toàn như vậy, nhưng ta vẫn có thể không cho rằng ni thực sự, hoặc ít nhất là hoàn toàn, đã đặt cược. Để thuyết phục bản thân về điều này, chẳng hạn, ta chỉ cần thông báo đặt cược sau khi trận đấu kết thúc. Bên cạnh việc thốt ra lời lẽ gọi là câu hành này, nói chung cần có nhiều điều phải phù hợp và diễn ra chính xác nếu ta muốn được thừa nhận rằng ta đã thực hiện đúng hành động của mình. Đây là những gì ta có thể hy vọng sẽ khám phá ra bằng cách xem xét và phân loại các loại tình huống có vấn đề khiến hành vi – kết hôn, cá cược, di tặng, lễ đặt tên tàu, … ít nhất thất bại ở một mức độ nào đó, thế thì ta có thể nói rằng, câu nói đấy không hẳn là sai nhưng nói chung là không may (unhappy). Vì vậy, ta gọi học thuyết về những thứ có thể sai và lạc đường trong những câu thốt như vậy là học thuyết về những thứ không phù hợp (doctrine of the Infelicities).
Trước tiên, ta sẽ cố gắng phát biểu theo nét chính (tôi cũng không muốn khẳng định bất kỳ hình thức cuối cùng nào cho phần nét chính này) – ít nhất là một vài thứ cần thiết suôn sẻ hoặc ‘may mắn’ (happy) cho chức năng của một thức thi hành (hoặc ít nhất là một thức thi hành rất rõ ràng như các ví dụ mà ta đã nêu ra cho đến nay), và sau đó đưa ra các ví dụ về những thứ không phù hợp và ảnh hưởng của chúng.Tôi e ngại, nhưng đồng thời cũng hy vọng rằng việc thoả mãn những điều kiện cần này sẽ trở nên rõ thấy đối với bạn.
(A.1) Phải có một thủ tục/trình tự (procedure) được chấp nhận theo quy ước có một hiệu lực nhất định theo quy ước, thủ tục đó bao gồm việc thốt ra một số từ nhất định của một số người nhất định trong những tình huống nhất định, và hơn nữa,
(A.2) trong một trường hợp cụ thể, những người và tình huống cụ thể phải phù hợp với các điều kiện kích hoạt (invocation) thủ tục cụ thể này.
(B.1) Thủ tục này phải được thực hiện chính xác bởi tất cả thành phần tham gia và
(B.2) hoàn toàn đầy đủ.
(Γ.1) Thủ tục này thường được thiết kế để sử dụng bởi những người có những suy nghĩ hoặc cảm xúc nhất định, hoặc được thiết kế cho bất kỳ người tham gia nào để thực hiện một số hành vi hậu quả nhất định, vì vậy, người tham gia vào và do đó kích hoạt thủ tục này, trên thực tế, phải có những suy nghĩ hoặc cảm xúc đó, và những người tham gia phải có ý định cư xử (conduct) như thế[37], và hơn nữa
(Γ.2) bản thân họ thực sự phải cư xử như thế sau đấy.
Bây giờ, nếu ta phạm phải một (hoặc nhiều) run [quy tắc] trong số sáu run này, thì câu hành của ta sẽ không may mắn (theo cách này hay cách khác). Tuy nhiên, rõ ràng có sự khác biệt đáng kể giữa những ‘cách’ không may mắn này – và ta có thể phân biệt những cách không may đấy bằng cách kết hợp các chữ cái và chữ số được chọn cho mỗi đề mục.
Sự khác biệt lớn đầu tiên giữa tất cả bốn run A và B cùng với nhau thì trái ngược với hai run Γ (do đó có các chữ La Mã đối lập với các chữ cái Hy Lạp). Nếu ta vi phạm bất kỳ run nào trước đây (A hoặc B) – nghĩa là nếu, ví dụ, ta nói công thức (formula) không chính xác[38], hoặc nếu, chẳng hạn, ta không thể thực thi hành vi kết hôn vì ta đã kết hôn, hoặc người quản lý chứ không phải viên thuyền trường đang tiến hành nghi lễ ấy, thì hành vi mà ta đang nói đến, chẳng hạn, kết hôn, thì hoàn toàn không được thực thi thành công, không hiện thực được, không đạt được kết quả như mong muốn. Ngược lại, trong cả hai trường hợp Γ, mặc dù hành vi đấy đã hoàn thành, ta đã thực hiện nó trong những tình huống, ví dụ, thiếu thành thực, thì đó là lạm dụng thủ tục này. Vì vậy, khi ta nói ‘Tôi hứa’ và không có ý định giữ lời hứa đó, tôi đã hứa nhưng … Ta cần những cái tên để chỉ ra sự phân biệt đầu tiên này. Vì vậy, nói chung ta sẽ gọi những lỗi vi phạm từ A.1 cho đến B.2 – đấy là những lỗi xảy ra khi hành động thực thi (và trong khi thực thi) chưa được hoàn thành mặc dù vẫn thoả theo [điều kiện] thiết lập của công thức [bằng lời] có liên quan. Những thứ không phù hợp này, ta sẽ gọi là Tắc tịt (Misfires). Và mặt khác, ta có thể đặt tên là Lạm dụng (Abuses) cho hành vi thực hiện theo những thứ không phù hợp đấy(đừng nhấn mạnh nét nghĩa thông thường của hai tên này!). Khi câu nói là một tắc tịt, thủ tục mà ta cố tình gọi/dẫn ra/sử dụng (invoke) sẽ bị cấm hoặc sẽ hỏng (botched): hành vi của ta (kết hôn, v.v.) sẽ rỗng hoặc không có hiệu lực, v.v. Ta xem loại hành vi này là một hành vi có chủ đích, hoặc có thể là một nỗ lực – hoặc ta sẽ dùng cụm từ ‘đã hoàn thành thủ tục kết hôn’[39] , thay vì ‘đã kết hôn’ (married). Mặt khác, trong các tình huống Γ, ta gọi các hành vi không phù hợp đấy là ‘tự xưng/nhận’ (professed) hoặc ‘rỗng suông’ (hollow) chứ không phải là ‘có chủ đích’ hoặc ‘rỗng’, và ta coi chúng là không thực hiện được (not implemented), hoặc không hoàn thành, chứ không phải là rỗng hoặc không có hiệu lực. Nhưng cho phép tôi vội thêm rằng những phân biệt này không quá nghiêm ngặt, cứng ngắt (hard and fast), và đặc biệt là ta không cần quá chú trọng vào những từ như ‘có chủ đích’ (purported) và ‘tự xưng/nhận’. Hai từ cuối cùng này để nói về [hành vi] rỗng hoặc không có hiệu lực (effect). Rõ thấy, điều này không có nghĩa là ta sẽ không làm gì cả: rất nhiều thứ sẽ được thực hiện – đáng chú ý là ta đã có hành vi có hai vợ (bigamy) – nhưng ta không thực hiện hành vi này có chủ đích, nghĩa là, kết hôn (marrying). Bất chấp cái tên này, bạn không hề hai vợ khi kết hôn hai lần. (Nói tóm lại, đại số hôn nhân là đại số Boole[40]). Hơn nữa, ‘không có hiệu lực’ở đây không có nghĩa là ‘không có hậu quả (consequences), kết quả (results), hoặc tác động (effects)’.
Tiếp theo, ta phải cố gắng làm rõ sự phân biệt chung chung giữa các ca A và các ca B trong những tình huống tắc tịt. Trong cả hai ca A đều có sự gọi/kích hoạt[41] sai (misinvocations) một thủ tục nào đó – hoặc nói đại khái là do không hề có thủ tục này, hoặc vì thủ tục đấy không thể áp dụng theo cách đang được thử. Do đó, ta có thể gọi những không phù hợp thuộc loại A này là Gọi [thủ tục] sai (Misinvocations). Trong số đó, ta có thể đặt tên một cách hợp lý cho loại thứ hai, hoàn toàn tồn tại nhưng không thể áp dụng theo chủ đích: Ứng dụng sai (Misapplications). Nhưng đối với lớp A khác, lớp trước, ta vẫn chưa tìm được một cái tên phù hợp cho nó. Ngược với các ca A, khái niệm về ca B là bản thân thủ tục đấy và việc áp dụng nó thì ổn, nhưng ta đã làm rối tung việc thực hiện nghi thức đấy (ritual) với ít nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, các ca B (ngược với các ca A) sẽ được gọi là các Thực hiện sai (Misexecutions), ngược với Gọi sai: các hành vi có chủ đích sẽ mất hiệu lực (vitiated) do một lẫn lộn (flaw) hoặc vướng mắc trong việc thực hiện nghi lễ đấy. Loại B1 là loại kiểu Flaws, loại B2 là loại kiểu Hitch. Và ta có được lược đồ sau:[42]
Tôi hy vọng sẽ giải quyết được một số nghi ngờ về A.1 và Γ.2; nhưng ta sẽ xem xét chúng sau.
Song trước khi đi vào chi tiết, tôi sẽ đưa ra một số nhận xét chung về những không phù hợp này. Ta có thể hỏi:
(1) Khái niệm [tính] không phù hợp có thể áp dụng cho loại ‘hành vi’ nào?
(2) Sự phân loại [tính] không phù hợp này đầy đủ đến mức nào?
(3) Những loại [tính] không phù hợp này có loại trừ lẫn nhau không?
Ta sẽ giải quyết những câu hỏi này theo thứ tự (đó).
(1) Tính không phù hợp rộng khắp đến mức nào?
Thoạt đầu, có vẻ khá rõ rằng, mặc dù khái niệm tính không phù hợp khiến (hoặc không khiến) ta quan tâm bởi vì nó gắn liền với một số hành vi nhất định bao gồm (toàn bộ hoặc một phần) những hành vi nói, thì tính không phù hợp là một căn bệnh (ill) mà tất cả các hành vi thừa hưởng đặc điểm chung của nghi thức hoặc nghi lễ: tất cả các hành vi quy ước. Rõ thấy không phải mọi nghi thức đều có thể găp phải mọi hình thức của tính không phù hợp (ngoài ra không phải mọi câu hành đều như vậy). Trên thực tế, rõ ràng là nhiều hành vi thông thường, như cá cược hoặc chuyển nhượng tài sản, có thể được thực hiện không qua lời nói. Các loại run tương tự phải được tuân thủ trong tất cả các thủ tục quy ước như vậy – ta chỉ có thể bỏ qua việc đề cập cụ thể đến câu thốt bằng lời trong [các run của] A. Điều này là rõ thấy.
Song ngoài ra, để nhắc bạn thì cần phải chỉ ra – có bao nhiêu ‘hành vi’ mà các luật gia (jurist) cho là có hoặc chứa các câu hành? Hoặc các ‘hành vi’ có hoặc bao gồm việc thực thi một số thủ tục thông thường quy ước đến mức độ nào? Tất nhiên, bạn sẽ đánh giá được điều đó theo cách này, các nhà văn về luật học đã không ngừng cho thấy họ nhận thức được nhiều loại tính không phù hợp, thậm chí thi thoảng còn quan tâm đến câu hành. Chỉ vẫn còn nỗi ám ảnh rằng những câu thốt/phát ngôn của luật pháp, và những câu thốt được sử dụng trong ‘các hành vi theo luật pháp’ (acts in the law) chẳng hạn, thì bằng cách nào đó phải là những phát biểu đúng hoặc sai. Nhiều luật sư có thể nhận thấy được toàn bộ vấn đề này một cách trực tiếp hơn nhiều so với khả năng của ta, nhưng những ám ảnh nói trên đã không cho phép họ thấy được như thế. Tôi thậm chí còn ngờ rằng không biết liệu một số người trong số họ có nhận thức được vấn đề này hay không. Tuy nhiên, mối quan tâm trực tiếp hơn của ta là phải nhận ra rằng, vì lý do tương tự, như các nhà triết có xu hướng cho rằng rất nhiều hành vi thuộc phạm vi đạo đức không chỉ đơn giản là ở những hoạt động vật lý (physical movements) cuối cùng: rất nhiều hành vi trong số chúng (toàn bộ hoặc một phần) có các đặc điểm chung của các hành vi quy ước hoặc nghi thức, và do đó, như mọi thứ khác, trở nên không phù hợp (infelicity).
Cuối cùng, ta có thể hỏi – và ở đây tôi phải làm rõ một số điểm – phải chăng khái niệm về tính không phù hợp có áp dụng được cho những câu thốt vốn là những phát biểu? Cho đến nay, ta đã đề ra tính không phù hợp như là đặc điểm của câu hành, được ‘định nghĩa’ (nếu ta có thể gọi nó như vậy) chủ yếu trái ngược với ‘phát biểu’ được cho là quen thuộc của ta. Tuy nhiên, ở đây tôi rất vui khi chỉ ra rằng, một trong những điều đang xảy ra trong triết học gần đây là sự chú ý chặt chẽ đã được dành cho ngay cả những ‘phát biểu’, mặc dù không sai hoàn toàn cũng như chưa ‘mâu thuẫn’, nhưng vẫn là thái quá. Chẳng hạn, các phát biểu rép [tham chiếu] đến thứ điều gì đó không tồn tại, ví dụ, ‘Vua nước Pháp hiện tại bị hói’. Có lẽ có xu hướng đánh đồng câu này y như việc bạn đồng ý thừa kế một thứ không thuộc về mình. Trong cả hai ca, chẳng phải sự tồn tại của mọi thứ chỉ là một giả định trước (presupposition) sao? Phải chăng, một phát biểu rép đến một thứ gì đó không tồn tại, thì sai cũng như rỗng? Và ta càng coi một phát biểu không phải là một câu (hoặc chắt) mà như là một hành vi lời nói (trong đó những câu khác là những cấu trúc logic) thì càng thấy toàn bộ sự việc này là một hành vi cần được tìm sâu. Hoặc, một lần nữa, có những tương tự thấy rõ giữa lời nói dối và lời hứa cuội (false promise). Ta sẽ phải quay lại vấn đề này sau.[43]
(2) Câu hỏi thứ hai của ta là: Phân loại này đầy đủ đến mức nào?
(i) Điều đầu tiên cần nhớ là, vì với những câu hành của ta, chắc chắn ta đang ‘thực hiện các hành vi’ theo một ý nghĩa vừa đủ hợp lý nào đó, và với tư cách là hành vi, chúng cũng phải tuân theo các khía cạnh mà tất cả các hành vi đều phải thiếu sót, nhưng những thiếu sót này thì khác biệt hoặc có thể phân biệt được với những không phù hợp mà ta đã thảo luận. Ý tôi là, nói chung các hành vi (không phải tất cả) đều được thực hiện, chẳng hạn, theo ép buộc, hoặc do tình cờ, hoặc do sai lầm này sai lầm khác, nói cách khác, do vô ý thực hiện. Trong nhiều trường hợp như vậy, ta chắc chắn không muốn nói về một hành vi nào đó chỉ đơn thuần là hành vi ấy đã được thực hiện hoặc ni đã làm hành vi này. Tôi không đi sâu vào học thuyết tổng quát này ở đây: trong nhiều trường hợp như vậy, ta thậm chí có thể nói rằng hành vi ấy là ‘rỗng’ (hoặc có thể rỗng do bị ép buộc hoặc ảnh hưởng quá mức), v.v. Tôi cho rằng một số học thuyết cao cấp phổ biến có thể gộp những gì gọi là những không phù hợp và những đặc điểm ‘không may’ khác của việc thực hiện các hành vi (trong trường hợp của ta, các hành vi chứa một câu hành) vào trong một học thuyết duy nhất: ngoại trừ loại không may này – song ta phải nhớ rằng các đặc điểm của loại này có thể và thường xuyên ảnh hưởng đến bất kỳ trường hợp cụ thể nào mà ta đang thảo luận. Các đặc điểm của loại này thường nhóm lại dưới tiêu đề “tình tiết giảm nhẹ” hoặc ‘các tình tiết giảm nhẹ’ hoặc ‘các yếu tố giảm nhẹ hoặc loại bỏ trách nhiệm của bên đại diện’ , v.v.[44]
(ii) Thứ hai, với tư cách là những câu thốt, các câu hành của ta cũng có thể bị một số loại quặt quẹo (ill) lây nhiễm cho tất cả các câu thốt. Và y như vậy, mặc dù có thể giải thích những khó chịu này một cách khái quát hơn, ta đang cố tình không làm như vậy vào lúc này. Ví dụ, ý tôi là như sau: một câu hành chẳng hạn, sẽ rỗng hoặc rỗng suông (hollow) nếu do diễn viên nói ra trên sân khấu, hoặc nếu được lồng vào trong một bài thơ, hoặc được nói trong khi tự thoại (soliloquy). Điều này áp dụng theo cách tương tự đối với bất kỳ và mọi câu thốt – một thay đổi mạnh mẽ trong các tình huống đặc biệt. Trong những tình huống như thế, có thể hiểu rằng ngôn ngữ không được dùng theo cách nghiêm túc, và cách dùng không nghiêm túc này sống bám/gửi (ký sinh; parasitic) vào cách dùng ngôn ngữ thông thường, những cách có thể được nhóm vào theo nguyên tắc úa tàn[45] của ngôn ngữ.[46]Tất cả những điều này ta sẽ không xem xét. Các câu hành của ta, cho dù có phù hợp (felicitous) hay không, phải được hiểu là thốt nói (utterances) trong các tình huống bình thường.
(iii) Một phần là để loại trừ những cân nhắc như vậy, ít nhất là vào lúc này, tôi sẽ không giới thiệu ở đây ‘tính không phù hợp’ gây ra bởi ‘sự hiểu lầm’ — có lẽ tính không phù hợp này thực sự đúng với tên gọi của nó. Rõ thấy, để hứa hẹn, thông thường tôi cần phải
(A) đã được nghe bởi ai đó, có lẽ là người được hứa;
(B) ni hiểu lời tôi như một lời hứa.
Nếu một hoặc nhiều trong những điều kiện này không thỏa, thì sẽ nảy sinh câu hỏi rằng tôi thực sự có hứa hay không, và người ta có thể cho rằng hành vi của tôi chỉ là ướm thử (attempted) hoặc vô hiệu (void). Luật pháp áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt để tránh điều này và các không phù hợp khác, ví dụ, trong văn bản tống đạt hoặc triệu tập. Ca đặc biệt này quan trọng đến mức ta sẽ phải quay lại sau trong các cân nhắc có liên quan khác.
(3) Những trường hợp không phù hợp này có loại trừ lẫn nhau không? Câu trả lời cho điều này là rõ thấy.
(a) Không, theo nghĩa là ta có thể sai theo hai cách cùng một lúc (ta có thể không thành thật hứa với một con lừa sẽ cho nó một củ cà rốt).
(b) Không, quan trọng hơn, theo một nào đó, các cách sai sẽ ‘hoà lẫn vào nhau’ (‘shade into one another’) và ‘chồng lấp nhau’ (‘overlap’), và quyết định giữa chúng là ‘tùy tiện’ theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ, giả sử, nhìn thấy một chiếc tàu trên bãi, tôi bước đến và đập vỡ cái chai treo ở thân tàu và tuyên bố ‘Tôi đặt tên cho con tàu này là Mr Stalin’ và để hoàn tất [thủ tục], [tôi] đá cái đòn chống của con tàu đó. Vấn đề là, tôi không phải là người được chỉ định để đặt tên cho nó (cho dù Mr Stalin có phải là cái tên dự định hay không – đó sẽ là một sự phức tạp nữa; trường hợp này có thể còn đáng tiếc hơn, theo một nghĩa nào đó, nếu nó là tên dự định). Tất cả chúng ta đều nhất trí.
(1) theo đó, con tàu chưa được đặt tên;[47]
(2) đó là một sự cố rất đáng tiếc.
Người ta có thể nói rằng tôi ‘đã hoàn thành một thủ tục’ đặt tên cho con tàu[48] nhưng ‘hành vi’ của tôi là ‘rỗng’ (vô hiệu) hoặc ‘không hiệu lực’, bởi vì tôi không phải là người thích hợp, tôi không có ‘quyền hạn’ để thực hiện hành vi này. Nhưng người ta cũng có thể nói thế này – để giải quyết vấn đề theo cách khác – rằng khi không có áp lực và thậm chí không có bóng dáng của quyền hạn hoặc một tuyên bố theo lệ (colourable claim), thì sẽ không có thủ tục theo quy ước nào được công nhận: đó là một sự nhại kỳ quái, giống như một cuộc hôn nhân với một con khỉ. Hoặc, ta có thể nói rằng một phần của thủ tục này là do chính họ tự chỉ định. Khi vị thánh làm lễ rửa tội cho chim cánh cụt, điều này sẽ vô hiệu vì thủ tục rửa tội không phù hợp để áp dụng cho chim cánh cụt, hay vì không có thủ tục rửa tội nào được chấp nhận ngoại trừ con người? Tôi không nghĩ rằng những điều không chắc chắn này quan trọng về mặt lý thuyết, mặc dù tôi vui lòng và sẵn sàng tìm sâu chúng, và giống như các nhà luật học, chuẩn bị sẵn thuật ngữ để thuận tiện trong thực tế giải quyết chúng.
(Hết Bài Giảng II.)
Giải trí (Trần Đình Thắng)
Nốt Cuối
-
+ Dịch theo cách dịch “Quand dire, c’est faire” (bản Pháp); Tàu dịch: Vân Hà Dĩ Ngôn Hành Sự. ↑
-
+ Worte sind Taten; Words are deeds – Wittgenstein, Culture and Value. ↑
-
+ ông [ta]/he ↑
-
+ cần phân biệt với triét học về ngôn ngữ (philosophy of language). Triết học [theo] ngôn ngữ là một cách làm triết, cho rằng các vấn đề triết học nảy sinh do sự nhập nhằng và nhầm lẫn của ngôn ngữ, lời nói thông thường; do đó cần phải phân tích và chỉ ra những nhầm lẫn về mặt ngôn ngữ, đặc biệt lối dùng ngôn ngữ (linguistic usage) thực tế, đây một phương pháp giải quyết các vấn đề của triết học: hoặc các vấn đề này sẽ được giải quyết, hoặc bị huỷ bỏ (dissolved). Cách tiếp cận này phát triển mạnh mẽ ở Anh trong thời kỳ sau chiến tranh, đặc biệt là ở Oxford. Trong số những người theo đuổi phương pháp này, có thể kể đến John Wisdom, Gilbert Ryle, J. L. Austin, Paul Once, P. F. Strawson và Alan White. Chẳng hạn, Wittgenstein chỉ ra vai trò của động từ TO BE đối với triết học phương Tây (TS213):
…Những cái bẫy của ngôn ngữ. Ngôn ngữ có sẵn cùng một loại bẫy cho tất cả mọi người; mạng lưới rộng lớn gồm những con đường sai lầm dễ bị che khuất. Và do đó, ta thấy hết người này đến người khác đi lại cùng những con đường y như nhau và ta sẽ biết ni sẽ rẽ ở đâu … Ta nghe mãi luận điệu cho rằng triết học thực sự không đạt được tiến bộ nào, rằng chính những vấn đề triết học mà người Hy Lạp từng quan tâm, chúng vẫn tiếp tục chiếm lấy đầu óc chúng ta. Nhưng những người đưa ra luận điệu đấy không hiểu lý do tại sao nó phải như vậy. [Rằng] lý do là vì ngôn ngữ của ta không hề thay đổi và tiếp tục cuốn ta vào cùng những câu hỏi này. Bao lâu còn có từ động “là/thì/to be”, chức năng y như “ăn” và “uống”, bao lâu còn có các từ tính “giống hệt nhau”, “đúng”, “sai”, “có thể”, bao lâu còn có lối nói ‘dòng thời gian’ và ‘không gian trải rộng’, v.v., v.v., con người sẽ vẫn tiếp tục đối mặt với cùng những khó khăn bí ẩn đấy, và nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó mà dường như không có lời giải thích nào có thể gỡ bỏ được. Và nhân tiện, điều này sẽ thỏa mãn một khao khát đối với cái siêu việt, vì tin rằng họ đã nhìn thấy được “đường ranh giới hạn hiểu biết của con người”, họ, tất nhiên, tin rằng họ có thể nhìn thấy xa hơn cái siêu việt đấy. Tôi đọc đâu đó:
“. . . các triết gia không thể hiểu ý nghĩa của ‘Thực tại’ như Plato…”
Thật là quái đãn. Trong trường hợp này, quả là quái lạ khi Plato có thể tiến xa đến thế ngay từ thưở ban đầu! Hoặc, sau khi đi theo ni, ta không thể tiến xa hơn! Hoặc, phải chăng Plato quá ư thông minh?
Trong khi đó, triết học về ngôn ngữ (trong triết học phân tích) tìm sâu về bản chất của ngôn ngữ, về những quan hệ giữa ngôn ngữ, người dùng [ngôn ngữ] và thế giới hiện thực. Những tìm sâu này có thể bao gồm việc tìm hiểu bản chất của ý nghĩa, tính ý hướng, sự rép (tham chiếu), cấu tạo của câu, khái niệm, sự học và sự nghĩ. Gottlob Frege và Bertrand Russell là những nhân vật quan trọng trong ‘bước ngoặt ngôn ngữ’ của triết học phân tích. Theo sau gồm có Ludwig Wittgenstein (Tractatus Logico-Philosophicus), nhómVienna, các nhà thực chứng logic, và W. V. O. Quine. ↑ -
+ Theo Modern Philosophy Of Language-Maria Baghramian, Philosophy in the Modern World, Vol 4-Anthony Kenny, Philosophy in the Twentieth Century của Ạ. Ayer, trang web Stanford Encyclopedia of Philosophy và Wiki. ↑
-
+ Nói chung, người dịch sẽ đưa ra các từ chế mới, bên cạnh hoặc trong phần nốt sẽ có từ cũ, thường là Sứ (Hán) Việt, tương ứng. Bạn đọc, nếu muốn, khi trích lại thì có thể thay thế những từ chế của người dịch bằng các từ Sứ Việt cũ. Hơn nữa, thỉnh thoảng người dịch sẽ dùng lẫn lộn từ chế với từ Sứ Việt để bạn đọc quen dần, hoặc ở những câu mà từ chế chưa ăn, thuận tai với người đọc. + Mặc dù trong tiếng Việt hiện nay (tâm lý học chẳng học), hai từ ‘hành động’ và ‘hành vi’ có nét nghĩa khác nhau, song trong loạt bài giảng của Austin, người dịch dùng lẫn lộn hai từ này và ưu tiên cho từ ‘hành vi’. Đối với hành vi lời nói (speech act), Austin không quan tâm nhiều đến sự phân biệt giữa những gì được nói (hứa bằng miệng) và những gì được viết (hứa trong di chúc); những góc nhìn triết học mà ni đưa ra sẽ áp dụng chung cho cả hai kiểu dùng ngôn ngữ này; thậm chí với ‘act’, Austin cho rằng khái niệm này cũng khá mơ hồ (‘…namely that the notion of an act is unclear’ – trang 106).
+Vài tơm lõi của Austin thường được dùng trong hai bài giảng nàyabuse
lạm dụng
act
hành vi, hành động
assertion
khẳng định
bad faith
không tin được
ceremony
nghi lễ
completeness
tính đầy đủ
constative
thức/câu tường thuật
convention
quy ước
doing
làm, thực hiện, thực thi
duress
sự ép buộc
false promise
hứa cuội
felicity
[tính] phù hợp, thích đáng, thích hợp. Fecility condition còn có thể dịch là ‘điều kiện may mắn’ theo cách nói của Austin.
flaw
lẫn lộn
happy
may mắn; phù hợp; thoả đáng
hitch
vướng mắc
infelicity
tính không phù hợp/thích đáng/thích hợp
illocutionary; illocution act
hành vi tại lời
Illocutionary force
lực tại lời
locutionary; locution act
hành vi [tạo] lời
mood
thức
parasitic
sống bám; ký sinh; phụ thuộc vào
performative
thức/câu thực thi/thi hành; câu hành – trong bài dịch này sẽ dùng lẫn lộn ‘thực thi’ với ‘thi hành’ tuỳ theo sự thuân tai của từng câu cụ thể. Nốt: cũng có cách dịch là ‘ngôn hành’, ưu điểm cách dịch là gọn, nhưng theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh, Nguyễn Quốc Hùng, ‘ngôn hành’ (言行; parole et acte) là ‘lời nói và việc làm’. Do đó, tôi đề nghị trong ca nếu muốn ngắn gọn thì có thể dùng từ ‘ngữ hành’ hay ‘câu hành’?
perlocutionary; perlocution act; perlocutionary effect
hành vi ngoài lời; hiệu quả ngoài lời. Có cách dịch khác khá hay, đó là hành vi mượn lời.
perlocutionary force
lực ngoài lời
procedure
thủ tục (trình tự)
proposition
chắt, mệnh đề
ritual
nghi thức
speech act
hành vi lời nói
statement
phát biểu
utterance
câu thốt, câu nói, lời nói, phát ngôn
void
rỗng, vô hiệu
-
+ Đúng ở một số phần nào đó: nôt cách hài ngầm (humour) của Austin, người đọc làm sao biết chỗ nào đúng, chỗ nào sai? Hay Austin muốn nói ‘Mặc dù tôi là chuyên gia, nhưng năng lực tôi vẫn có giới hạn?’ ↑
-
Tất nhiên, không thực sự đúng khi nói rằng một câu luôn có thể là một phát biểu, nói cho đúng hơn, câu được dùng để tạo ra một phát biểu, và bản thân phát biểu là một ‘cấu trúc logic’ được xây dựng từ việc đưa ra phát biểu. ↑
-
+ truyền thống ↑
-
+ phát ngôn; utterance ↑
-
+ mệnh đề luân lý; ethical propositions ↑
-
+ Ngụy biện mô tả (descriptive fallacy) là loại lập luận coi một câu nói thực thi như một chắt logic, điều này sẽ sai khi ý nghĩa của câu nói đó không dựa trên điều kiện đúng sai logic nó. Cách gọi ‘ngụy biện mô tả’ của Austin chủ yếu nhắm vào xim [thế đứng] thực chứng logic, và thuyết hành vi lời nói của ni phần lớn là chống lại góc nhìn thực chứng logic cho rằng chỉ có những phát biểu có thể kiểm chứng được về mặt logic hoặc kinh nghiệm mới có ý nghĩa. ↑
-
Tất cả những gì được nói trong các tiết này là tạm thời và có thể được sửa đổi dựa trên nội dung của các tiết sau. ↑
-
+ tình cờ; incidentally ↑
-
Trong tất cả mọi người, các luật gia nên nhận thức rõ nhất về sự kiện đúng (true state of affairs). Có lẽ lúc này đã có vài người. Tuy nhiên, họ lại trở thành nạn nhân của sự hư cấu kinh dị của chính họ, rằng một phát biểu của ‘luật pháp’ là một phát biểu [về] sự kiện (‘…that a statement of ‘the law’ is a statement of fact.’). ↑
-
Không phải không có lý do: tất cả chúng đều là những thức thi hành ‘lộ ngoài [tường minh]’ và đều thuộc về kiểu nói ưu thế mà sau này được gọi là thức/câu vận dụng (exercitives). ↑
-
+ ‘I do (sc. take this woman to be my lawful wedded wife)’ ↑
-
[Austin đã nhận ra cụm ‘I do’ không được sử dụng trong hôn lễ, nhưng quá muộn để sửa chữa sai lầm của mình. Chúng tôi đã để nguyên cụm này trong văn bản, vì về mặt triết học, đây không phải là một sai lầm quan trọng. James O. Urmson (biên tập)]. ↑
-
Thậm chí ít hơn những gì tôi đã làm, hoặc những gì tôi sẽ phải làm. ↑
-
‘Câu’ làm thành một lớp các ‘câu thốt’, lớp đó được định nghĩa, theo ý kiến của tôi là về mặt ngữ pháp; song tôi nghi ngờ liệu định nghĩa đó có thỏa đáng hay không. Về cơ bản, đối chiếu với các câu thực thi, ví dụ, là các câu ‘tường thuật’: để hình thành một câu tường thuật (tức là nói câu ấy với một rép lịch sử) là đưa ra một phát biêu. Ví dụ, hình thành một câu thực thi để đặt cược. Xem thêm bên dưới về ‘illocutions’. ↑
-
Trước đây, tôi đã dùng ‘performatory’: nhưng ‘performative’ được ưu tiên sử dụng vì ngắn hơn, ít xấu hơn, dễ kiểm soát hơn và có hình thức truyền thống hơn. ↑
-
+ động từ ↑
-
+ danh từ ↑
-
contractual ↑
-
declaratory ↑
-
Tôi nợ Giáo sư H. L. A. Hart về quan sát này. ↑
-
+ you ↑
-
+ những đoạn nói về thơ như thế này của Austin đã mở hướng bị tấn công: sự mù thơ của triết học. ↑
-
Tuy nhiên, tôi không có ý định loại bỏ tất cả những người làm việc ở hậu trường: phụ trách ánh sáng, người quản lý sân khấu, thậm chí cả người nhắc tuồng; tôi chỉ phản đối một số diễn viên đóng thay không chính thức nhất định, những người sẽ sao nhại (duplicate) lại vở kịch. ↑
-
+ our word is our bond. ↑
-
Chúng tôi cố tình tránh phân biệt những điều này, bởi vì sự phân biệt đấy không phải là điểm gút. ↑
-
+ For he does promise: the promise here is not even void, though it is given in bad faith. ↑
-
+ Mặc dù Austin không nhắc gì đến những trò chơi ngôn ngữ của Wittgenstein, nhưng dấu vết của Wittgenstein lại khá rõ ràng: …vô số cách dùng tất cả những thứ mà ta gọi là “dấu hiệu”, “từ”, “câu”. Sự đa dạng này không phải thứ gì đó xơ cứng, không thay đổi; nhưng các loại ngôn ngữ mới, các trò chơi ngôn ngữ mới, nếu có thể nói thế, sẽ bắt đầu xuất hiện và những ngôn ngữ khác thì trở nên lỗi thời và bị quên lãng. (Những Tìm Sâu Triết Học; §23). Những trò chơi ngôn ngữ của Wittgenstein là để đi đến những ý nghĩa về mặt xã hội, cộng đồng. Và cũng theo một chiều hướng như thế, Austin phân biệt hành vi tạo lời là hành vi nói [về/of] điều gì đó với một ý nghĩa và rép xác định (locutionary act), hành vi tại lời được thực hiện trong (in) việc nói điều gì đó (illocutionary act và hành vi ngoài lời là hành vi được thực hiện qua (by) cách nói điều gì đó (perlocutionary act). Xem thêm: …Ra lệnh, đặt câu hỏi, kể chuyện, trò chuyện, là một phần trong lịch sử tự nhiên của ta giống như đi đứng, ăn uống, chơi đùa. (Những Tìm Sâu Triết Học; §25) ↑
-
+ Giống như Wittgenstein từng bác bỏ khái niệm ‘đường ranh sắc nét’ để từ đó đi đến khái niệm ‘nét họ hàng giống nhau’, Austin từng thừa nhận rằng rất khó nắm bắt được sự phân biệt rạch ròi giữa hành vi tại lời và hành vi ngoài lời, nhưng điều này có thể làm rõ qua sự phân biệt giữa ‘in saying’ và ‘by saying’. Trong lời nói (in saying) ‘Uống viên thuốc này đi’, tôi đang ra một lệnh, một hành vi tại lời, và qua cách nói (by saying), khiến người đấy uống viên thuốc, một hành vi ngoài lời. Phần cuối Nói Tức Là Làm, Austin gần như đã bác bỏ sự phân biệt giữa thức tường thuật (constatives) và thức thi hành (performatives), bác bỏ ‘tính thuần tuý của các câu hành’, chẳng hạn như ni băn khoăn khi sử dụng các biểu thức như ‘Tôi phát biểu’ (‘I state that whales are mammals’) hoặc ‘Tôi thừa nhận’ (‘I admit that whales are mammals’); xem thêm ‘…because it gave trouble from the start, is the notion of the purity of performatives: this was essentially based upon a belief in the dichotomy of performatives and constatives, which we see has to be abandoned in favour of more general families of related and overlapping speech acts, which are just what we have now to attempt to classify.’ (Bài Giảng XII, trang 149) ↑
-
+ We must learn to run before we can walk. If we never made mistakes how should we correct them? Câu này không thể không nhớ đến câu ‘sai đâu sửa đó, sửa đâu sai đó, sai đó sửa đâu’. ↑
-
+ ban đầu Austin dùng ‘performatory’ nhưng sau này ni thay bằng ‘performative’. ↑
-
Điều này sẽ được giải thích ở phần sau tại sao việc có những suy nghĩ, cảm xúc và ý định này thì không được bao gồm như là một trong số các ‘tình huống’ khác đã được xử lý trong (A). ↑
-
+ Chẳng hạn, chú rể nói: ‘Tôi rất ưng cô Sương Điền Bảo Vân (ví dụ) là người vợ năm mươi năm của tôi’. Nhắc lại, theo Austin, câu tường thuật được đánh giá theo đúng và sai; câu thực thi được đánh giá theo may (happy) và không may (unhappy) hoặc phù hợp (felicity) và không phù hợp (felicity). ↑
-
+ went through a form of marriage ↑
-
+ Một trong các run của đại số Boole là 1 ∧ 1 = 1, và do đó, (1 ∧ 1) ∧ 1 = 1, Austin có ý nói cưới thêm vợ lần 2, 3, … thì cũng chỉ có một vợ. ↑
-
+ mượn cách nói trong lập trình: gọi một thủ tục = kích hoạt một thủ tục = vận dụng một thủ tục. ↑
-
[Đôi khi Austin sử dụng những cái tên khác cho những thứ không thích đáng khác nhau. Đó là A.1, Non-plays; A.2, Misplays; B, Miscarriages; B.1, Misexecutions; B.2, Non-executions; I, Disrespects; Γ.1, Dissimulations; Γ, Non-fulfilments, Disloyalties, Infractions, Indisciplines, Breaches. J. O. U.] ↑
-
[Xem How to do things with Words, pp. 47 ff. J. O. U.] ↑
-
+ Features of this sort would normally come under the heading of ‘extenuating circumstances’ or of ‘factors reducing or abrogating the agent’s responsibility’, and so on. ↑
-
+ etiolation ~ nguyên tắc thoái hoá ↑
-
+ Vậy thì thơ ca là một cách dùng ‘sống bám’ của ngôn ngữ: một sự úa tàn, thoái hoá? ↑
-
Đặt tên cho các bé còn khó hơn: tên không phù hợp, giáo sĩ không phù hợp, nghĩa là người có quyền đặt tên cho bé nhưng không muốn đặt tên cho đứa bé này. ↑
-
+ I ‘went through a form of’ naming the vessel. ↑