Press "Enter" to skip to content

Gọi Tên và Tính Ắt Có

Saul Kripke
Dịch: Trần Đình Thắng & Đào Thị Hồng Hạnh 

Tôi hy vọng một vài người sẽ thấy được kết nối nào đó giữa hai chủ đề có trong tên sách này.[2] Bằng không, dù sao đi nữa thì những kết nối như thế sẽ được nói rõ hơn trong loạt bài giảng này. Hơn nữa, do triết học phân tích ngày nay dùng những công cụ bao gồm các khái niệm rép và tính ắt có, góc nhìn của ta về các chủ đề này thực sự có ý nghĩa to lớn đối với các vấn đề triết học khác mà theo xưa truyền bị xem là xa vời. Chẳng hạn như các tranh cãi về vấn đề thân-tâm hay cái gọi là ‘điểm bàn [về tính] đồng nhất’[3]. Trong hình thức này, thuyết duy vật ngày nay—theo những cách rất phức tạp—thường bị cuốn vào những câu hỏi đại loại về tính ắt có hoặc chợt sao[4] về sự đồng nhất [của những] đặc điểm. Vì vậy, điều này thực sự rất quan trọng đối với các tay triết, những người có thể muốn làm việc trong nhiều lĩnh vực nhằm hiểu được những khái niệm này. Có lẽ tôi sẽ nói vài điều về vấn đề thân-tâm[5] trong các bài nói này. Tôi cũng muốn nói về *chất (substances) và *chủng loại tự nhiên (natural kinds) vào lúc nào đó (không biết liệu tôi có dịp nào để đem những chủ đề này vào được hay không).

Cách tôi tiếp cận những vấn đề này, theo một nghĩa nào đó, sẽ khác hẳn với những gì mọi người suy nghĩ ngày nay (mặc dù nó cũng có một số điểm liên hệ với những suy nghĩ, bài viết của vài người nào đấy hiện nay, và nếu tôi bỏ sót ai đấy trong những bài nói không chính thức như thế này, tôi hy vọng rằng tôi sẽ được bỏ qua cho).[6] Thoạt nhìn, một số góc nhìn của tôi có thể gây ấn tượng thấy rõ là sai. Ví dụ ưa thích của tôi là thế này (mà tôi có lẽ sẽ không bảo vệ trong các bài nói này—vì một nhẽ, nó khó lòng thuyết phục được ai): mặc dù có một số cụm về[7] trên thực tế có phần bao ngoài rỗng[8], nhưng triết học hiện đại lại cho đấy là sự kiện chợt sao, không phải là ắt có. Ừ thì tôi không tranh cãi điều này; nhưng có một ví dụ thường được mọi người đưa ra, ví dụ về kỳ lân. Ví dụ là thế này: Người ta nói rằng mặc dù mọi người đều biết là không hề có kỳ lân, rõ thấy là vẫn có thể có kỳ lân. Hẳn phải có kỳ lân trong một số điều kiện nhất định. Tôi nghĩ ví dụ này là không thể. Có lẽ theo tôi, không nên diễn đạt sự thật ấy bằng câu “không thể có kỳ lân” là điều ắt có, mà nên nói “ta không thể nói rằng trong những tình huống nào thì sẽ có kỳ lân.” Hơn nữa, tôi nghĩ rằng ngay cả khi các nhà khảo cổ hoặc nhà địa chất phát hiện ra một số hóa thạch vào ngày mai, cho thấy sự có còn của những động vật trong quá khứ và đáp ứng được mọi thứ ta biết về kỳ lân từ huyền thoại về nó – điều này cũng không chứng minh được là đã từng có kỳ lân. Lúc này tôi không biết liệu mình có cơ hội bảo vệ góc nhìn riêng có này hay không, nhưng đây là một ví dụ về một góc nhìn gây ngạc nhiên. (Thực sự thì tôi đã có một xê mi na ở đây và đã nói về góc nhìn này trong một vài lần nào đó.) Vì vậy, một số ý kiến ​​của tôi có thể hơi là lạ; nhưng ta hãy bắt đầu với một số lĩnh vực có lẽ không là lạ đến thế, đồng thời giới thiệu phương pháp luận và các vấn đề có trong các bài nói này.

Chủ đề đầu trong cặp chủ đề này là sự gọi tên. Với tên gọi, ở đây tôi muốn nói đến một tên riêng (proper name), v.d. tên một người, tên một thành phố, tên một quốc gia, v.v … Như đã biết, các tay logic học hiện đại cũng rất quan tâm đến [những] mô tả xác định: các cụm từ dạng ‘x sao cho φx’, chẳng hạn như ‘người đã làm băng hoại Hadleyburg’. Bây giờ, nếu [có] một và chỉ một người từng làm băng hoại Hadleyburg, thì theo đép của nhà logic, người đấy là rép[9] của mô tả đó. ‘Tên [gọi]’, theo như ta dùng, sẽ không bao gồm những mô tả xác định nào đó, mà chỉ là ‘tên riêng’ trong ngôn ngữ đời thường. Ta có thể dùng tơm ‘chỉ chọn’[10] nếu ta muốn một tơm chung để bao gồm cả tên và mô tả.

Donnellan từng nhận xét rằng,[11] trong một số ca, một người nói (speaker) nào đó có thể dùng một mô tả xác định để rép đến, không phải rép thực sự (như tôi vừa mới nói về nó) của mô tả đó, một thứ gì khác mà ni muốn chọn ra (pick up) và nghĩ đấy là rép thực sự của mô tả này, nhưng thực tế thì không phải. Vì vậy, bạn có thể nói, ‘Cái người đằng kia với ly rượu sâm banh trông rất hạnh phúc’, mặc dù thực sự chỉ có nước lã trong ly của ni mà thôi. Giờ thì, mặc dù không có sâm banh trong ly của ni, và có thể có một người khác trong phòng có sâm banh trong ly [của người này], thì người nói ấy đã có ý định rép đến, hoặc có thể, theo một vài ý nghĩa của từ ‘rép đến’, đã thực sự rép đến người mà ni nghĩ là có rượu sâm banh trong ly. Tuy nhiên, tôi sẽ dùng tơm ‘rép của mô tả’ để chỉ đến đối tượng duy nhất thoả các điều kiện có trong mô tả xác định đó. Trong xưa truyền logic, người ta dùng nó theo nghĩa này. Vì vậy, nếu bạn có một mô tả có dạng ‘x sao cho φx’, và chỉ có chính xác một x thoả φx, thì đấy chính là rép của mô tả này.

Thế còn quan hệ giữa tên gọi và mô tả thì sao? John Stuart Mill đã có một thuyết nổi tiếng trong Một Hệ thống Logic[12], thuyết này cho rằng tên gọi thì có bao ngoài[13] nhưng không có nét nghĩa[14]. Lấy lại ví dụ của ni, khi ta dùng cái tên ‘Dartmouth’ để mô tả một vùng nào đó ở Anh, có lẽ nó được gọi như thế do nó nằm ngay cửa của sông Dart. Nhưng, ni nói, ngay cả khi sông Dart (đó là một con sông) đã đổi dòng chảy khiến Dartmouth không còn nằm ở ngay cửa sông Dart nữa, ta vẫn có thể gọi nơi này là ‘Dartmouth’, mặc dù tên gọi này có thể gợi ý rằng nó nằm ở cửa của sông Dart. Thay đổi cách dùng tơm của Mill, có lẽ ta nên nói rằng một cái tên như ‘‘Dartmouth’ thì thực sự có ‘nét nghĩa’ đối với một số người, cụ thể là, nó thực sự phô nghĩa[15] (không phải với tôi – tôi chưa bao giờ nghĩ về điều này) là bất kỳ nơi nào có tên là ‘Dartmouth’ thì nó phải nằm ngay cửa sông Dart. Nhưng vậy thì, nó không có ‘nghĩa’ (sense) theo một cách nào đó. Ít nhất, nó không góp phần vào ý nghĩa (meaning) của cái tên ‘Dartmouth’, rằng vùng này nằm ở cửa sông Dart với cái tên như thế. Nếu ai đó cho rằng Dartmouth không nằm ngay cửa sông Dart thì chẳng có gì là tự lửa nước[16] cả.

Ta không nên nghĩ rằng mọi cụm có dạng ‘x thoả Fx’ thì luôn được dùng như một mô tả trong tiếng Anh, thay vì một tên gọi. Tôi đồ rằng mọi người đều hẵn đã nghe về Đế chế La mã Thần thánh[17], nhưng nó không phải là thánh (holy), là La mã (Roman) hay đế chế gì cả. Ngày nay ta có Liên hiệp quốc (The United Nations). Ở đây vì dường như những thứ này có thể được gọi như thế này, mặc dù chúng chẳng phải là Liên hiệp quốc La mã Thần thánh (Holy Roman United Nations), ta không nên xem những cụm từ này là những mô tả xác định, chúng chỉ là những tên gọi. Với một số tơm nào đó, mọi người có thể nghi ngờ liệu chúng là tên gọi hay mô tả; ‘Gót’ chẳng hạn – từ này mô tả Gót là một Có Còn thần thánh độc nhất[18] hay đấy chỉ là một cái tên của Gót? Ta không cần để tâm đến những ca như vậy.

Ở đây tôi đang đưa ra một khác biệt ở góc độ ngôn ngữ. Nhưng xưa truyền cổ điển của logic hiện đại đã chống lại mạnh mẽ góc nhìn của Mill. Cả Frege và Russell đều nghĩ, và dường như đi đến những kết luận này một cách độc lập với nhau, rằng Mill đã sai lầm rất lớn: một tên riêng thực sự, nếu được dùng đúng cách, thì nó chỉ là một mô tả xác định [được] viết tắt hoặc dấu mặt[19]. Đặc biệt, Frege cho rằng một mô tả như thế đã đem lại nghĩa cho tên gọi ấy.[20]

Giờ thì để bác bỏ góc nhìn của Mill và ủng hộ góc nhìn thay thế đã được Frege và Russell lập luận rất mạnh mẽ; và mặc dù ta có thể nghi ngờ về góc nhìn này bởi vì tên gọi dường như không phải là những mô tả dấu mặt—rất khó thấy được góc nhìn của Frege–Russell, hoặc một số biến thể nào đó, lại có thể không đúng trong một số ca nào đấy.

Tôi sẽ đưa ra một vài lập luận dường như có tính quyết định để ủng hộ góc nhìn của Frege và Russell. Với mọi góc nhìn, của Mill chẳng hạn, câu hỏi cơ bản là làm thế nào ta có thể xác định được rép của một tên gọi, được dùng bởi một người nói nào đó, [nó] là cái gì. Theo góc nhìn [của thuyết] mô tả, câu trả lời này khá rõ ràng. Nếu ‘Joe Doakes’, chỉ là viết tắt của ‘người đã làm băng hoại Hadleyburg’[21], thế thì chỉ duy người nào đã làm băng hoại Hadleyburg, thì đấy sẽ là rép của tên gọi ‘Joe Doakes’. Tuy nhiên, nếu cái tên ấy không mô tả được một nội dung nào đó, vậy làm thế nào ta có thể dùng tên gọi để nói [chỉ] đến sự vật? Ừ thì ta có thể trỏ đến (point to) một vài thứ nào đó và do đó, bằng tay (ostensively[22]), ta xác định được rép của một số tên gọi nhất định. Russell tin rằng cái gọi là tên thực sự hoặc tên riêng sẽ thỏa được những điều kiện của thuyết về sự biết tiếp thẳng[23] của mình. Nhưng rõ thấy, *tên gọi đời thường thì rép đến đủ mọi loại người, Walter Scott[24] chẳng hạn, người mà ta không thể trỏ vào. Và ở đây, sự rép của ta dường như dựa trên những gì ta biết về chúng. Mọi thứ ta biết về chúng sẽ xác định rép của tên gọi và ta xem chúng là thứ duy nhất thỏa được những đặc điểm đấy. Ví dụ, nếu tôi dùng cái tên ‘Napoleon’ và ai đó hỏi, ‘Bạn đang rép đến ai?’, tôi sẽ trả lời khai khái như, ‘Napoleon là hoàng đế của Pháp vào đầu thế kỷ XIX; sau cùng ni đã bại trận tại Waterloo’, do đó, [tôi] đang đưa ra một mô tả nhận dạng duy nhất để xác định rép của cái tên này. Vì thế tại đây, dường như, Frege và Russell đã đưa ra lời giải tự nhiên về cách thức xác định rép của tên gọi; Mill thì không.

Có những lập luận phụ, mặc dù chúng dựa trên những vấn đề chuyên môn hơn, chúng cũng đủ mạnh để ta có thể chấp nhận góc nhìn này. Một lập luận là thế này. Đôi khi ta có thể phát hiện hai tên gọi có cùng một rép và ta biểu đạt điều này bằng một phát biểu đồng nhất. Ví dụ (có lẽ là một ví dụ khá nhàm), bạn nhìn thấy một ngôi sao vào buổi tối và gọi nó là ‘sao Hôm’[25]. (Ta gọi nó vào buổi tối, phải không?—Hy vọng tôi không nhớ lẫn lộn.) Ta cũng nhìn thấy một ngôi sao vào buổi sáng và gọi nó là ‘sao Mai’[26]. Tuy nhiên, thực tế thì ta biết đó không phải là một ngôi sao, mà là hành tinh Venus[27], và thực tế thì sao Hôm và sao Mai chỉ là một. Vì vậy, ta biểu đạt điều này bằng câu ‘sao Hôm là sao Mai’. Ở đây, chắc chắn ta không chỉ nói về một đối tượng, rằng nó là một với chính nó. Điều này là một thứ gì đó mà ta phát hiện ra. Thật tự nhiên khi nói rằng, nội dung thực sự của câu này [là] ngôi sao mà ta thấy vào buổi tối chính là ngôi sao mà ta đã thấy vào buổi sáng (hay chính xác hơn, thứ ta thấy vào buổi tối chính là thứ mà ta đã thấy vào buổi sáng). Thế thì điều này đem lại ý nghĩa thực sự của phát biểu đồng nhất nói trên; và việc này có được bằng cách phân tích thông qua các mô tả.

Ngoài ra, ta có thể hỏi liệu một tên gọi nào đó có rép hay không, chẳng hạn, phải chăng Aristotle đã từng có còn? Ở đây, quả là tự nhiên khi nghĩ rằng đây không phải là câu hỏi về sự có còn của thứ (người) này. Một khi ta hiểu được thứ đó[28], ta biết rằng nó đã có còn. Câu hỏi thực sự là: liệu có những thứ gì thoả được những đặc điểm mà ta liên kết với cái tên ấy không—trong ca Aristotle: liệu có tay triết Hy Lạp nào đã viết những tác phẩm, hoặc ít nhất cũng một vài tác phẩm khai khái thế hay không.

Sẽ tốt thôi nếu trả lời được tất cả những câu hỏi này. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không thể thấy hết những ngóc ngách mà mỗi vấn đề thuộc loại này có thể được nêu ra. Hơn nữa, chắc chắn là tôi sẽ không có thời gian để thảo luận về tất cả những câu hỏi này trong những bài giảng này. Tuy nhiên, tôi nghĩ, góc nhìn của Frege và Russell khá chắc là sai.[29]

Nhiều người nói rằng thuyết của Frege và Russell là sai, nhưng theo tôi, họ chỉ từ bỏ nghĩa đen|mặt chữ[30] trong khi vẫn giữ lại tinh thần của nó, tức là, họ đã dùng ý tưởng về khái niệm cụm[31]. Vậy, nó là cái gì? Câu hỏi thấy rõ đối với Frege và Russell – mà ta dễ dàng đặt ra – đã được chính Frege đưa ra. Ni nói,

Trong ca của một tên riêng thực sự[32], chẳng hạn như ‘Aristotle’ thì những ý kiến về nghĩa [của nó] có thể rất khác. Ví dụ, ai đó có thể hiểu ‘Aristotle’ là: học trò của Plato và thầy của Alexander Đại đế. Một ai khác lại có thể hiểu ‘Aristotle’ là: người thầy vùng Stagira của Alexander Đại đế. Những người theo cách hiểu trước và những người theo cách hiểu sau sẽ hiểu khác nhau về câu ‘Aristotle sinh ra tại Stagira’. Bao lâu mà rép này[33] vẫn là một [người], ta có thể du di chút sai biệt về nghĩa như thế, nhưng trong một khoa học [cần đến] chứng minh[34] thì những sai biệt này không nên có mặt trong một ngôn ngữ hoàn hảo.[35]

Vì vậy, theo Frege, có một số điểm không chặt hoặc yếu trong ngôn ngữ của ta. Ai đấy có thể đưa ra một nghĩa nào đó cho tên ‘Aristotle’, người khác lại có thể đưa ra một nghĩa khác. Nhưng rõ thấy, điều này không chỉ có thế; thậm chí ai đó sẽ cảm thấy hụt hẫng khi được hỏi ‘Bạn muốn thay thế tên gọi đó bằng mô tả nào?’ Trên thực tế, ni có thể biết nhiều điều về Aristotle; nhưng ni nhận thấy bất kỳ điều riêng có nào mà ni biết, thì điều đấy cũng chỉ là một đặc điểm chợt sao của đối tượng ấy [tức Aristotle]. Nếu ‘Aristotle’ có nghĩa là người đã dạy Alexander Đại đế, thì câu nói ‘Aristotle là một người thầy của Alexander Đại đế’ chỉ là một câu lặp lời[36]. Nhưng chắc chắn là không phải như vậy; cụm này biểu đạt một sự kiện, rằng Aristotle đã dạy Alexander Đại đế, điều mà ta có thể phát hiện là sai. Vì thế, ‘là thầy của Alexander Đại đế’ thì không thể góp phần vào nghĩa của tên gọi này.

Cách thông thường nhất để thoát khỏi khó khăn này là nói rằng ‘thực sự đấy không phải là một điểm yếu trong ngôn ngữ đời thường khi ta không thể thay thế cái tên ấy bằng một mô tả riêng có. Ta thực sự liên kết với cái tên này với một họ (family) những mô tả.’ Có một ví dụ tốt cho điều này (nếu tôi có trong tay) trong Những Tìm sâu Triết học, trong đó giới thiệu ý tưởng về những nét họ hàng giống nhau (family resemblances) rất thuyết phục.

Ta hãy xem ví dụ này. Nếu ai đó nói “Môi–se đã không có còn”, câu này có thể có nhiều nghĩa khác nhau. Nó có thể là: dân Israel không có một lãnh đạo duy nhất khi họ rời khỏi Ai Cập — hoặc: tên người lãnh đạo của họ không phải là Môi–se — hoặc: trong toàn bộ Kinh Thánh không có nhân vật nào đã hành động như Môi–se — . . . Nhưng nếu tôi đưa ra một phát biểu về Môi–se, tôi có luôn sẵn sàng thay thế một số mô tả này cho “Môi–se” hay không? Có lẽ tôi sẽ nói: Với “Môi–se” tôi muốn nói người đã làm những gì như trong Kinh thánh đã nói về Môi–se, hoặc phần lớn như thế. Nhưng lớn bao nhiêu? Để từ bỏ chắt của tôi, tôi phải xác định con số sẽ là bao nhiêu mới có thể chứng minh nó sai? Vì vậy, đối với tôi, phải chăng cái tên “Môi–se” có một cách dùng cứng[37], không lập lờ nước đôi trong mọi ca có thể hay sao?[38]

Theo góc nhìn này, và theo những nhận xét đầy sức nặng[39] về điểm này trong bài viết của Searle về tên riêng[40], rép của một tên gọi không phải là một mô tả duy nhất, mà [được xác định] bằng một vài cụm hoặc họ [những mô tả]. Theo một nghĩa nào đó, rép của tên gọi là thứ đáp ứng đủ hoặc hầu hết của họ này.[41] Tôi sẽ trở lại góc nhìn này sau. Trong phân tích ngôn ngữ đời thường, góc nhìn này dường như hợp lý hơn góc nhìn của Frege và Russell. Góc nhìn này dường như giữ lại mọi điểm hay và loại bỏ những điểm yếu của thuyết này.

Cho phép tôi nói (và qua đó sẽ giới thiệu thêm một chủ đề mới trước khi tôi thực sự bắt đầu lý thuyết tên gọi này) rằng có hai cách xem xét thuyết về khái niệm cụm, thậm chí cả thuyết chỉ đòi hỏi một mô tả duy nhất. Một cách cho rằng cụm này hoặc mô tả duy nhất này thì thực sự đem lại ý nghĩa của tên gọi ấy: khi ai đó nói ‘Walter Scott’, người này có ý nói đến người có những đặc điểm thế này thế nọ.

Nhưng một góc nhìn khác có thể là thế này: mặc dù mô tả đấy – theo một nghĩa nào đó – đã không đem lại ý nghĩa của tên gọi này, nó xác định rép của tên này và mặc dù cụm ‘Walter Scott’ không cùng nghĩa[42] với ‘người có những đặc điểm thế này thế kia’, hoặc thậm chí có thể không cùng nghĩa với họ mô tả đó (nếu thứ gì đó có thể cùng nghĩa với một họ đấy), họ [mô tả] này hoặc mô tả duy nhất này được dùng để xác định người mà ai đó rép đến khi ni nói ‘Walter Scott’. Rõ ràng, nếu khi biết được thái độ (beliefs) của ni về Walter Scott, ta thấy rằng chúng gần như đúng hơn với Salvador Dali, thì theo thuyết đấy, rép của cái tên này sẽ là Dali chứ không phải Scott. Có những tay viết, theo tôi, họ phủi việc tên gọi có ý nghĩa thậm chí còn rắn hơn tôi nhưng vẫn dùng cách thức để xác định rép của tên gọi. Ví dụ như Paul Ziff, ni nhấn mạnh rằng tên gọi hoàn toàn không có ý nghĩa, [rằng] theo một nghĩa nào đó, chúng không phải là một bộ phận của ngôn ngữ. Tuy nhiên, khi ni nói về cách xác định rép của tên gọi, thì ni vẫn dùng phương pháp này. Tiếc là tôi không có được đoạn Paul Ziff đã nói như trên, nhưng đúng là ni đã nói như thế.[43]

Sự khác biệt giữa việc dùng thuyết này như một thuyết về ý nghĩa[44] và dùng nó như một thuyết về [sự] rép sẽ được làm rõ hơn sau đây. Nhưng những hấp dẫn của thuyết này sẽ mất đi nếu bạn cho rằng nó không thể đem lại ý nghĩa của tên gọi; bởi vì nếu mô tả không đem lại ý nghĩa của tên gọi, thì một số giải pháp cho các vấn đề mà tôi vừa nhắc đến sẽ không còn đúng, hoặc ít nhất sẽ không đúng một cách rõ ràng. Chẳng hạn, nếu ai đó nói ‘Aristotle không có còn’ với ý nghĩa là ‘không có người nào từng làm những việc như thế như thế’, hoặc lấy lại ví dụ của Wittgenstein, ‘Moses không có còn’, với ý nghĩa là ‘không có ai đã từng hành động thế này thế kia’, thì điều này có thể phụ thuộc (và thực tế, theo tôi là thực sự phụ thuộc) vào việc xem thuyết trên như là một thuyết về ý nghĩa của tên ‘Moses’, hơn là một thuyết về rép của nó. Hừm, tôi không biết nữa. Có lẽ ta có thể dảo ngược tất cả [mà ta vừa nói]: nếu nghĩa của ‘Moses’ giống với nghĩa của cụm ‘người đã hành động thế thế’, thế thì nói rằng Moses [đã] không có còn chính là nói rằng người đã hành động thế thế [đã] không có còn, nghĩa là, không người nào đã hành động thế thế. Mặt khác, nếu ‘Moses’ không đồng nghĩa với bất kỳ mô tả nào, thì, theo một nghĩa nào đó, ngay cả khi rép của nó được xác định bởi một mô tả [nào đó], nói chung, không thể phân tích các phát biểu chứa tên gọi này bằng cách thay thế tên gọi ấy bằng một mô tả, mặc dù chúng có thể tương đương thực chất[45] với các phát biểu có chứa một mô tả. Vì vậy, phân tích nói trên về *phát biểu có còn duy nhất[46] buộc phải bỏ, trừ khi phân tích này dựa trên một số lập luận đặc biệt, nhưng độc lập với một thuyết tổng quát về ý nghĩa của tên gọi – điều này cũng áp dụng y vậy cho [các] phát biểu đồng nhất. Trong mọi ca, tôi nghĩ quả là sai khi cho rằng ‘Moses có còn’ có nghĩa là điều này. Vì vậy, ta không buộc phải xem liệu có thể đưa ra một lập luận đặc biệt như vậy hay không.[47]

Trước khi đi sâu vào vấn đề này, tôi muốn nói về một sự phân biệt khác và điều này rất quan trọng đối với phương pháp luận của loạt bài giảng này. Các tay triết đã nói nhiều về những loại[48] sự thật khác nhau (và, tất nhiên, trong những năm gần đây đã có những tranh cãi về ý nghĩa của những khái niệm này), chẳng hạn như ‘trước nghiệm’, ‘phân tích’, ‘tính ắt có’—và đôi khi ngay cả từ ‘chắc chắn’ cũng bị ném vào đấy. Các tơm này thường được dùng như thể trả lời được cho những khái niệm này là một vấn đề đáng quan tâm, nhưng ta cũng có thể coi ý nghĩa của chúng cũng chỉ là một. Ừ thì, hẵn mọi người đều nhớ (một chút) sự phân biệt của Kant giữa ‘trước nghiệm’ với ‘phân tích’. Vậy thì, sự phân biệt này có thể vẫn còn đó. Trong những cuộc thảo luận hiện nay, nếu có ai đó phân biệt giữa [các] khái niệm về tính trước nghiệm và tính ắt có của [các] phát biểu, thì cũng có rất ít người như vậy. Dù sao thì tôi cũng không dùng lẫn lộn các tơm ‘trước nghiệm’ và ‘[tính] ắt có’ ở đây.

Ta hãy xem xét lại những riêng nét[49] xưa truyền của các tơm như ‘trước nghiệm’ và ‘ắt có’. Đầu tiên, khái niệm [tính] trước nghiệm[50] là một khái niệm [thuộc về] mặt biết hiểu[51]. Tôi nhớ rằng phân biệt những riêng nét này đến từ Kant và là thế này: *sự thật trước nghiệm là *sự thật [mà ta] có thể biết [hoặc nhận biết] một cách độc lập với mọi kinh nghiệm. Điều này lại đặt ra một vấn đề khác trước khi ta bắt đầu, bởi vì có một tính modal khác trong nét nghĩa[52] của ‘trước nghiệm’, đó là, ta cho là [ta] có thể (can) biết [một cái gì đó] một cách độc lập với bất kỳ kinh nghiệm nào. Tức là, theo một nghĩa nào đó, có thể (possible) biết điều này một cách độc lập với mọi kinh nghiệm (bất kể ta có hay không thực sự biết nó một cách độc lập với mọi kỳ kinh nghiệm hay không). Và có thể cho ai? Cho Gót? Cho những trự sao Hỏa? Hay chỉ dành cho những người có đầu óc như ta? Để làm rõ tất cả những điều này, việc này có thể liên quan đến rất nhiều vấn đề riêng lẻ khác, chẳng hạn như, tính có thể[53] đang được bàn đến ở đây là tính có thể nào. Do đó, thay vì dùng cụm ‘sự thật trước nghiệm’ và nếu như phải dùng, tốt nhất [ta] nên bám vào câu hỏi: liệu ai hoặc một người biết nào đó biết [điều gì đó] theo cách trước nghiệm hay tin rằng nó đúng trên cơ sở của một chứng cứ trước nghiệm.

Tôi không muốn quá sa đà vào những vấn đề có thể dẫn đến khái niệm tính trước nghiệm ở đây. Điều tôi muốn nói là một số tay triết bằng cách nào đó thay đổi tínhmodal trong nét nghĩa (characterization) này: từ có thể (can) đến phải (must). Họ nghĩ rằng nếu một cái gì đó thuộc phạm vi của biết hiểu[54] trước nghiệm, thì không thể nào biết nó thông qua kinh nghiệm. Đây chỉ là một nhầm lẫn. Một số thứ có thể thuộc về phạm vi này, tức là [ta] có thể biết chúng theo cách trước nghiệm, nhưng chúng vẫn có thể [được] biết đến trên cơ sở kinh nghiệm qua những con người cụ thể. Lấy ví dụ thực sự rất xoàng: ai từng làm việc với máy tính đều biết rằng máy tính có thể trả lời liệu một con số thế thế có phải là số nguyên tố hay không. Chưa ai [đã] tính toán hoặc [đã] từng chứng minh rằng con số đấy[55] là số nguyên tố; nhưng cái máy này đã đưa ra câu trả lời: con số này là số nguyên tố. Vậy thì, nếu ta tin rằng con số đấy là số nguyên tố, thì hãy tin câu trả lời ấy trên cơ sở biết hiểu của ta về các định luật vật lý, cấu tạo của máy móc, và vân vân. Vì thế, ta không tin câu trả lời này chỉ ròng[56] trên cơ sở chứng cứ trước nghiệm. Ta tin rằng nó (nếu có chút gì là sau nghiệm) trên cơ sở của chứng cứ sau nghiệm. Tuy nhiên, có lẽ câu trả lời này có thể được biết theo cách trước nghiệm bởi ai đó đã làm những tính toán cần thiết. Vì vậy, cụm ‘có thể được biết trước nghiệm’ thì không có nghĩa là ‘phải được biết trước nghiệm’.

Khái niệm thứ hai mà ta đang bàn đến là tính ắt có.[57] Đôi khi khái niệm này được dùng theo mặt biết hiểu[58] và thế thì chỉ có nghĩa là trước nghiệm. Rõ ràng, đôi khi nó được dùng theo nghĩa vật lý; chẳng hạn khi ta muốn phân biệt giữa tính ắt có vật lý và tính ắt có logic. Nhưng điều tôi quan tâm ở đây là [một] khái niệm về mặt siêu hình chứ không phải về mặt biết hiểu (tôi hy vọng không mang lại ý nghĩa tiêu cực cho tơm này). Ta hỏi liệu điều gì đó có thể đúng, hoặc có thể sai. Ừ, nếu nó sai thì rõ ràng nó không ắt phải đúng. Nếu nó đúng, thì nó có thể sai không? Về mặt này, thế giới có thể khác với nó hiện giờ hay không? Nếu câu trả lời là ‘không’, thì sự kiện này về thế giới là một sự kiện ắt có. Còn nếu câu trả lời là ‘có’, thì sự kiện này về thế giới là một sự kiện chợt sao. Điều này tự nó không liên quan gì đến sự biết hiểu của bất cứ ai, về bất cứ điều gì. Đó chắc chắn là một điểm bàn triết học, chứ không phải là một vấn đề tương đương về mặt đép tầm thường, cũng không phải mọi thứ trước nghiệm đều là ắt có hoặc mọi thứ ắt có đều là trước nghiệm. Cả hai khái niệm này đều có thể mơ hồ. Điều đó có thể là một vấn đề khác. Nhưng dù sao, chúng liên quan đến hai phạm vi khác nhau, hai lĩnh vực khác nhau: mặt biết hiểu và mặt hình học. Chẳng hạn, rem cuối cùng của Fermat—hoặc đoán chừng Goldbach. Đoán chừng Goldbach nói rằng mỗi số chẵn lớn hơn 2 thì phải bằng tổng của hai số nguyên tố. Nếu đoán chừng này đúng, nó là ắt có và nếu sai, nó ắt [có] sai. Tại đây, ta đang đứng ở góc nhìn cổ điển về toán học và cho là, trong thực tại toán học, thì nó hoặc đúng hoặc sai.

Nếu đoán chừng Goldbach sai, thế thì có còn một số chẵn n lớn hơn 2, sao cho không có còn các số nguyên tố p1p2, p1 < np2 < n, thoả n = p1 + p2. Dữ kiện này về n, nếu đúng, thì có thể kiểm chứng được bằng tính toán trực tiếp, và do đó là ắt có nếu các kết quả tính toán số học này là ắt có. Mặt khác, nếu đoán chừng này đúng, vậy thì mọi số chẵn lớn hơn 2 đều là tổng của hai số nguyên tố. Vậy trong ca này, mặc dù trên thực tế mọi số chẵn như thế là tổng của hai số nguyên tố, có thể có còn một số chẵn mà không bằng tổng của hai số nguyên tố hay không? Điều đó có nghĩa là gì? Một số như thế phải là một số trong 4, 6, 8, 10, . . . ; và theo giả thiết, vì ta đang giả định rằng đoán chừng Goldbach đúng, mỗi một trong những số này có thể được chứng minh, bằng cách tính toán trực tiếp một lần nữa rằng nó là tổng của hai số nguyên tố. Thế thì, dù đoán chừng Goldbach đúng hay sai, nó không thể đúng hay sai theo cách chợt sao; điều này là ắt có.

Nhưng rõ thấy là cho đến lúc này, những gì ta có thể nói là còn rất lâu ta mới biết được câu trả lời cho câu hỏi này. Vì vậy, trong ca không có chứng minh toán học nào quyết định[59] được câu hỏi này, thì bất chấp cách nào, không một ai có biết hiểu trước nghiệm nào về câu hỏi này. Ta không biết liệu đoán chừng Goldbach là đúng hay sai. Vì vậy, ngay lúc này, chắc chắn ta không biết trước nghiệm bất cứ điều gì về nó. Có lẽ trên nguyên tắc, ta có thể biết trước nghiệm liệu đoán chừng này có đúng hay không. Ừ, có lẽ ta có thể biết. Rõ ràng, một bộ óc vô hạn có thể sợt tất cả các con số, thì điều này là có thể. Nhưng tôi không biết liệu một bộ óc có hạn thì có thể hay không. Có lẽ không có chứng minh toán học nào quyết định được đoán chừng này. Dù sao đi nữa, điều này có thể mà cũng không thể. Có lẽ sẽ có một chứng minh toán học quyết định được câu hỏi này; có lẽ mọi câu hỏi toán học đều có thể quyết định được (decidable) bằng một chứng minh hoặc phản chứng[60] theo kiểu biết thẳng[61]. Hilbert đã nghĩ thế; những người khác thì không; vẫn còn những người khác nghĩ rằng câu hỏi này là không thể hiểu được[62] trừ khi khái niệm chứng minh theo kiểu biết thẳng được thay thế bằng chứng minh hình thức trong một hệ thống duy nhất. Theo như Gödel cho biết, chắc chắn không có một hệ hình thức nào quyết định được mọi câu hỏi toán học. Tóm lại, đây là câu hỏi quan trọng và không hề tầm thường. Ngay cả khi ai đó nói rằng nếu “mọi số chẵn đều bằng tổng của hai số nguyên tố” đúng thì nó là ắt có – thì cũng không thể cho rằng sẽ có ai đó biết trước nghiệm về đoán chừng này. Theo tôi, nếu không có thêm những tranh luận triết học (đó là một câu hỏi triết học đáng quan tâm), thì không ai có thể biết trước nghiệm về đoán chừng này. Cái ‘có thể’[63], như tôi đã nói, liên quan đến một số tính modal khác. Ý tôi là, ngay cả khi không có ai, kể cả trong tương lai, biết hoặc sẽ biết trước nghiệm liệu đoán chừng Goldbach đúng hay sai, thì về nguyên tắc, có thể dùng một cách|phương pháp nào đó nhằm trả lời câu hỏi này theo cách trước nghiệm. Khẳng định này không tầm thường chút nào.

Do đó, các tơm ‘ắt có’ và ‘trước nghiệmkhông phải là các từ cùng nghĩa thấy rõ khi chúng được dùng trong những phát biểu. Có thể có một lập luận triết học kết nối được chúng, thậm chí có thể đồng nhất chúng; tuy nhiên một lập luận như thế không thể đơn giản cho rằng hai tơm này có thể hoán đổi cho nhau. (Dưới đây tôi sẽ lý luận rằng trên thực tế, thậm chí chúng không có cùng bao ngoài[64] — rằng *sự thật sau nghiệm ắt có, và có lẽ *sự thật trước nghiệm chợt sao, cả hai loại sự thật này đều có còn.)

Theo tôi, mọi người đã nghĩ rằng hai khái niệm này phải có cùng nghĩa vì những lý do sau:

Đầu tiên, nếu cái gì đó không chỉ tình cờ đúng trong thế giới thực mà còn đúng trong mọi thế giới có thể[65], thì rõ thấy, chỉ bằng cách duyệt qua mọi thế giới có thể nằm trong đầu ta, ta phải gắng sức để nhìn: nếu một phát biểu là ắt có, và do đó [ta] biết phát biểu này theo cách trước nghiệm. Nhưng thực ra, điều này thực hiện không dễ chút nào.

Thứ hai, ngược lại, tôi đoán người ta nghĩ rằng nếu biết trước nghiệm [một cái gì đó] thì điều này phải là ắt có, bởi vì ta có thể biết điều đấy mà không cần nhìn vào thế giới. Nếu điều đấy phụ thuộc vào một số đặc điểm chợt sao của thế giới thực, thì làm sao bạn không nhìn mà lại có thể biết được? Có lẽ thế giới thực này [là một trong những thế giới có thể] mà trong đấy nó có thể sai. Điều này phụ thuộc vào góc nhìn cho rằng không có cách nào để biết được thế giới thực mà không cần nhìn, đấy không phải là cách để biết cùng điều này trong mọi thế giới có thể.[66] Điều này liên quan đến [những] vấn đề mặt biết hiểu và tính gốc[67] của sự biết hiểu; và tất nhiên nó được biểu đạt rất mơ hồ. Nhưng nó cũng không tầm thường tí nào. Với bất kỳ ví dụ cụ thể nào về một cái gì đó [được cho là ắt có và không trước nghiệm, hoặc trước nghiệm và không ắt có] thì quan trọng hơn [cả ví dụ này] là phải thấy rằng các khái niệm này khác nhau, rằng không hề tầm thường để tranh luận dựa trên cơ sở cái gì đó là một cái gì đó [mà có lẽ ta chỉ có thể biết sau nghiệm], rằng đấy không phải là một sự thật ắt có. Cái được biết là một sự thật ắt có: điều này không hề tầm thường chút nào, chỉ vì một cái gì đó được biết trước nghiệm [theo một nghĩa nào đó].

Một tơm khác được dùng trong triết học là ‘phân tích’. Ở đây, tơm này không quá quan trọng cần phải hiểu rõ hơn trong bài nói này. Hiện nay, các ví dụ thông thường về các phát biểu phân tích, kiểu như ‘người độc thân là người chưa kết hôn’. Kant (ai đó vừa chỉ cho tôi) đã đưa ra ví dụ ‘vàng là một kim loại có màu vàng’[68], theo tôi, đó là một ví dụ kỳ lạ, bởi vì tôi nghĩ đó là ví dụ sai. Dù sao đi nữa, ta hãy quy định như sau, một phát biểu phân tích, theo một cách nào đó, thì đúng chỉ qua ý nghĩa của nó, và đúng chỉ qua ý nghĩa của nó trong mọi thế giới có thể. Vậy thì, một cái gì đó là đúng theo cách phân tích sẽ vừa ắt có vừa trước nghiệm. (Đại loại quy định thế.)

Một [khung] loại[69] khác mà tôi đã đề cập là tính chắc chắn.[70] Dù tính chắc chắn là gì đi nữa, rõ ràng ‘ắt có’ không hẳn là ‘chắc chắn’. [Tính] chắc chắn là một khái niệm [về mặt] biest hiểu khác. Một cái gì đó có thể được biết, hoặc ít nhất là được tin là hợp lý và trước nghiệm, vậy mà vẫn không hoàn toàn chắc chắn. Chẳng hạn, bạn đã đọc một chứng minh nào đó trong sách toán; mặc dù bạn nghĩ chứng minh đó đúng, vẫn có thể bạn đã nhầm. Bạn thường nhầm lẫn kiểu này. Có lẽ bạn đã tính toán sai.

Còn một câu hỏi nữa tôi muốn nói qua. Vài tay triết phân biệt giữa thuyết bản chất,[71] [nghĩa là, niềm tin vào mốt theo vật[72]] và ủng hộ đơn thuần về tính ắt có [tức niềm tin vào mốt theo câu chữ[73]]. Bây giờ, ai đó nói: Để tôi cho bạn khái niệm về tính ắt có.[74] Một điều tệ hơn nhiều có thể đưa đến nhiều vấn đề khác là liệu ta có thể nói về bất cứ một thứ cụ thể nào rằng nó vừa ắt có hoặc chợt sao, thậm chí còn phân biệt giữa [những đặc điểm] ắt có và chợt sao. Nào, đó chỉ là một phát biểu hoặc một sự kiện (state of affairs) hoặc là ắt có hoặc là chợt sao! Việc một sự vật cụ thể ắt có hay chợt sao có một đặc điểm nhất định thì tùy thuộc vào cách nó được mô tả. Điều này có lẽ liên quan chặt chẽ với góc nhìn cho rằng ta dùng một mô tả để rép đến những sự vật cụ thể. Có ai biết ví dụ nổi tiếng của Quine? Nếu ta xem xét số 9, phải chăng nó ắt có là số lẽ? Phải chăng con số này phải là số lẻ trong mọi thế giới có thể? Chắc chắn ta cũng có thể nói rằng số chín là số lẻ thì đúng trong mọi thế giới có thể, không thể nào khác được. Rõ ràng, số 9 cũng có thể được chọn ra theo số các hành tinh. Số các hành tinh là lẻ thì không ắt có, không đúng trong mọi thế giới có thể. Ví dụ, nếu chỉ có tám hành tinh, thì số các hành tinh sẽ không phải là số lẻ. Và bạn cũng có thể nghĩ như thế này: Việc Nixon đã thắng trong cuộc bầu cử thì sự kiện này là ắt có hay chợt sao? (Dường như nó chợt sao, trừ khi ta coi đây là một tiến trình không thể thay đổi (inexorable)được.) Tuy vậy, việc ta rép đến ni bằng cái tên ‘Nixon’ (giả sử ‘Nixon’ không có nghĩa là ‘người đã thắng trong cuộc bầu cử vào thời điểm thế thế’), thì đây là một đặc điểm chợt sao của Nixon. Nhưng nếu ta ám chỉ Nixon là ‘người đã thắng trong cuộc bầu cử năm 1968’, thì đấy sẽ là một sự thật ắt có. Vì rõ ràng, người thắng trong cuộc bầu cử năm 1968 thì phải thắng trong cuộc bầu cử năm 1968. Y như vậy, liệu một đối tượng có cùng một đặc điểm trong mọi thế giới có thể hay không, thì không chỉ phụ thuộc vào chính đối tượng này mà còn phụ thuộc vào cách nó được mô tả. Điều này đã được lập luận như vậy.

Thậm chí còn có tài liệu đề nghị rằng mặc dù có thể có phần nào biết thẳng đằng sau [một] khái niệm về tính ắt có (chúng tôi thực sự nghĩ rằng một vài thứ có thể khác đi, những thứ khác thì lại không thể khác đi), khái niệm này [về sự khác biệt giữa những đặc điểm ắt có và chợt sao] chỉ là một thuyết được dựng nên bởi vài tay làm triết kém cỏi, những người (mà tôi đoán) đã không nhận ra rằng có rất nhiều cách để nói về cùng điều này. Tôi không biết liệu có vài tay triết nào đó đã không nhận ra điều này hay không; nhưng ý tưởng này [nghĩa là một đặc điểm có thể được xem là bản chất hay chợt sao của một đối tượng mà không dựa vào mô tả (của nó)] là một khái niệm không có nội dung biết thẳng[75], một nội dung vô nghĩa đối với người bình thường. Dù sao đi nữa, điều này rất sai lầm. Giả sử ai đó vừa nói vừa chỉ về hướng Nixon, ‘Đó là gã có thể đã thất cử’. Người khác lại nói ‘Ồ không, nếu bạn mô tả ni là “Nixon”, thì có lẽ ni đã thất cử; nhưng, rõ thấy, nếu mô tả ni là người chiến thắng, thế thì việc ni thất cử là không đúng. Thế thì, ở đây ai là người làm triết, cái người không có biết thằng ấy? Theo tôi, rõ ràng là người thứ hai. Người này đã đưa ra một thuyết triết học. Người đầu tiên sẽ cả quyết, ‘Ừ, rõ thấy, người thắng trong cuộc bầu cử ấy có thể [đã] là một người khác. Giả như chiến dịch bầu cử đó khác đi, thì người chiến thắng thực sự có thể là kẻ thua, và một ai khác là người thắng; hoặc cũng có thể đã không hề có cuộc bầu cử đó. Vì vậy, những tơm “người thắng” và “người thua” không chỉ đến cùng [những] đối tượng ấy trong mọi thế giới có thể. Mặt khác, tơm “Nixon” chỉ là một cái tên của người này’. Với câu hỏi việc Nixon đã thắng cử là ắt có hay chợt sao, thì bạn đang đặt ra câu hỏi [có tính] biết thẳng, nghĩa là, liệu người này đã thất cử thực sự trong một vài tình huống không thực hay không. Nếu ai đó nghĩ rằng khái niệm về [một] đặc điểm ắt có hoặc chợt sao (không phân biệt liệu những đặc điểm ắt có không tầm thường nào hay không, ngoại trừ sự có ý nghĩa của khái niệm này[76]) là một khái niệm của một tay làm triết mà nội dung không hề có chút biết thẳng, người này hẳn đã sai. Rõ thấy, một vài tay triết cho rằng nội dung biết thẳng của một cái gì đó là chứng cứ rất yếu cho điều này. Tôi cho rằng đây là bằng chứng mạnh ủng hộ cho mọi thứ. Nói cho cùng, bản thân tôi cũng không biết, theo một cách nào đó, liệu ta có thể có chứng cứ nào thuyết phục hơn cho mọi thứ hay không. Nhưng theo tôi, trong mọi ca, những người cho rằng khái niệm chợt sao là không biết thẳng thì lại dựa trên khái niệm biết thẳng này.

Hình . W. V. O. Quine, kẻ thù lớn của siêu hình học về *thế giới có thể:
Có bao nhiêu người đang đội chung cái nón này với tôi?

Tại sao họ lại nghĩ như vậy? Có nhiều lý do để mọi người nghĩ như thế. Và đây là một lý do: Vấn đề về cái gọi là đặc điểm bản chất được xem là tương đương (thực tế thì tương đương) với vấn đề về ‘[tính] đồng nhất trong những thế giới có thể’. Giả sử có một người, Nixon chẳng hạn, và có một thế giới có thể khác, nơi không có ai có đầy đủ những đặc điểm mà Nixon có trong thế giới thực này. Ai trong số những người khác ấy, nếu có, là Nixon? Chắc chắn bạn phải đưa ra một số tiêu chuẩn đồng nhất[77] ở đây! Nếu bạn có một tiêu chuẩn đồng nhất, thế thì trong những thế giới có thể khác ấy, bạn chỉ cần nhìn vào người là Nixon; và trong những thế giới có thể khác ấy, câu hỏi liệu Nixon có những đặc điểm nào đấy hay không đã được hỏi đúng cách[78]. Bằng những khái niệm như thế, cần phải xác định rõ (well defined) liệu điều đấy có đúng hay không trong mọi (hoặc vài) thế giới có thể, trong đó, Nixon đã không thắng cử. Nhưng [người ta nói rằng] rất khó để đưa ra tiêu chuẩn đồng nhất như thế. Đôi khi có thể dễ dàng hơn khi nói về những con số (nhưng ngay cả ở đây cũng có tranh cãi cho rằng những tiêu chuẩn này khá là vũ đoán). Ví dụ, ta có thể nói, và điều này chắc chắn là đúng, rằng nếu vị trí trong dãy số sẽ quyết định số 9 là số 9, vậy (trong một thế giới khác) nếu số các hành tinh là 8, thì số các hành tinh sẽ là một con số khác với số hành tinh thực sự. Thế thì, bạn sẽ không nói rằng con số đó sẽ là một [đồng nhất] với số 9 của ta trong thế giới này. Trong ca những đối tượng khác, chẳng hạn như con người, *đối tượng vật chất, những sự vật như thế, đã có ai đưa ra được một tập hợp các điều kiện cần và đủ cho tính đồng nhất xuyên qua những thế giới có thể hay chưa?

Thực sự, hiếm có ca nào đưa ra các điều kiện cần và đủ thích hợp cho tính đồng nhất mà không vướng phải nguỵ biện quẩn[79]. Thành thực mà nói, toán học là ca duy nhất mà tôi thực sự biết: có thể đưa ra những điều kiện cần và đủ này ngay cả bên trong một thế giới có thể nào đó. Tôi không biết gì những điều kiện như thế, những điều kiện cho việc xác định các đối tượng vật chất theo thời gian, hoặc những điều kiện dành cho con người. Ai cũng biết đây là loại vấn đề gì. Nhưng hãy bỏ qua điều đó. Cái dường như khó chịu hơn là điều này lại phụ thuộc vào cách nhìn sai vào một thế giới có thể. Trong cách nhìn sai này, ta hình dung một thế giới có thể như thể nó là một đất nước xa lạ. Ta nhìn vào thế giới này như một người quan sát. Có lẽ Nixon đã chuyển sang nước khác và cũng có lẽ không, nhưng thứ ta nhận được chỉ là những đặc tính (qualities) [của ni]. Ta có thể quan sát tất cả những đặc tính này của ni, nhưng rõ thấy, ta không quan sát việc ai đó là Nixon. Ta quan sát rằng một cái gì đó có tóc đỏ (hoặc xanh lá hoặc vàng), chứ không quan sát liệu cái gì đó có phải là Nixon hay không. Vì vậy, khi ta gặp điều tương tự như đã từng thấy trước đây, ta nên có một cách nói tốt hơn dựa trên những đặc tính. Khi xuyên qua một trong những thế giới có thể khác này, ta nên có một cách nói tốt hơn rằng Nixon là ai.

Vài tay logic cũng góp phần hình ảnh sai lầm này trong cách xử lý chính thức của họ đối với logic modal. Có lẽ ví dụ nổi bật là chính tôi. Tuy nhiên, nói theo kiểu biết thẳng, theo tôi thì đây không phải là cách nghĩ đúng về những thế giới có thể. Một thế giới có thể thì không phải là một đất nước xa xôi mà ta đang đi ngang qua, hoặc nhìn qua một kính nhìn xa. Nói chung, một thế giới có thể khác thì quá xa xôi. Thậm chí nếu đi nhanh hơn ánh sáng, ta cũng không đến được đó. Một thế giới có thể được đem lại[80] bởi các điều kiện mô tả mà ta dùng để liên kết với nó. Ta có ý gì khi nói rằng ‘Trong một vài thế giới có thể khác, có lẽ tôi sẽ không giảng bài này ngày hôm nay?’ Ta chỉ cần tưởng tượng ra tình huống, trong đấy, tôi đã không quyết định giảng bài này hoặc quyết định sẽ giảng nó vào một ngày nào khác. Rõ ràng, ta không tưởng tượng ra tất cả những gì đúng hay sai, nhưng chỉ tưởng tượng ra những thứ có liên quan đến bài giảng của tôi; song về mặt lý thuyết thì ta cần phải quyết định về mọi thứ để có thể mô tả đầy đủ về thế giới này. Thực sự thì ta không thể tưởng tượng được điều đó. Ta chỉ có thể mô tả một phần của thế giới; thế thì, đây là một ‘thế giới có thể’. Tại sao nó không thể là một phần của mô tả về một thế giới có thể, rằng trong thế giới đó Nixon đã không thắng cử? Rõ là, liệu một thế giới như thế thì có thể hay không vẫn chỉ là một câu hỏi. (Ở đây thoạt nhìn, dường như nó rõ là có thể.) Tuy vậy, một khi ta thấy rằng tình huống này là có thể, ta sẽ thấy rằng người có thể đã thất cử hoặc thực sự thất cử trong thế giới có thể này, đó chính là Nixon, bởi vì đó là một phần của mô tả về thế giới. ‘*Thế giới có thể’ được quy định (stipulated), chứ không phải được phát hiện (discovered) bởi các kính nhìn xa cực mạnh. Chẳng có lý do nào ngăn ta đưa ra quy định: Khi nói về những gì đã xảy ra với Nixon trong một tình huống không thật[81] nào đó, ta đang nói về những gì có thể đã xảy ra với ni.

Rõ ràng, nếu ai đó đòi hỏi rằng mọi thế giới có thể phải được mô tả theo cách ròng[82] định tính, thì ta không thể nói, ‘Giả sử Nixon thất cử’, mà ta phải nói như thế này, ‘Giả sử một người với một con chó tên là Checkers, người này trông y như một hiện thân của David Frye, người thất cử trong một thế giới có thể nào đó.’ Ừ thì, ni có đủ giống Nixon để xem là một với Nixon hay không? Thuyết đối ứng (counterpart) của David Lewis[83] là một ví dụ rất rõ về lối nhìn nhận này về sự việc, vốn tràn ngập những tài liệu về modal lượng từ[84].[85] Tại sao ta lại đưa ra đòi hỏi này? Đó không phải là cách ta thường nghĩ về những tình huống không thật. Ta chỉ cần nói ‘giả sử người này đã thất cử’. Từ đó có thể cho rằng thế giới có thể ấy thì chứa người này, và trong thế giới đấy, ni đã thua. Có thể có một vấn đề biết thẳng về khả năng nào có thể xảy ra. Song, nếu ta có một biết thẳng như thế về khả năng đó (sự thất cử của người này), thì biết thẳng này là biết thẳng về cái khả năng đấy. Nó không cần phải giống với khả năng của một người [trông như thế này thế nọ, hoặc có thể có góc nhìn chính trị thế này thế kia, hoặc được mô tả khác đi một cách định tính] đã thua [trong cuộc bầu cử]. Ta có thể chỉ vào người này, và hỏi những gì đã có thể xảy ra với ni, giả như tình hình đã khác đi.

Ta có thể nói ‘Cứ cho điều này là đúng. Kết quả cũng chỉ là một, bởi vì liệu Nixon có thể có những đặc điểm nào đó, khác với những đặc điểm mà ni thực sự có, thì điều này tương đương với câu hỏi liệu cùng một tiêu chuẩn đồng nhất xuyên qua những thế giới có thể [kể cả tay Nixon đấy] không có những đặc điểm này hay không’. Nhưng thực sự thì kết quả tương tự này không đạt được, bởi vì khái niệm thông thường về một tiêu chuẩn [của] đồng nhất liên thế giới đòi hỏi ta phải đưa ra những điều kiện cần và đủ ròng định tính để ai đó là Nixon. Nếu ta không hình dung được một thế giới có thể, mà trong đấy, Nixon không có một đặc điểm nhất định, thì đây là một điều kiện cần để ai đó là Nixon. Hoặc một đặc điểm ắt có của Nixon là ni [có] đặc điểm đó. Ví dụ, giả như Nixon thực sự là một người, dường như ta không thể hình dung được một tình huống có thể nhưng không có thật, mà trong đó, chẳng hạn, ni là một vật vô tri; có lẽ ni thậm chí cũng không thể là một [con] người. Vì thế, đây sẽ là một sự kiện ắt có về Nixon: trong mọi thế giới có thể mà ni có còn, ni là một người, hoặc trong mọi ca, ni cũng không phải là một vật vô tri. Điều này không liên quan gì đến bất kỳ đòi hỏi nào rằng có các điều kiện đủ và ròng định tính để là Nixon[86], theo như ta có thể hình dung rõ ràng được. Và cần phải có một số điều kiện ròng định tính? Có thể có một số lập luận cho rằng cần phải có, nhưng ta có thể xem đây là những điều kiện cần mà không cần đi sâu vào những điều kiện đủ. Hơn nữa, ngay cả khi đã có một tập các điều kiện cần và đủ ròng định tính để là Nixon, góc nhìn mà tôi ủng hộ sẽ không đòi hỏi phải tìm thấy những điều kiện này trước khi [ta] có thể đặt câu hỏi liệu Nixon có thể đã thắng cử hay không, cũng không đòi hỏi phát biểu lại câu hỏi này dựa trên những điều kiện như vậy. Ta chỉ cần đơn giản xem xét Nixon và hỏi điều gì có thể đã xảy ra với ni nếu nhiều tình huống đã khác đi. Vì vậy, hai góc nhìn này, hai cách nhìn này vào sự vật, theo tôi thì thực ra khác nhau.

Hãy luý câu hỏi này, cho dù Nixon có thể không phải là một [con] người, là một minh hoạ rõ ràng cho thấy câu hỏi được nêu ra thì không thuộc về mặt nhận thức. Giả sử Nixon hóa ra lại là một người máy. Điều đấy có thể. Ta có thể cần đến chứng cứ để chứng minh Nixon là người hay máy. Nhưng đó là một câu hỏi về sự biết hiểu của ta. Mặc dù Nixon là một người, câu hỏi về việc liệu ni có thể không phải là người hay không thì không phải là một câu hỏi về biết hiểu, sau nghiệm hay trước nghiệm. Ngay cả khi tình huống ấy thế này thế kia, đó là một câu hỏi về tình huống có thể đã xảy ra khác đi như thế nào.

Cái bàn này là hợp của những phức[87]. Phải chăng nó có thể không là hợp của những phức? Khám phá cái bàn này là hợp của những phức (hoặc đơn[88]) chắc chắn là khoảnh khắc tuyệt vời của khoa học. Nhưng có khi nào chính cái bàn này lại không là hợp các phức? Chắc chắn sẽ thoáng thấy rằng câu trả lời phải là ‘không’. Dù sao đi nữa, rất khó tưởng tượng ra tình huống nào có chính cái vật này và cấu tạo của nó lại không phải là *phức. Liệu cái bàn ấy có thực sự là hợp các phức trong thế giới thực này hay không và làm sao ta biết được điều này, thì đây là một câu hỏi hoàn toàn khác. (Dưới đây tôi sẽ đi vào chi tiết hơn những câu hỏi về bản chất này.)

Tại điểm này, tôi muốn nói qua một số điều cần thiết để thảo luận về phương pháp luận cho thuyết tên gọi[89]. Ta cần đến khái niệm ‘đồng nhất xuyên những thế giới có thể’ [theo tôi, khái niệm này thường bị gọi sai[90]] để làm rõ một khác biệt mà tôi muốn chỉ ra ngay lúc này. Phải chăng 9 lớn hơn 7 là ắt có? Phải chăng số các hành tinh lớn hơn 7 là ắt có? Hai câu hỏi này có gì khác nhau? Tại sao một câu hỏi lại cho thấy nó có tính bản chất (essence) nhiều hơn so với câu kia? Trả lời cho câu hỏi này thì khá thẳng biết: ‘Xem này, số các hành tinh có thể khác đi so với thực tế. Song nói rằng số chín có thể khác với số chín thì thật là ngớ ngẫn’. Ta hãy dùng vài tơm có đôi chút kỹ thuật. Ta gọi một cái gì đó là một chỉ chọn cứng[91] nếu nó chỉ chọn cùng một đối tượng trong mọi thế giới có thể; bằng không, nó sẽ là một chỉ chọn không cứng (nonrigid) hoặc chợt sao (accidental). Hẳn vậy, ta không đòi hỏi những đối tượng này phải có còn trong mọi thế giới có thể. Nếu bố mẹ Nixon không cưới nhau, có thể đã không có Nixon trong những ca bình thường. Khi xem một đặc điểm nào đó là bản chất của một đối tượng, ta thường cho rằng nó đúng với đối tượng đó trong mọi tình huống mà đối tượng này có còn. Một chỉ chọn cứng đến một có còn ắt có[92] thì có thể được gọi là cực cứng (strongly rigid).

Một trong những chủ đề có tính biết thẳng mà tôi ủng hộ trong các bài nói này là: tên gọi là chỉ chọn cứng. Dường như *tên gọi đáp ứng được bài kiểm biết thẳng[93] mà tôi đề cập ở trên: mặc dù ai đó [khác với Tổng thống Hoa Kỳ năm 1970] thì vẫn có thể là Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1970 (ví dụ, có thể là Humphrey), nhưng để là Nixon thì không ai khác có thể ngoài Nixon. Y như thế, một chỉ chọn cứng sẽ chỉ đến một đối tượng nhất định nếu chỉ chọn này chỉ đến đối tượng đấy bất cứ nơi nào mà đối tượng này có còn; ngoài ra, nếu đối tượng này là một có còn ắt có, [ta] có thể gọi chỉ chọn này là chỉ chọn cực cứng. Ví dụ: ‘Tổng thống Hoa Kỳ của những năm 1970’ chỉ đến một người nhất định, đó là Nixon; nhưng một người khác (ví dụ, Humphrey) có thể đã trở thành Tổng thống năm 1970 và Nixon thì không; vì vậy đây không phải là một chỉ chọn cứng.

Trong các bài giảng này, tôi sẽ lập luận dựa theo biết thẳng[94], rằng *tên riêng là *chỉ chọn cứng, mặc dù người đấy (Nixon) có thể đã không phải là Tổng thống, nhưng không đúng nếu cho rằng ni không thể là Nixon (mặc dù ni có thể không được gọi là ‘Nixon’). Có người nghĩ rằng để tạo nghĩa cho khái niệm về chỉ chọn cứng, thì trước tiên, ta phải tạo nghĩa cho ‘tiêu chuẩn đồng nhất liên thế giới’[95]. Người này đã đặt cày trước trâu; bởi vì ta có thể rép cứng đến Nixon và quy định rằng ta đang nói về những gì có thể đã xảy ra với ni (trong một số ca nhất định), rằng ‘những đồng nhất liên thế giới’ thì không có vấn đề gì trong những ca như vậy.[96]

Xu hướng đòi hỏi *mô tả ròng định tính về *tình huống không thật thì có nhiều nguồn gốc. Một là, có lẽ do nhầm lẫn giữa mặt nhận thức và mặt siêu hình, nhầm lẫn giữa giữa tính trước nghiệm và tính ắt có. Nếu ai đó đánh đồng tính ắt có với tính trước nghiệm và cho rằng đối tượng thì được gọi tên theo những đặc điểm nhận dạng duy nhất, người này có thể nghĩ rằng những đặc điểm được dùng để nhận dạng đối tượng [vốn được biết theo cách trước nghiệm] thì chính những đặc điểm đấy phải được dùng để nhận dạng đối tượng này trong mọi thế giới có thể, nhằm tìm ra đối tượng nào là Nixon. Để bác bỏ điều này, tôi xin nhắc lại: (1) Nói chung, trong một tình huống không thật, sự vật được quy định chứ không phải ‘được phát hiện’; (2) những thế giới có thể thì không cần được đưa ra theo cách ròng định tính, như thể ta đang nhìn chúng qua một kính nhìn xa. Và ta sẽ sớm thấy rằng những đặc điểm của một đối tượng trong mọi thế giới không thật thì không liên quan gì đến những đặc điểm được dùng để nhận dạng nó trong thế giới thật này.[97]

Vậy ‘vấn đề’ về ‘đồng nhất liên thế giới’ có ý nghĩa gì không? Hay nó chỉ là một vấn đề giả? Theo tôi, dường như đoạn sau đây có thể nói về điều này. Mặc dù có lẽ phát biểu nói rằng Anh gây chiến với Đức vào năm 1943 không thể rút gọn (reduce) về một phát biểu về từng người riêng lẻ, song theo một nghĩa nào đó, đấy không phải là một sự kiện ‘dôi thêm’ (‘over and above’) ngoài tất cả những sự kiện về những con người và hành vi của họ theo lịch sử.[98] Theo đấy, những sự kiện về các quốc gia không phải là những sự kiện ‘dôi thêm’ ngoài những sự kiện về những con người, và điều này có nghĩa là: một mô tả về thế giới đề cập đến tất cả các sự kiện về những con người [cá nhân] nhưng không đề cập đến các quốc gia thì vẫn có thể xem là một mô tả đầy đủ về thế giới; và từ mô tả này, [ta] có thể suy ra những sự kiện về các quốc gia. Y như thế, có lẽ *sự kiện về *đối tượng vật chất không phải là *sự kiện ‘dôi thêm’ *sự kiện về các phức cấu thành của chúng. Giả như có một mô tả về một tình huống có thể, nhưng chưa hiện thực về mặt con người, thế thì ta có thể hỏi liệu nước Anh vẫn có còn trong tình huống đấy hay không, hoặc liệu một quốc gia nào đó (chẳng hạn được mô tả là nơi Jones đang sống) có thể có còn trong tình huống đấy thì có phải là nước Anh không. Y như vậy, nếu như có những biến động không thật nào đó trong lịch sử của những phức tạo nên một cái bàn, T chẳng hạn, ta có thể hỏi liệu T có có còn trong tình huống đấy hay không, hoặc một nhóm phức nào đấy [mà trong tình huống đó hẵn sẽ tạo thành một cái bàn], thì chúng có tạo nên chính cái bàn T này hay không. Trong mỗi ca, ta luôn tìm kiếm các tiêu chuẩn đồng nhất xuyên những thế giới có thể cho những riêng có nhất định dựa vào những riêng có khác ‘cơ bản’ hơn. Nếu [những] phát biểu về các quốc gia (hoặc bộ lạc) không thể rút gọn về những phát biểu về các thành phần khác ‘cơ bản’ hơn, nếu có một số ‘kết cấu mở’[99] trong quan hệ giữa chúng với nhau, ta khó có thể đưa ra các tiêu chuẩn đồng nhất chặt chẽ[100]; tuy nhiên, trong các ca cụ thể, ta vẫn có thể trả lời câu hỏi liệu một nhóm phức nhất định có thể tạo thành T hay không, mặc dù trong một số ca, câu trả lời này có thể không chắc chắn. Tôi nghĩ những nhận xét tương tự cũng áp dụng được cho vấn đề đồng nhất theo thời gian (identity over time); ở đây, ta cũng thường quan tâm đến tính xác định (determinacy), tính đồng nhất của một riêng có ‘phức’ dựa vào những riêng có ‘cơ bản’ hơn. (Chẳng hạn, nếu một số bộ phận của một cái bàn bị thay thế, nó có còn chính là cái bàn ấy hay không?[101])

Tuy nhiên, khái niệm về ‘[tính] đồng nhất liên thế giới’ thì rất khác với khái niệm thông thường. Đầu tiên, mặc dù ta có thể dùng phức để mô tả thế giới này, nhưng cũng chẳng sai khi mô tả thế giới này bằng những ên lớn hơn (grosser entities): phát biểu cho rằng có thể đặt cái bàn này trong một phòng khác thì bản thân nó hoàn toàn đúng đắn. Mặc dù có thể, thậm chí ta không cần dùng những phức để mô tả các bộ phận lớn hơn thuộc cái bàn này. Trừ khi ta cho rằng một vài riêng có nhất định là ‘cơ bản’, ‘tận cùng’, thì không hề có loại mô tả nào được coi là đặc quyền. Ta có thể đưa ra câu hỏi liệu Nixon có thể thất cử với mức chính xác kém hơn hay không, và thường thì không cần phải có mức chính xác chi li như vậy. Thứ hai, ta không cho rằng những điều kiện cần và đủ [cho các loại tập hợp phức nào tạo nên cái bàn này] là có thể; việc này tôi vừa nói ở trên. Thứ ba, khái niệm đã được xem xét ấy có liên quan đến *tiêu chuẩn nhận dạng các riêng có dựa trên các riêng có khác, chứ không dựa trên [những] đặc tính (qualities). Tôi có thể rép đến cái bàn ngay trước mặt tôi và hỏi điều gì có thể xảy ra với nó trong những ca nhất định; tôi cũng có thể rép đến những phức của nó. Mặt khác, nếu yêu cầu tôi phải mô tả ròng định tính mỗi tình huống không thật, thì tôi chỉ có thể hỏi rằng, liệu một cái bàn với màu sắc thế thế, và v.v., sẽ có những đặc điểm nhất định hay không; liệu cái bàn mà ta đang nói đến có phải là cái bàn này, cái bàn T, thực sự vẫn là vấn đề gây tranh cải, bởi vì tất cả rép đến các đối tượng (đối lập với các đặc tính) đã biến mất. Người ta thường nói rằng, nếu một tình huống không thật được mô tả là một tình huống như đã xảy ra với Nixon, và nếu cho rằng một mô tả như thế không thể rút gọn về một mô tả ròng định tính, thì phải cho rằng có ‘những riêng có trơ trụi’[102] bí ẩn – cơ sở của những đặc tính (qualities) này là cái nền không có đặc tính.[103] Điều này không phải như vậy: tôi nghĩ rằng Nixon là một tay Cộng hòa (Republican), không chỉ vì ni ủng hộ thế đứng Cộng hòa (Republicanism), bất kể thế đứng đó có nghĩa là gì; tôi cũng nghĩ rằng ni cũng có thể là một tay Dân chủ (Democrat). Điều này cũng đúng với bất kỳ mọi đặc điểm mà Nixon có thể có, ngoại trừ một số đặc điểm bản chất của ni. Điều tôi bác bỏ là một riêng có thì không là gì ngoài một ‘bó các đặc tính’[104], bất kể điều đó có ý nghĩa gì đi nữa. Nếu một đặc tính là một đối tượng trừu tượng, thì một bó các đặc tính là một đối tượng có mức độ trừu tượng cao hơn, không phải là một riêng có. Các tay triết đã đi đến một góc nhìn ngược lại thông qua một tình huống dằng dùng[105] sai lầm. Họ hỏi, phải chăng những đối tượng này ẩn sau bó các đặc tính, hay đối tượng này không là gì khác ngoài cái bó ấy? Đằng nào cũng không đúng; cái bàn này bằng gỗ, màu nâu, kê trong phòng, v.v. Nó có tất cả những đặc điểm này, không phải là thứ gì đó không có đặc điểm, ẩn sau chúng; do đó, không nên xem nó là một với tập hợp, hoặc với ‘bó’những đặc điểm của nó, cũng như không đánh đồng nó với tập con các đặc điểm bản chất của nó. Và đừng hỏi: làm sao tôi có thể nhận dạng cái bàn này trong một thế giới có thể khác, nếu không dùng những đặc điểm này? Vì cái bàn này trong tay tôi, tôi có thể chỉ vào nó, và khi tôi hỏi liệu có thể kê ở trong một phòng khác hay không, nghĩa là, tôi đang nói [theo đép] về . Tôi không cần phải xác định nó sau khi thấy nó qua kính nhìn xa. Nếu tôi đang nói về nó, tôi đang nói về theo cách như thế này: khi tôi nói rằng bàn tay của ta có thể sơn màu xanh lá, tôi [đã] quy định rằng tôi đang nói về màu xanh lá. Một vài đặc điểm của một đối tượng có thể là bản chất đối với nó, theo đó, nó không thể không có những đặc điểm này. Nhưng những đặc điểm này không dùng để nhận dạng đối tượng ấy trong một thế giới có thể khác, vì sự nhận dạng như thế là không cần thiết. Nếu thực sự một đối tượng được nhận dạng trong thế giới thực bằng những đặc điểm, thì những đặc điểm bản chất của một đối tượng không cần phải là những đặc điểm được dùng để nhận dạng nó trong thế giới thực (đến nay tôi vẫn để ngỏ vấn đề này).

Vì vậy, bằng cách đặt câu hỏi về tính đồng nhất của một đối tượng thông qua những câu hỏi về các cấu thành của nó, thì câu hỏi về tính đồng nhất liên thế giới vẫn có chút ý nghĩa nào đó. Nhưng [những] cấu thành này không phải là [những] đặc tính, và nó không phải là một đối tượng giống y như đối tượng đã nói. Các tay lý thuyết thường nói rằng ta nhận dạng/xác định các đối tượng trong mọi thế giới có thể như là các đối tượng giống y như đối tượng có sẵn trong hầu hết những khía cạnh quan trọng nhất. Trái lại, nếu Nixon đã quyết định hành động khác đi, ni có thể trốn tránh chính trị như tránh dịch, mặc dù trong riêng tư, góc nhìn của ni có thể cấp tiến. Quan trọng nhất, mặc dù ta có thể thay thế những câu hỏi về một đối tượng bằng những câu hỏi về các cấu thành của nó, ta không cần phải làm như vậy. Ta có thể rép đến đối tượng ấy và hỏi điều gì có thể đã xảy ra với . Vì vậy, ta không bắt đầu từ các thế giới (được cho là thật, nhưng những gì ta có thể nhận biết được không phải những đối tượng của chúng, mà là đặc tính của chúng), và sau đấy ta sẽ đặt câu hỏi về các tiêu chuẩn đồng nhất liên thế giới –trái lại, ta bắt đầu với các đối tượng mà ta và có thể xác định/nhận dạng được trong thế giới thực này. Khi đấy ta có thể hỏi liệu có điều gì có thể đúng về các đối tượng này hay không.

Như tôi đã nói, theo góc nhìn của Frege và Russell thì tên gọi được giới thiệu bằng mô tả. Có thể xem đây như là một thuyết về ý nghĩa của tên gọi (Frege và Russell dường như hiểu theo cách này), hoặc như là một thuyết về rép [của tên gọi]. Để tôi làm rõ điều này bằng một ví dụ không liên quan đến cái thường được gọi là ‘tên riêng’. Giả sử ai đó quy định rằng 100 độ C là nhiệt độ sôi của nước ở mực nước biển. Quy định này không chính xác lắm vì ở mực nước biển áp suất vẫn có thể biến động. Rõ thấy, theo lịch sử thì một đép chính xác hơn đã được đưa ra sau đó. Nhưng ta cứ cho đây là đép về điểm sôi của nước. Một ví dụ khác có trong tài liệu đã đép: một mét là chiều dài của S với S là một cái thanh nhất định đặt ở Paris. (Những người thích nói về các đép này thì thường cố gắng biến ‘chiều dài của’ (the length of) thành một khái niệm ‘thao tác’[106]. Nhưng điều này không quan trọng.)

Wittgenstein đã nói rất khó hiểu về điều này. Ni nói: ‘Có một thứ mà ta không thể nói là nó dài 1 mét, cũng không thể nói nó không dài 1 mét: đó là mét chuẩn ở Paris. Nhưng rõ thấy, điều này không có nghĩa là cái mét chuẩn này có đặc điểm gì lạ thường, mà chỉ để giải thích vai trò khác thường của nó trong trò chơi ngôn ngữ về đo đạc bằng thước dây.’[107] Đây dường như là một ‘đặc điểm lạ thường’ thực sự của mọi thanh. Tôi nghĩ ni hẵn đã sai. Nếu cái thanh này là một cái thanh (ví dụ) dài 39’37 in[ch] (ta có thể có một số tiêu chuẩn khác nhau về đơn vị in), vậy tại sao nó không dài một mét? Dù sao, ta cứ tạm cho ni sai và cái thanh đó thì dài một mét. Một phần của vấn đề khiến Wittgenstein bối rối là vì cái thanh này được dùng như là một tiêu chuẩn về chiều dài, và vì vậy, ta không thể gán chiều dài cho cái thanh này. Cứ cho điều này là có thể (mà cũng có thể không), thế thì phát biểu ‘thanh S dài một mét’ là một sự thật ắt có? Hẳn vậy, chiều dài của nó có thể thay đổi theo thời gian. Ta có thể làm cho cái đép này chính xác hơn bằng cách quy định rằng một mét sẽ là chiều dài của S tại một thời điểm cố định nào đó. Thế thì thanh S dài đúng một mét tại thời điểm t0 có phải là một sự thật ắt có không? Nếu ai đó cho rằng mọi thứ mà ta biết trước nghiệm thì phải ắt có, có thể nghĩ: ‘Đây chính là đép về một mét. Theo đép này, thanh S dài một mét tại t0. Đó là một sự thật ắt có’. Nhưng theo tôi, dường như chẳng có lý do gì để đi đến kết luận này, ngay cả những người dùng đép ‘một mét’ nói trên. Bời vì ni dùng cái đép này không nhằm đưa ra ý nghĩa của cái mà ni gọi là ‘mét’, mà chỉ cố định cái rép ấy[108]. (Đối với một thứ trừu tượng như [một] đơn vị chiều dài, khái niệm về sự rép có thể không rõ ràng. Nhưng ta cứ tạm cho khái niệm này đủ rõ cho các mục đích hiện tại.) Ni dùng khái niệm này để cố định một rép. Ni muốn đánh dấu một chiều dài nhất định. Ni đánh dấu nó bằng một số đặc điểm chợt sao, tức là, có một cái thanh có đúng chiều dài đó. Một ai khác có thể đánh dấu cùng cái rép này, bằng một đặc điểm chợt sao khác. Nhưng trong mọi ca, mặc dù ni dùng việc này để cố định cái rép của chiều dài chuẩn của mình, tức ‘một mét’, ni vẫn có thể nói rằng ‘nếu truyền nhiệt cho thanh S này tại thời điểm t0, thì tại thời điểm t0, thanh S sẽ không còn dài một mét.’

Ừ nhỉ, tại sao ni lại nghĩ như thế? Lý do một phần có thể nằm trong một số góc nhìn trong triết khoa học, lĩnh vực mà tôi không muốn đi sâu vào tại đây. Nhưng câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này là: Ngay cả khi đây là tiêu chuẩn chiều dài duy nhất mà ni dùng,[109] có một khác biệt thấy ngay giữa cụm từ ‘một mét’ và cụm từ ‘chiều dài của S tại t0’. Cụm từ đầu được dùng để chỉ chọn cứng (designate rigidly) một chiều dài nhất định trong mọi thế giới có thể, mà trong thế giới thực lại chính là chiều dài của thanh S tại t0. Mặt khác, ‘chiều dài của S tại t0’ không chỉ chọn cứng bất cứ thứ gì. Trong một số tình huống không thật, cái thanh ấy có thể dài hơn và trong một số tình huống thì ngắn hơn, nếu có nhiều sức ép và sức căng khác đã tác động lên nó. Vì vậy, ta có thể nói về cái thanh này y như nói về bất kỳ vật nào khác có cùng chất liệu và chiều dài, đó là, nếu truyền một lượng nhiệt nhất định vào nó, nó sẽ giản đến một chiều dài thế thế. Vì một phát biểu về tình huống không thật đấy đúng với những thanh khác có cùng đặc điểm vật lý, nó cũng đúng với cái thanh này. Không có gì lửa nước giữa phát biểu về tình huống không thật đấy và đép của ‘một mét’ là ‘chiều dài của S tại t0’, bởi vì cái ‘đép’ này, nếu được diễn giải đúng đắn, nó không nói rằng cụm từ ‘một mét’ thì cùng nghĩa (ngay cả khi nói về các tình huống không thật) với cụm từ ‘chiều dài của S tại t0’, nhưng nói đúng hơn, ta đã xác định rép của cụm từ ‘một mét’ bằng cách quy định rằng ‘một mét’ sẽ là một chỉ chọn cứng của chiều dài của S tại t0 trong thực tế. Vì vậy, điều này không làm cho ‘S dài một mét tại t0’ trở thành một sự thật ắt có. Trên thực tế, trong một số ca nhất định, S không hẵn dài một mét. Lý do vì chỉ chọn (‘một mét’) thì cứng và chỉ chọn kia (‘chiều dài của S tại t0’) thì không.

Thế thì, đối với ai đó muốn cố định hệ đo lường[110] bằng cách rép đến thanh S, phát biểu ‘Thanh S dài một mét tại t0’ sẽ có ý nghĩa gì về mặt biết hiểu? Dường như ni biết [điều này] theo cách trước nghiệm. Bởi vì nếu ni dùng thanh S để cố định rép của tơm ‘một mét’, thì theo kết quả của ‘đép’ này (không phải là đép viết tắt hoặc đép cùng nghĩa), ni sẽ tự động biết mà không cần tìm sâu thêm: S [thì] dài một mét.[111] Mặt khác, ngay cả khi S được dùng làm tiêu chuẩn của một mét, nếu ‘một mét’ được coi là một chỉ chọn cứng, thì trạng thái siêu hình của ‘S dài một mét’ sẽ là trạng thái siêu hình của một phát biểu chợt sao. Do vì với sức ép và sức căng thích hợp, được làm nóng hoặc làm lạnh, S sẽ có chiều dài khác với một mét ngay cả tại t0. (Những phát biểu như ‘Nước sôi ở 100° C ở mực nước biển’ có thể có một trạng thái y như vậy.) Vì vậy, theo nghĩa này, có những sự thật trước nghiệm chợt sao. Song với mục đích hiện tại, thay vì chấp nhận ví dụ này như một ví dụ về trước nghiệm chợt sao, điều quan trọng hơn là nó làm rõ được sự khác biệt giữa ‘đép’ dùng để cố định rép và đép vốn chỉ đưa ra một từ cùng nghĩa mà thôi.

Hình . Đường Tăng, thầy Ngộ Không: có thể về mặt logic, nhưng điều này có thể về mặt siêu hình?

Trong ca tên gọi, ta cũng có thể đưa ra sự phân biệt này. Giả sử rép của một tên gọi được xác định bởi một mô tả hoặc một cụm mô tả nào đấy. Nếu tên gọi này có cùng nghĩa với mô tả hoặc cụm mô tả đấy, thì nó không phải là một chỉ chọn cứng. Nó sẽ không chỉ chọn một cách ắt có đến cùng đối tượng này trong mọi thế giới có thể, vì những đối tượng khác cũng có thể có các đặc điểm như vậy trong những thế giới có thể khác, trừ khi (hẳn vậy) ta tình cờ dùng các đặc điểm bản chất trong mô tả của ta. Vì thế, nếu ta dùng ‘Aristotle là học trò cối nhất của Plato’ như một đép, thì tên gọi ‘Aristotle’ sẽ có nghĩa là ‘người học cối nhất của Plato’. Thế thì, rõ ràng trong một thế giới có thể khác, con người đó có thể đã không theo học Plato và Aristotle là một người khác. Mặt khác, nếu ta chỉ dùng mô tả này để cố định rép này, thì người đó sẽ là rép của ‘Aristotle’ trong mọi thế giới có thể. Cách dùng duy nhất của mô tả này là để chọn ra (pick out) người mà ta muốn rép đến. Nhưng vậy thì, khi ta giả định rằng ‘giả như Aristotle chưa bao giờ làm triết’, thì ta không cần có ý nói rằng ‘giả như một người nào đó đã theo học Plato, và đã dạy Alexander Đại đế, và viết cái này cái nọ, và v.v. chưa bao giờ làm triết’, điều này nghe như lửa nước. Ta chỉ cần có ý nói rằng, ‘giả như người đó chưa từng làm triết’.

Trong một số ca, có vẻ hợp lý khi cho rằng rép của một tên gọi nào đó thực sự được cố định thông qua một mô tả theo cùng cách thức mà hệ đo lường ấy đã được cố định. Khi nhân vật trong chuyện thần thoại này lần đầu tiên nhìn thấy sao Hôm, ni có thể đã cố định rép của mình bằng cách nói, ‘Tôi sẽ dùng “sao Hôm” làm tên gọi cho thiên thể xuất hiện ở vị trí xa kia trên trời.’ Sau đó, ni đã cố định rép của ‘sao Hôm’ bằng vị trí thiên thể thấy được của nó. Vậy, [ta] có thể kết luận rằng một phần [của] ý nghĩa của cái tên này là sao Hôm ở vị trí như thế như thế tại thời điểm đó hay không? Chắc chắn là không: nếu sao Hôm bị sao chổi va vào trước đó, [thì ta] chỉ có thể nhìn thấy nó ở một vị trí khác vào thời điểm đó. Trong một tình huống không thật như vậy, ta sẽ nói rằng sao Hôm không ở vị trí đó, chứ không nói rằng sao Hôm sẽ không là sao Hôm. Bởi vì ‘sao Hôm’ chỉ chọn cứng đến một thiên thể nhất định, trong khi ‘thiên thể ở vị trí xa kia’ thì không: ở vị trí đó có một thiên thể khác, hoặc không có thiên thể nào, nhưng không có thiên thể nào khác có thể là sao Hôm (mặc dù một thiên thể khác, dù không phải là sao Hôm, vẫn có thể được gọi là ‘sao Hôm’). Thật vậy, như tôi đã nói, tôi nhấn mạnh rằng tên gọi luôn luôn là chỉ chọn cứng.

Lý thuyết của Frege và Russell dường như là một lý thuyết hoàn chỉnh, theo đấy, một tên riêng thì không phải là một chỉ chọn cứng: nó cùng nghĩa với mô tả dùng để thay thế nó. Song một thuyết khác có thể cho rằng mô tả này được dùng để xác định một rép cứng. Hai thuyết khác nhau này sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau cho những câu hỏi mà tôi đã đưa ra trước đó. Nếu ‘Moses’ có nghĩa là ‘người đã làm những việc thế thế’, vậy thì nếu không có ai đã làm những việc thế thế, Moses không có còn[112]; và có thể ‘không có ai đã làm những việc thế thế’ thậm chí còn là một phân tích về ‘Moses [đã] không có còn’. Nhưng nếu mô tả này được dùng để cố định một rép cứng, thì đây rõ ràng không phải là ý nghĩa của cụm ‘Moses đã không có còn’, bởi vì ta có thể hỏi: nếu ta nói về một ca không thật nào đó (không có ai đã làm những việc vậy vậy, chẳng hạn, dẫn dắt dân Do thái ra khỏi Ai cập), thì trong một tình huống như thế, ta có thể kết luận rằng Moses cũng không có còn hay sao? Dường như là không. Vì chắc chắn là Moses có thể đã chỉ muốn trải qua những ngày dễ chịu hơn trong triều đình Ai cập. Ni có thể chưa bao giờ đi vào con đường chính trị hay tôn giáo; và trong ca đó, có lẽ không có ai từng làm những điều đã được viết trong Kinh thánh và được cho là nói về Moses. Điều đó không có nghĩa là Moses không có còn trong một thế giới có thể như vậy. Nếu vậy, ý nghĩa của ‘Moses có còn’ thì khác với ‘thoả các điều kiện về sự có còn và tính duy nhất cho một mô tả nhất định’; và do đó, điều này không đưa ra được một phân tích về phát biểu có còn[113] duy nhất. Nếu bạn từ bỏ suy nghĩ đây là một thuyết về ý nghĩa và biến nó thành một thuyết về rép theo cách như tôi vừa nói, [thì] bạn sẽ mất đi một số lợi thế của thuyết này. Phát biểu về có còn duy nhất và phát biểu đồng nhất giữa những tên gọi đòi hỏi phải cần đến những phân tích khác.

Frege đã dùng tơm ‘nghĩa’ (sense) theo hai cách[114], cách làm này đáng bị phê bình. Bởi vì ni xem nghĩa của một chỉ chọn là ý nghĩa (meaning) của chỉ chọn ấy; và [đồng thời] ni cũng xem nghĩa là cách để xác định rép của chỉ chọn này. Đánh đồng hai khái niệm này, ni nghĩ rằng cả hai đều được đem lại bởi các mô tả xác định. Cuối cùng, tôi cũng bác bỏ giả định thứ hai này; nhưng ngay cả khi nó đúng, thì tôi sẽ bác bỏ giả định thứ nhất. Một mô tả có thể đồng nghĩa với một chỉ chọn, hoặc [nó] có thể dùng để cố định rép của nó. Hai cách hiểu về ‘nghĩa’ của Frege[115] thì tương ứng với hai nghĩa của ‘đép’ theo lối nói thông thường. Chúng phải được phân biệt cẩn thận.[116]

Tôi hy vọng đã làm rõ ý tưởng này: việc cố định rép thì thực sự trái ngược việc đép một tơm như là ý nghĩa của một tơm khác. Tôi thực sự không có đủ thời gian để đi sâu chi tiết vào từng vấn đề. Theo tôi, ngay cả khi không thể dùng khái niệm [về] tính cứng[117] đối lập với tính chợt sao của sự chỉ chọn nhằm chỉ ra sự khác biệt như đã nói phần trên, thì những thứ gọi là đép thực sự chỉ là để cố định một rép, thay vì để đem lại ý nghĩa của một cụm từ hoặc đem lại một cùng nghĩa. Tôi lấy ví dụ. ‘π’ được cho là số so[118] giữa chu vi của hình tròn với đường kính [của nó]. Lúc này, để tranh luận, tôi chỉ có một cảm giác biết thẳng mơ hồ rằng chữ cái Hy Lạp này không dùng để viết tắt cho cụm ‘số so giữa chu vi của hình tròn với đường kính [của nó]’, thậm chí còn không dùng để viết tắt cho một cụm các đép thay thế khác cho π, bất kể nó có ý nghĩa gì. Nó được dùng như một tên gọi cho một số thực [nào đó][119], mà trong ca này ắt có phải là số so giữa chu vi của đường tròn với đường kính [của nó]. Ở đây nên luý rằng ‘π‘ và ‘số so giữa chu vi của đường tròn với đường kính [của nó]’ đều là các chỉ chọn cứng, do đó, các lập luận trong ca mét ở trên thì không thể áp dụng được (Hừm, cũng chẳng thành vấn đề nếu ai đó không hiểu điều này, hoặc nghĩ là nó sai.)

Trở lại câu hỏi về tên gọi mà tôi đã nêu ra. Như tôi đã nói, gần đây có góc nhìn thay thế thuyết của Frege và Russell đã trở nên rộng khắp; thậm chí góc nhìn này được chấp nhận đối với những người gặng xét mạnh mẽ Frege và Russell (đặc biệt là Russell), như Strawson chẳng hạn.[120] Góc nhìn thay thế này cho rằng mặc dù một tên gọi không phải là một mô tả dấu mặt, nhưng nó hoặc là viết tắt, hoặc rép của nó được xác định bởi vài cụm mô tả. Câu hỏi là liệu điều này có đúng không. Như tôi đã nói, góc nhìn này có phiên bản mạnh hơn và yếu hơn. Phiên bản mạnh hơn[121] cho rằng tên gọi này đơn giản được đép như là cùng nghĩa với cụm mô tả. Vậy thì, tính ắt có, không phải vì Moses có bất cứ một đặc điểm riêng có nào đó trong cụm này, mà vì ni có đủ[122] những đặc điểm này. Không thể có bất cứ một tình huống không thật nào, trong đấy, ni đã không làm bất cứ điều gì như thế. Tôi nghĩ điều này rõ ràng không hợp lý chút nào. Mọi người đã nói điều đó—hoặc có thể họ đã không có ý định nói như thế, nhưng họ dùng ‘tính ắt có’ theo nghĩa nào khác. Dù sao đi nữa, để ví dụ, Searle đã viết về tên riêng như sau:

Đặt lại cùng vấn đề này theo cách khác, giả sử ta hỏi, ‘tại sao ta lại có tên riêng?’ Rõ ràng là để chỉ đến những thứ riêng lẻ.[123] ‘Đúng vậy, nhưng mô tả cũng có thể làm được như vậy’. Song cái giá phải trả là phải chỉ định các điều kiện đồng nhất mỗi khi [ta] xác định rép: Giả sử ta đồng ý không dùng ‘Aristotle’ mà dùng ‘thầy của Alexander’, thì đây là một sự thật ắt có: người được rép là thầy của Alexandre—nhưng việc Aristotle đã từng mở lớp đi dạy là một sự kiện chợt sao (mặc dù tôi chỉ gợi ý rằng tổng logic, tuyển gộp của mọi đặc điểm[124] thường được gán cho Aristotle là một sự kiện ắt có).’[125]

Nếu ‘ắt có’ được dùng theo cách tôi dùng trong bài giảng này, thì ý tưởng đấy rõ ràng là sai. (Trừ khi Searle nhận được một số đặc điểm bản chất thú vị thường được gán cho Aristotle.) Hầu hết những thứ thường được gán cho Aristotle là những thứ mà Aristotle có thể không làm được. Trong một tình huống mà ni đã không làm những thứ này, ta sẽ mô tả rằng đó là tình huống mà Aristotle chưa bao giờ làm những điều đó. Đây không phải là phân biệt về phạm vi, như đôi khi xảy ra trong ca những mô tả. Trong những mô tả này, ai đó có thể nói rằng người đã dạy Alexander có thể đã không dạy Alexander; mặc dù điều này không thể đúng: người dạy Alexander đã chưa bao giờ dạy Alexander. Đây chính là sự phân biệt về phạm vi của Russell. (Tôi không đi sâu vào đây.) Theo tôi, rõ ràng điều này là không thể tại đây. Không chỉ đúng về con người Aristotle có thể đã không đi dạy; mà còn đúng khi ta dùng tơm ‘Aristotle’ theo cách như thế này: khi nghĩ về một tình huống không thật, chẳng hạn, Aristotle chưa từng đi vào bất kỳ lĩnh vực nào trong số những lĩnh vực này, và có những thành tựu mà ta thường cho là của ni, ta vẫn có thể nói đó là một tình huống mà Aristotle đã không làm những việc này.[126] Có những thứ như ngày tháng, giai đoạn ni sinh sống, thì dễ hình dung là ắt có hơn. Có lẽ đó là những thứ ta thường gán cho ni. Rõ ràng là có những ngoại lệ. Có lẽ khó tưởng tượng được làm thế nào mà ni có thể sống muộn hơn 500 năm so với thực tế. Việc tưởng tượng này chắc chắn gây ra ít nhất một vấn đề. Nhưng cứ tưởng tượng ai đó không có ý tưởng nào về ngày tháng đấy. Nhiều người chỉ biết mơ hồ về những thành tựu nổi tiếng nhất của ni. Không chỉ mỗi một trong số này, mà việc có toàn bộ những đặc điểm này, chỉ là một sự kiện chợt sao về Aristotle; và phát biểu cho rằng Aristotle có đủ những đặc điểm này là một sự thật chợt sao.

Nếu ai đó thực sự cố định rép của ‘Aristotle’ là người đã làm một trong những việc này, thì theo một nghĩa nào đó, ni có thể đã biết điều đó trước nghiệm. Tuy nhiên, đối với ni, đấy không phải là một sự thật ắt có. Vì vậy, nếu thuyết cụm tên gọi [là] đúng, ví dụ này cho thấy tính trước nghiệm không nhất thiết ngụ ý tính ắt có. Sự cố định rép của ‘một mét’ là một ví dụ rất rõ ràng. Trong ví dụ này, ai đó do cố định rép theo cách này, theo một nghĩa nào đó thì có thể biết trước nghiệm rằng chiều dài của thanh này là một mét mà không cần xem nó như một sự thật ắt có. Có lẽ sửa đổi được ý tưởng cho rằng tính trước nghiệm ngụ ý tính ắt có. Ý tưởng này dường như nêu lên một số nhìn sâu[127] quan trọng và đúng về mặt nhận thức. Theo một cách nào đó, một ví dụ như thế này thì dường như là một phản ví dụ tầm thường, không thực sự là điểm gút suy nghĩ của những người khi họ cho rằng chỉ có những sự thật ắt có mới có thể biết theo cách trước nghiệm. Nếu điểm bàn cho rằng mọi sự thật trước nghiệm đều là ắt có sẽ không bị ảnh hưởng bởi những phản ví dụ này, điểm bàn này cũng cần phải được sửa đổi theo một cách nào đó. Nếu không sửa đổi, nó sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn về bản chất của sự rép. Bản thân tôi cũng không biết nên sửa đổi hay trình bày lại điểm bàn này như thế nào, cũng như không biết liệu sửa đổi hoặc trình bày lại như vậy là có thể hay không.[128]

Giờ thì tôi sẽ nói về thuyết tên gọi dựa theo khái niệm cụm. (Đây thực sự là một thuyết đẹp. Điểm sót[129] duy nhất của nó, có lẽ rộng khắp trong mọi thuyết triết học: Nó sai. Bạn có thể ngờ rằng tôi đang đưa ra một thuyết khác để thay thế nó; nhưng tôi hy vọng là không, vì tôi chắc chắn rằng nó cũng sai khi nó là một thuyết.) Nếu bạn muốn biết cách nó xử lý những vấn đề về phát biểu có còn, phát biểu đồng nhất, và v.v., thì bạn có thể chia nhỏ thuyết này thành một số điểm bàn cùng với một số điểm bàn con. Nếu bạn xem nó là một thuyết về nghĩa dưới dạng chặt chẽ hơn, sẽ có nhiều điểm bàn hơn. Người nói là A.[130]

(1) Với mỗi tên gọi hoặc biểu thức chỉ chọn ‘X’, thì có một cụm [các] đặc điểm tương ứng, cụ thể là họ [các] đặc điểm φ sao cho A tin ‘φX’.

Điểm bàn này đúng vì nó chỉ là một đép. Lúc này, rõ ràng sẽ có vài người có thể nghĩ rằng mọi thứ mà người nói tin vào X không hẳn đều có liên quan đến việc xác định rép của ‘X’. Có thể họ chỉ quan tâm đến một tập con nào đó. Nhưng ta có thể xử lý vấn đề này bằng cách sửa đổi một vài điểm bàn khác bên dưới đây. Vì vậy, theo đép, điểm bàn này là chính xác. Tuy nhiên, tôi cho rằng tất cả những điểm bàn dưới đây đều sai.

(2) A tin rằng một đặc điểm, hoặc vài tổ hợp những đặc điểm nào đấy cho phép chọn ra một [vài] riêng lẻ nào đấy một cách duy nhất.

Điều này không nói rằng chúng chọn ra duy nhất một cái gì đó, mà chỉ là A tin rằng chúng chọn ra được như thế. Một điểm bàn khác là A đúng.

(3) Nếu hầu hết, hoặc hầu hết có số nặng[131], các đặc điểm của φ được thoả bởi một đối tượng duy nhất γ, thì γ sẽ là rép của ‘X’.

À, thuyết này cho rằng rép của ‘X’ được cho là đáp ứng ‘đủ’ [nếu không phải tất cả] những đặc điểm này. Hẳn vậy, A có thể sai vài điều về X. Bạn cầm phiếu bầu (vote). Bây giờ câu hỏi là, liệu phiếu bầu này thì theo kiểu dân chủ, hay những đặc điểm thì không thể ngang bằng nhau. Có vẻ hợp lý hơn nếu ta dùng thêm số nặng, hoặc có những đặc điểm quan trọng hơn những đặc điểm khác. Một thuyết thực sự phải chỉ định được khái niệm ‘số nặng’ này quợt như thế nào. Tôi khá ngạc nhiên khi nghĩ rằng Strawson phát biểu khá rõ rằng dân chủ nên có vai trò ở đây, do đó, những đặc điểm tầm thường nhất thì có số nặng ngang bằng với những đặc điểm quan trọng nhất.[132] Việc dùng số nặng chắc chắn sẽ hợp lý hơn. Ta giả sử rằng dân chủ không nhất thiết phải đóng vai trò lớn. Nếu có bất kỳ đặc điểm nào hoàn toàn không liên quan đến sự rép, ta có thể loại bỏ hoàn toàn nó bằng cách cho nó một số nặng bằng 0. [Ta] có thể coi những đặc điểm này là những cổ đông của một công ty. Một số cổ đông có nhiều cổ phiếu hơn một số cổ đông khác; thậm chí một số cổ đông chỉ có loại cổ phiếu không có quyền biểu quyết.[133]

(4) Nếu phiếu bầu không đem lại đối tượng duy nhất nào, thì ‘X’ không có rép.

(5) Phát biểu ‘Nếu X có còn, thì X có hầu hết các đặc điểm của φ’, được người nói [phát biểu này] biết theo cách trước nghiệm.

(6) Phát biểu ‘Nếu X có còn, thì X có hầu hết các đặc điểm của φ’, biểu đạt một sự thật ắt có (theo cách nói [ngôn ngữ] riêng[134] của người nói).

Nếu ai đó không nghĩ rằng cụm là một phần của ý nghĩa của tên gọi này, thì (6) không cần phải là một điểm bàn của thuyết này. Ni có thể nghĩ rằng mặc dù ni xác định rép của ‘Aristotle’ là một người có hầu hết φ[135], nhưng chắc chắn vẫn có những tình huống nhất định, trong đó, Aristotle không có hầu hết φ.

Như tôi đã chỉ ra, có một số điểm bàn con nhưng tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết. Những điểm bàn này sẽ phân tích về các phát biểu có còn duy nhất, chẳng hạn như ‘ “Moses có còn” thì có nghĩa là “thoả đủ các đặc điểm φ” ’. Ngay cả người không dùng thuyết này như một thuyết về ý nghĩa cũng có một vài điểm bàn này. Ví dụ về một điểm bàn con của (4): ta nên nói rằng nếu không thoả đủ φ, thì X không có còn, điều này đúng trước nghiệm đối với người nói. Chỉ khi ni coi góc nhìn này như một thuyết về ý nghĩa [thay vì về rép], thì điều này là ắt có đúng: nếu không thỏa đủ φ, thì X không có còn. Trong mọi ca, nó sẽ là một cái gì đó mà ni biết trước nghiệm. (Ít nhất ni sẽ biết nó trước nghiệm với điều kiện ni biết thuyết tên gọi đúng đắn này.) Thế thì [ta] cũng có thể áp dụng phân tích tương tự cho những phát biểu đồng nhất.

Câu hỏi là có điểm bàn nào trong số này đúng không? Nếu đúng, chúng sẽ là một mô hình/bức tranh đẹp về những gì mà ta đang bàn. Trước khi nói về các điểm bàn này, cho phép tôi nhắc rằng, thường thường, khi mọi người chỉ định những đặc điểm φ nào thì phù hợp, dường như họ lại thường chỉ định sai. Đó chỉ là một điểm sót ngoài ý muốn,[136] mặc dù nó liên hệ chặt chẽ đến lập luận chống lại thuyết mà tôi sẽ đưa ra ngay đây. Lấy lại ví dụ của Wittgenstein.[137] Ni nói gì về những đặc điểm phù hợp? ‘Nếu ai đó nói “Moses không có còn”, câu này có thể có nhiều nghĩa khác nhau. Nó có thể là: dân Israel không có một lãnh đạo duy nhất khi họ rời khỏi Ai Cập — hoặc: tên người lãnh đạo của họ không phải là Moses — hoặc: trong toàn bộ Kinh Thánh không có nhân vật nào đã hành động như Moses’. Điểm gút của tất cả những điều này là ta biết trước nghiệm rằng nếu câu chuyện này trong Kinh thánh về cơ bản là sai thì Moses đã không có còn. Tôi đã lập luận rằng câu chuyện Kinh thánh ấy không đem lại những đặc điểm ắt có của Moses, rằng ni có thể đã sống nhưng chưa bao giờ làm những việc ấy. Ở đây tôi muốn hỏi liệu ta có biết trước nghiệm điều này hay không: nếu Moses từng có còn, thì ni đã thực sự làm một số hoặc hầu hết những việc làm đấy. Phải chăng đây thực sự là cụm đặc điểm mà ta nên dùng ở đây? Trong những nhận xét này, chắc chắn có một phân biệt đã bị bỏ qua. Câu chuyện kinh thánh này có thể là một truyền thuyết đầy đủ, hoặc nó có thể là một mô tả mà cơ bản là sai về một người có thật. Trong ca sau, theo tôi, một học giả nào đó có thể cho rằng mặc dù Moses đã từng có còn, nhưng những điều nói về ni trong Kinh thánh thì về cơ bản là sai. Những điều như vậy xảy ra ngay trong lĩnh vực học thuật. Giả sử ai đó nói rằng không hề có nhà tiên tri nào từng bị một con cá lớn hoặc cá voi nuốt chửng. Dựa vào đấy, [ta] có thể suy rằng Jonah[138] chưa từng có còn hay không? Dường như vẫn còn lại câu hỏi: liệu câu chuyện kể Kinh Thánh là câu chuyện hư cấu hoặc một truyền thuyết dựa trên một người có thật. Trong ca sau, thật dễ dàng khi nói rằng mặc dù thực sự có Jonah, nhưng không ai đã làm những việc mà ta thường cho là của ni. Tôi chọn ví dụ này bởi vì trong khi các tay tìm sâu Kinh thánh thường cho rằng Jonah thực sự có còn, nhưng đó là chuyện ni bị cá lớn nuốt chửng và thậm chí chuyện ni đến Nineveh để rao giảng hoặc làm những công việc khác được cho là sai hoàn toàn. Song vẫn có nhiều lý do để tin rằng đây là câu chuyện về một tay thấy trước[139] có thật. Nếu tôi cầm đúng cuốn sách này, tôi có thể bắt đầu trích như sau: ‘Jonah, con trai của Amittai, là một tay thấy trước có thật, nhưng ni thì như thế như thế’. Có những lý do độc lập để [ta] nghĩ rằng đây không phải là một truyền thuyết ròng về một nhân vật tưởng tượng, mà là về một nhân vật có thật.[140]

Có thể sửa đổi được những ví dụ này. Kinh thánh đã nói về ni thế này thế kia, có lẽ đấy là tất cả những gì ta tin. Điều này lại đặt ra một vấn đề khác cho ta, bởi vì làm sao ta biết được Kinh Thánh đang rép đến ai? Câu hỏi về rép của ta bị ném ngược về câu hỏi về cái rép ấy trong Kinh thánh. Điều này dẫn đến một điều kiện mà ta phải nói rõ.

(C) Để một thuyết thành công, giải thích[141] trong đấy không được quẩn.[142] Bản thân các đặc điểm dùng để bỏ phiếu thì không được gộp vào trong khái niệm [của sự] rép theo cách không thể bị loại bỏ.

Tôi sẽ đưa ra một ví dụ trong đó điều kiện không quẩn[143] rõ ràng bị vi phạm. Thuyết về tên gọi sau đây có trong một bài báo của William Kneale có tên ‘Modality, De Dicto và De Re[144]. Tôi cho rằng bài báo này vi phạm rõ ràng điều kiện không quẩn.

John Stuart Mill cho rằng tên riêng thông thường của mọi người không phải là những dấu hiệu không có nghĩa (signs without sense). Mặc dù khi nói với ai đó rằng tay triết Hy Lạp nổi tiếng nhất đấy là Socrates thì điều này có thể đem lại một số thông tin, nhưng nói với ni rằng Socrates được gọi tên là Socrates thì rõ là tầm phào. Lý do đơn giản là vì ni không thể hiểu cách bạn dùng từ ‘Socrates’ này ở đầu câu nói của bạn, trừ khi ni đã biết trước rằng ‘Socrates’ có nghĩa là ‘Người được gọi [tên] là “Socrates” ’.[145]

Ở đây ta có một thuyết về rép của tên riêng. ‘Socrates’ chỉ có nghĩa là ‘người được gọi là “Socrates” ’. Trên thực tế, hẳn vậy, có lẽ không chỉ một người có thể được gọi là ‘Socrates’, và một vài người có thể gọi ni là ‘Socrates’ trong khi những người khác thì không. Chắc chắn đây là điều kiện duy nhất được thoả trong một vài ca nào đấy. Có lẽ trong một ca nào đấy, chỉ có một người được tôi gọi là ‘Socrates’.

Kneale nói rằng thật là nhàm[146] khi nói với ai đó rằng Socrates đã được gọi tên là ‘Socrates’. Điều đó không phải là nhàm, dở hơi trên bất kỳ góc nhìn nào. Có lẽ người Hy Lạp đã không gọi ni là ‘Socrates’. Ta hãy nói rằng Socrates được gọi là ‘Socrates’ bởi chúng tôi—ít nhất là bởi tôi. Cứ cho đó là chuyện tầm phào. (Tôi ngạc nhiên khi Kneale dùng thì quá khứ ở đây; ta cũng có hể nghi ngờ liệu người Hy Lạp đã thực sự gọi ni là ‘Socrates’ hay không—ít nhất, cái tên Hy Lạp này đã được phát âm khác hẵn. Tôi sẽ kiểm lại tính chính xác của câu trích này cho bài giảng tiếp theo.)

Kneale đã lập luận ủng hộ thuyết này. ‘Socrates’ phải được phân tích thành ‘người được gọi là “Socrates” ’, nếu không thì làm sao giải thích được việc gọi Socrates là ‘Socrates’ là tầm phào? Trong một số ca thì điều đó khá là tầm phào. Theo một nghĩa tương tự, tôi cho rằng bạn có thể có một thuyết tốt về ý nghĩa của mọi biểu đạt trong tiếng Anh và xây dựng một từ điển nào đó. Ví dụ, mặc dù không phải là không có thông tin khi nói với ai đó rằng ngựa được dùng để đua, nhưng nói rằng ngựa được gọi là ‘ngựa’ thì thật là lẩm cẩm. Do đó, đây chỉ có thể là một ca, bởi vì tơm ‘ngựa’ trong tiếng Anh dùng để chỉ ‘những thứ được gọi là “ngựa” ’. Những biểu đạt khác trong tiếng Anh cũng y như vậy. Vì thật là tầm phào khi được bảo rằng người hiền được gọi là ‘người hiền’[147], ‘người hiền’’chỉ có nghĩa là ‘người được gọi là “người hiền” ’. Giờ rõ ràng đây không thực sự là một lập luận tốt, do đó cũng không thể là lời giải thích duy nhất về lý do tại sao Socrates được gọi là ‘Socrates’ là dở hơi. Ta sẽ không cần tìm hiểu chính xác tại sao có sự tầm phào này. Rõ ràng, bất cứ ai biết cách dùng cụm ‘được gọi [tên] là’[148] trong tiếng Anh, ngay cả khi không biết câu đó có nghĩa là gì, đều biết rằng nếu ‘quark’ có một nghĩa gì đó thì ‘quark được gọi là “quark” ’, sẽ biểu đạt một sự thật. Ni có thể không biết nó biểu đạt sự thật gì, vì ni không biết quark là cái gì. Nhưng ni biết rằng câu này biểu đạt một sự thật vốn không liên quan nhiều với ý nghĩa của tơm ‘quark’.

Thực sự thì ta có thể đi sâu vào vấn đề này. Có những vấn đề thú vị đến từ những đoạn như thế này. Song lý do chính, tại sao tôi muốn giới thiệu nó ở đây, là vì với tư cách là một thuyết [về] rép, rõ ràng sẽ vi phạm về điều kiện không quẩn.[149] Ai đó dùng cái tên ‘Socrates’. Làm thế nào ta biết được ni đang rép đến ai? Bằng cách dùng mô tả để đem lại nghĩa của nó. Theo Kneale, mô tả này phải là ‘người được gọi là “Socrates” ’. Và ở đây, (đúng vậy, vì điều này được cho là rất tầm phào!) nó không cho ta biết gì cả. Nếu hiểu theo cách này thì dường như không thể có thuyết về rép. Ta hỏi, ‘Với từ “Socrates”, ni muốn rép đến ai?’ Và rồi câu trả lời, ‘Chà, ni rép đến người mà ni muốn rép.’ Nếu đây là tất cả ý nghĩa của một tên riêng, thì ta cũng chẳng cần phải dùng rép nữa.

Vì vậy, có một điều kiện cần phải được thoả; nhưng với thuyết cụ thể này thì rõ ràng nó không đáp ứng được điều kiện này. Đáng ngạc nhiên là ngay cả Russell đôi khi cũng dùng dạng này với nghĩa mô tả[150], cụ thể là: ‘người được gọi là “Walter Scott” ’. Rõ ràng, nếu các nghĩa mô tả duy nhất của những tên gọi mà ta có thể nghĩ đến thì thuộc dạng ‘người được gọi [tên] thế thế’, ‘người được gọi là “Walter Scott” ’, ‘người được gọi là “Socrates” ’, thế thì bất cứ thứ gì liên quan đến sự gọi tên này thì thực sự là thứ xác định rép, chứ không phải bất kỳ mô tả nào chẳng hạn như ‘người được gọi là “Socrates” ’.

Hình 4. Chuyện này dùng thuyết tên gọi của Russell hay của Kripke?

Một gã bị đắm tàu và giạt vào một đảo hoang. Một hôm, ni nhìn thấy một người đang bơi đến, và như là mơ: chính là MỘNG TRINH! Chỉ trong vài giờ, cả hai đã yêu nhau say đắm. Và qua nhiều ngày làm tình nảy lửa . . . Một hôm, ni nói với Trinh:

“Di cho tôi một ân huệ nhé?”

“Bất cứ điều gì” nàng trả lời.

“Tuyệt quá. Di có thể cắt tóc thật ngắn và tôi gọi di là Hùng nhé?”

“Sao quái dzậy di?”, Trinh nói.

“Thôi mà — Chìu chút đi!”

“Ừ, cũng được!”, Trinh đáp.

Tối hôm đó, khi họ tay trong tay đi dạo dọc bờ biển, ni quay về phía na và nói

“Ê Hùng! Mày không thể ngờ là tao đang làm tình với ai đâu!”

Nốt Chân

  1. Vào tháng Giêng năm 1970 tại Đại học Princeton, tôi đã có ba buổi nói chuyện và được ghi lại ở đây. Có thể thấy rõ từ văn phong của bản ghi, tôi đã không dùng đến văn bản cho các bài giảng, và trên thực tế, cũng chẳng có nốt. Hiện tại, văn bản này được chỉnh sửa nhẹ từ bản ghi theo đúng từng chữ; để mở rộng vài ý tưởng, tôi cũng đã thêm một vài đoạn, và đôi khi viết lại vài câu, nhưng tôi không cố thay đổi lối văn thân mật của bản gốc. Nhiều nốt chân cuối trang không có bản gốc, và được thêm vào sau đấy, nhưng có một vài nốt chân sẽ được tình cờ nói đến trong các bài nói này. Tôi hy vọng bạn đọc sẽ ghi nhớ những tình tiết này khi đọc văn bản này. Hãy tưởng tượng nó được đọc ra, với những khoảng dừng và nhấn mạnh thích hợp, việc này đôi khi có thể giúp di dễ hiểu hơn. Tôi có chút dè dặt khi đồng ý xuất bản các bài nói ở dạng này. Thời gian cho bài giảng, và phong cách không chính thức, khiến tôi phải cô đọng lập luận, không thể giải quyết một số phản bác, và những thứ tương tự. Đặc biệt, trong các phần kết luận về đồng nhất [theo] khoa học và vấn đề thân-tâm, tôi đành phải bỏ hoàn toàn phần thảo luận. Một số chủ đề phải bị bỏ qua hoàn toàn, mặc dù chúng cần thiết phải trình bày đầy đủ các góc nhìn được tranh luận ở đây, đặc biệt là chủ đề về *phát biểu có còn (existence statements) và tên gọi rỗng (empty names). Hơn nữa, phong cách không chính thức trình bày ở đây cũng có thể đưa đến thiếu rõ ràng ở một số vấn đề. Việc sớm ra mắt sách này đòi hỏi phải chấp nhận tất cả những khiếm khuyết nói trên. Tôi hy vọng có lẽ trong tương lai tôi sẽ có cơ hội trình bày kỹ lưỡng hơn. Xin nhắc lại, tôi hy vọng bạn đọc sẽ nhớ rằng mình chủ yếu đọc lại các bài giảng bằng lối văn không chính thức, do đó gặp phải những câu lặp lại dài dòng, kể cả câu, cú hài hước đôi khi còn thô..

  2. + tức [sự] gọi têntính ắt có: kết nối này có được là do tên gọi là một chỉ chọn cứng.

  3. + identity thesis

  4. + ngẫu nhiên; tuỳ thuộc; contingent/accidental

  5. + mind-body problem

  6. Nhân cơ hội để thêm một nốt chân cuối trang, tôi muốn đề cập đến việc Rogers Albritton, Charles Chastain, Keith Donnellan và Michael Slote (ngoài các tay triết được đề cập trong văn bản, đặc biệt là Hilary Putnam), đã giải thích góc nhìn một cách độc lập với những điểm liên hệ với nhiều khía cạnh mà tôi nói ở đây. Albritton đã đưa ra câu hỏi liệu ta có thể khám phá ra rằng chanh không phải là trái cây hay không, điều này khiến tôi chuý đến tính ắt có và trước nghiệm của trong các [phân] loại tự nhiên. (Tôi không chắc ni có chấp nhận mọi kết luận của tôi hay không.) Tôi cũng nhớ lại ảnh hưởng của những cuộc trò chuyện ban đầu với Albritton và với Peter Geach về tính ắt có của nguồn gốc. Lời xin lỗi trong văn bản vẫn có giá trị. Tôi biết rằng danh sách tên các tay triết được ke ra trong phần nốt chân này sẽ không đầy đủ. Tôi sẽ không liệt kê bạn bè và sinh viên mà qua những cuộc trò chuyện thú vị với họ đã giúp ích tôi rất nhiều. Tôi cũng đặc biệt cảm ơn Thomas Nagel và Gilbert Harman vì sự giúp đỡ của họ trong việc chỉnh sửa bản thảo này..

  7. + vị ngữ

  8. + null extension. Ví dụ: cho cụm về P(x) = x là số nguyên lớn hơn 3 và x nhỏ hơn 1. Thế thì bao ngoài E = {x | P(x)} sẽ rỗng vì không có x nào thoả P(x),

  9. + referent

  10. + designator

  11. Keith Donnellan, ‘Reference and Definite Descriptions’, Philosophical Review 75 (1966), tr. 281-304. X. thêm Leonard Linsky, ‘Reference and Referents’, in Philosophy and Ordinary Language (ed. Caton), University of Illinois Press, Urbana, 1963.Sự phân biệt của Donnalan dường như áp dụng được cho cả tên gọi và mô tả. Có hai người đang quan sát ai đó từ xa, và họ nghĩ người mà họ nhìn thấy là Jones.”Jones đang làm gì vậy?” “Đang cào lá.” Nếu người đang cào lá đằng xa đó thực sự là Smith, thì theo một nghĩa nào đó, người mà họ đang rép đến thì thực sự là Smith, ngay cả khi hai người bọn họ đều dùng “Jones” [như] là tên của Jones. Trong đoạn này, khi tôi nói về “rép” của một tên gọi, tôi muốn nói đến thứ được gọi bằng cái tên đấy—ví dụ, đó là Jones chứ không phải Smith. Thậm chí đôi khi có thể nói rằng một người nào đó dùng cái tên này để rép đến một ai khác. Có lẽ, để bớt gây hiểu lầm hơn, [ta] nên dùng tơm “tỏ đến” (denote) để thay thế cho tơm “rép” (refer). Tôi dùng từ “rép” và nó có thể thoả được lược đồ sau: ‘Rép của “X” là X’, trong đó có thể thay thế ‘X’ bằng bất kỳ tên gọi hoặc mô tả nào. Trái ngược với góc nhìn của Donneran, tôi tạm có khuynh hướng tin rằng những nhận xét của ni về sự rép thì liên quan không nhiều đến ngữ nghĩa học? hoặc những điều kiện–sái đung, mặc dù chúng có thể liên quan đến lý thuyết hành vi–ngôn từ (speech-acts). Do không gian có giới hạn, qua đây tôi không thể giải thích ý của mình rõ hơn, chứ đừng nói đến việc bảo vệ góc nhìn này. Tôi chỉ có thể đưa ra một nhận xét đơn giản: theo cảm nhận của tôi, nên gọi rép của một tên gọi hoặc một mô tả là “rép ngữ nghĩa”: đối với tên gọi, đây là cái được gọi tên; đối với mô tả, nó là thứ|cái|vật duy nhất đáp ứng được mô tả này.
    Vì vậy, nếu người nói ấy có những niềm tin sai, ni có thể rép đến thứ gì đó khác hẳn rép ngữ nghĩa này. Tôi nghĩ đây là những gì đã xảy ra trong ca gọi tên (Smith–Jones) và cả trong ca “Champagne” của Donnelland. Ca đầu tiên không đòi hỏi lý thuyết cho rằng tên gọi có thể nhập nhằng, trong khi ca thứ hai thì không đòi hỏi sửa đổi thuyết mô tả của Russell.

  12. + A System of Logic

  13. ngoại diên; denotation. Cf. http://www.logicmuseum.com/connotation/millconnotation.htm

  14. nội hàm; connotation

  15. + connote

  16. + mâu thuẫn

  17. + The Holy Roman Empire

  18. + unique divine being

  19. + abbreviated or disguised

  20. Tất nhiên, nói một cách chính xác, Russell từng nói rằng những tên gọi không phải là từ viết tắt cho mô tả và không có bất kỳ ý nghĩa nào; nhưng sau đấy, ni cũng nói rằng, chính là vì những thứ mà ta gọi là ‘tên gọi’ thực sự viết tắt cho các mô tả, chúng thực sự không phải là tên gọi. Vì vậy, theo Russell, vì ‘Walter Scott’ là viết tắt cho một mô tả, nên ‘Walter Scott’ không phải là một tên gọi; và những tên gọi duy nhất thực sự tồn tại trong ngôn ngữ đời thường, có lẽ là những từ chỉ (demonstratives) như ‘this/cái này’ hoặc ‘that/cái kia’ được dùng trong một ca cụ thể để chỉ đến một đối tượng mà người nói ‘quen thuộc (acquainted)’ theo nghĩa của Russell. Mặc dù ta không nhìn nhận mọi sự theo cách của Russell, nhưng ta có thể tin là Russell cho rằng những tên gọi, như chúng thường được gọi, thì thực sự có nghĩa. Chúng có nghĩa theo cách mạnh (have sense in a strong way), tức là, ta có thể đưa ra một mô tả xác định sao cho rép của tên gọi ấy, theo đép, là đối tượng thỏa mô tả này. Bản thân Russell, vì ni loại bỏ các mô tả khỏi ký pháp cơ sở của mình, trong bài báo ‘On Denoting’ ni cho rằng khái niệm ‘nghĩa’ là viển vông. Khi kể rõ (report) lại góc nhìn của Russell, ta không đồng ý với ni ở hai khía cạnh. Đầu tiên, ta quy định rằng ‘tên gọi’ sẽ là những tên gọi [hiểu theo] thông thường, không phải là ‘tên riêng logic’ của Russell; thứ hai, ta cho rằng các mô tả và viết tắt của chúng là có nghĩa.

  21. + Man That Corrupted Hadleyburg, một tác phẩm của Mark Twain.

  22. + ostensive definition: truyền đạt ý nghĩa của một từ bằng cách chỉ ra các ví dụ; loại định nghĩa này thường được sử dụng khi gặp một từ khó định nghĩa bằng lời: hoặc vì các từ sẽ không hiểu được (trẻ em, người mới học một ngôn ngữ) hoặc vì bản chất của từ này (màu sắc, cảm giác). Nó thường đi kèm với một cử chỉ trỏ, thường là bằng tay, chỉ đến đối tượng dùng như là một ví dụ. Định nghĩa bằng tay là một cách kết nối ngôn ngữ với thực tại kiểu như “English by hand”. Nốt: sự phân biệt giữa dạy bằng tay và giải thích bằng tay: dạy bằng tay có dùng từ ngữ nhưng không giải thích.

  23. + acquaintance: có nghĩa là một mối quan hệ trực tiếp và tức khắc giữa một tâm trí và một đối tượng; ví dụ như sự nhận biết về dữ liệu-cảm biết thông qua tri biết (perception) và sự biết hiểu (tri thức) về các thực thể trừu tượng, các chắt chẳng hạn.

  24. + Sir Walter Scott, 15.VIII.1771 – 21.IX.1832

  25. + Hesperus

  26. + Phosphorus

  27. + còn gọi là sao Kim, Kim tinh

  28. + Once we’ve got the thing

  29. Khi tôi nói về góc nhìn của Frege và Russell cùng các biến thể của nó, tôi chỉ muốn nói đến những góc nhìn đưa ra một thuyết cơ bản về rép của tên gọi. Cụ thể, đề xuất của Quine trong ‘canonical notation’, một tên gọi như ‘Socrates’ nên được thay thế bằng một mô tả, chẳng hạn như ‘the Socratizer’ (trong đó ‘Socratizes’ là một cụm về được chế ra) và sau đó mô tả này nên bị khử đi theo phương pháp của Russell. Bởi vì theo góc nhìn này, điều đấy không nhằm mục đích dùng nó như một thuyết rép của tên gọi, mà là một đề xuất cải cách ngôn ngữ với những ưu điểm nhất định. Tất cả các vấn đề được thảo luận ở đây, với những sửa đổi thích hợp, hoàn toàn áp dụng được cho ngôn ngữ cải cách này; cụ thể là câu hỏi, ‘Rép của “Socrates” sẽ được xác định như thế nào?’ sẽ nhường chỗ cho câu hỏi, ‘Phần mở rộng (extension) của “Socratizes” được xác định như thế nào?’ Tất nhiên tôi không cho rằng Quine đã từng tuyên bố điều ngược lại.

  30. + letter

  31. + cluster concept

  32. + genuinely proper names; eigentlichen Eigennamen

  33. + tức đối tượng được gọi là ‘Aristotle’

  34. + demonstrative science; beweisende Wissenschaft

  35. Gottlob Frege, ‘On Sense and Nominatum’, do Herbert Feigl dịch, trong Readings in Philosophical Analysis (ed. by Herbert Feigl and Wilfrid Sellars), Appleton Century Crofts, 1949, tr. 86.

  36. + tautology

  37. + cố định; fixed

  38. Ludwig Wittgenstein, Philosophical Investigations, G. E. M.Anscombe, MacMillan dịch, 1953, §79:
    Consider this example. If one says ‘Moses did not exist’, this may mean various things. It may mean : the Israelites did not have a single leader when they withdrew from Egypt—or: their leader was not called Moses—or: there cannot have been anyone who accomplished all that the Bible relates of Moses— . . . But when I make a statement about Moses,—am I always ready to substitute some one of those descriptions for ‘Moses’? I shall perhaps say : by ‘Moses’ I understand the man who did what the Bible relates of Moses, or at any rate, a good deal of it. But how much? Have I decided how much must be proved false for me to give up my proposition as false? Has the name ‘Moses’ got a fixed and unequivocal use for me in all possible cases?

  39. + locus classicus

  40. John R. Searle, ‘Proper Names’, Mind 67 (1958), 166-73.

  41. + Whatever in some sense satisfies enough or most of the family is the referent of the name.

  42. + đồng nghĩa; synonymous

  43. Phát biểu chi tiết nhất của Ziff về thuyết rép của tên gọi theo phiên bản cụm mô tả của ni có trong bài báo ‘About God’, được in lại trong Philosophical Turnings, Cornell University Press, Ithaca, and Oxford University Press, London, 1966, trang 94–96. Cũng có một phát biểu ngắn trong Semantic Analysis, Cornell University Press, Ithaca, 1960, trang 102–05 (đặc biệt là trang 103–04). Trong đoạn thứ hai, ni gợi ý rằng tên gọi của những thứ mà ta quen thuộc nên được xử lý hơi khác (đép bằng tay và gọi/đặt tên lần đầu) với tên gọi của những nhân vật lịch sử, trong đó rép được xác định bởi (một cụm) mô tả có liên quan. Ở trang 93 trong Semantic Analysis, Ziff nói: ‘(những) khái quát hóa mạnh và đơn giản về tên riêng’ là không thể; ‘ta chỉ có thể nói là, đối với hầu hết các ca, là như thế như thế . . .’ Tuy nhiên, Ziff phát biểu rõ ràng, ít nhất là đối với các nhân vật lịch sử, rằng một thuyết cụm mô tả thì có lý do để đưa ra một phát biểu chung chung như vậy. Vì góc nhìn của Ziff cho rằng tên riêng thông thường không thuộc về vốn từ vựng [của ngôn ngữ] và nói chung thì không có nghĩa, xem trang 85-89 và 93-94 trong Semantic Analysis.

  44. + theory of meaning

  45. + materially equivalent [logic]

  46. + singular existence statements.

  47. Những người theo thuyết sẵn định (tất định) phủi vai trò quan trọng của cá nhân trong lịch sử có thể lập luận rằng nếu Moses chưa bao giờ có còn, thì sẽ có một ai đó xuất hiện và làm được tất cả những gì Moses đã làm. Không thể bác bỏ góc nhìn này bằng cách viện đến một thuyết triết học đúng đắn về ý nghĩa của cụm ‘Moses có còn’.

  48. + phạm trù; category

  49. + đặc trưng

  50. + a prioricity

  51. + mặt nhận thức

  52. + gốc: because there’s another modality in the characterization of ‘a priori’,

  53. + khả năng; possibility

  54. Tri thức; knowledge

  55. + Ví dụ, số 2282,589,933 – 1; thậm chí một con số nhỏ hơn rất nhiều: 557!

  56. + một cách thuần tuý

  57. + Necessity; tính tất yếu

  58. + nhận thức luận

  59. + quyết định ở đây liên quan đến tính có thể quyết định được (decidability) của một bài toán toán học); xt. Những bài toán Hilbert, Godel trên mạng.

  60. disproof

  61. + trực giác; intuitive

  62. + unintelligible

  63. + The ‘could’

  64. + coextensive

  65. + possible worlds

  66. + This depends on the thesis that there can’t be a way of knowing about the actual world without looking that wouldn’t be a way of knowing the same thing about every possible world.

  67. + bản chất; nature

  68. + ‘gold is a yellow metal’

  69. + phạm trù

  70. + certainty

  71. + bản chất luận; essentialism

  72. + x. de dicto

  73. + de re |theo vật hay đối tượng| de dicto |theo câu chữ|: được dùng chủ yếu gắn với tính ắt có |tất yếu| – de re: ‘theo vật’, tính ắt có gắn liền với bản chất của một |sự| vật; de dicto: ‘theo câu chữ’, tính ắt có có được là do một cách mô tả hoặc suy nghĩ về |sự| vật. Ví dụ: Người độc thân là người không kết hôn. Thì:

    de dicto: ta muốn nói về ý nghĩa của ‘người độc thân’, ở đây là một nhận xét hoặc định nghĩa của từ ‘người độc thân’.

    de re: ta muốn nói về một người cụ thể, chẳng hạn bạn Nguyễn Văn A, A chưa kết hôn vì là người độc thân.

  74. Nhân tiện, trong triết học có một góc nhìn chung cho rằng một khái niệm chỉ có thể được đưa ra sau một đép chặt chẽ (theo cách nhìn thông thường về sự chặt chẽ). Ở đây, tôi đang xử lý một khái niệm trực quan và sẽ luôn thảo luận ở cấp độ khái niệm trực quan. Điều đó có nghĩa là, tôi tin rằng mặc dù một số sự việc là tình huống này, chúng cũng có thể khác đi. Tôi có thể đã không có bài giảng này hôm nay. Nếu điều này đúng, thì có thể hôm nay tôi đã không có những bài giảng này. Một câu hỏi khác hoàn toàn khác với câu hỏi này là làm sao một ai đó biết rằng tôi giảng bài này ngày hôm nay. Đây là một câu hỏi nhận thức luận. Trong ca này, tôi nghĩ rằng ni thực sự biết điều này sau nghiệm. Tuy nhiên, nếu ai đó được sinh ra với một niềm tin sẵn có nhất định và biết rằng tôi sẽ giảng ngày hôm nay, thì ai biết được? Dù sao, bây giờ ta hãy giả định rằng mọi người biết điều này sau nghiệm. Tóm lại, hai vấn đề vừa nêu là khác nhau.

  75. + nội dung trực giác; intuitive content

  76. Tôi đưa ra ví dụ khẳng định một đặc điểm nhất định–thắng cử–là chợt sao (accidental) đối với Nixon, bất chấp cách mô tả ni như thế nào. Rõ ràng, nếu khái niệm đặc điểm chợt sao này có ý nghĩa, thì khái niệm đặc điểm bản chất cũng phải có ý nghĩa. Điều này không có nghĩa là bất kỳ đặc điểm bản chất nào–mặc dù trên thực tế tôi nghĩ là có. Lập luận thông thường đặt câu hỏi về sự có ý nghĩa của thuyết bản chất (essentialism) và cho rằng việc một đặc điểm là chợt sao hay bản chất đối với một đối tượng thì phụ thuộc vào cách nó được mô tả. Do đó, góc nhìn này không cho rằng mọi đặc điểm đều là chợt sao. Rõ thấy, đây không phải là góc nhìn của một số tay duy tâm cho rằng mọi đặc điểm đều là bản chất, và tất cả các quan hệ đều là [bên] trong..

  77. + ở đây có thể hiểu là ‘tiêu chuẩn xác định/nhận dạng’

  78. + well defined

  79. + beg the question – một kiểu nguỵ biện thuộc dạng lập luận quẩn, tức suy luận bằng những giả thuyết chưa được chứng minh. Ví dụ: ‘Di nói sai hoàn toàn vì di nói không đúng một chút nào’ – ‘Ngươi phải tin vào chúa bởi vì nếu không có chúa thì người không có mặt ở đây để mà nói chuyện tin hay không tin!’

  80. + is given

  81. + counterfactual

  82. + thuần [tuý]

  83. David K. Lewis, ‘Counterpart Theory and Quantified Modal Logic’, Journal of Philosophy 65 (1968), 113-126. Bài báo tao nhã của Lewis cũng gặp phải một khó khăn ròng về mặt hình thức: trong diễn giải của ni về [tính] modal lượng từ: nếu A(x) được phép các toán tử modal, thì luật quen thuộc (y) ((x) A(x)  A (y)) sẽ không thoả. (Ví dụ: (y) ((x) ◊ (xy)) thì thỏa nhưng (y) ◊ (yy) thì không.) Vì mô hình hình thức của Lewis bắt nguồn khá tự nhiên từ góc nhìn triết học của ni về [các] đối ứng (counterpart), và vì ni không đưa được các ví dụ về bao khắp (universal instantiation) cho những đặc điểm modal [rất kỳ lạ về mặt biết thẳng], nên theo tôi, dường như thất bại này góp phần vào sự phi lý của góc nhìn triết học của ni. Có những khó khăn về mặt hình thức khác, kém nghiêm trọng hơn. Tôi không thể làm rõ ở đây. Nói một cách chặt chẽ, góc nhìn của Lewis không phải là góc nhìn về ‘đồng nhất liên thế giới’ (transworld identification). Mà đúng hơn, ni cho rằng những nét tương đồng giữa [các] thế giới có thể sẽ xác định quan hệ đối ứng, vốn không đối xứng cũng không bắc cầu. Đối ứng của một cái gì đó trong một thế giới có thể khác thì không bao giờ là một với chính cái đó. Vì vậy, nếu ta nói rằng “Humphrey có thể đã thắng cử (miễn là ni đã làm như thế như thế), ta không nói về điều gì đó có thể đã xảy ra với Humphrey mà là những gì có thể đã xảy ra với một người khác, một “đối ứng”.’ Tuy nhiên, có lẽ Humphrey không quan tâm lắm đến việc một người khác, bất kể giống ni đến mức nào, sẽ thắng [cử] ở một thế giới có thể khác hay không. Vì vậy, góc nhìn của Lewis, theo tôi, dường như còn kỳ lạ hơn những góc nhìn thông thường về đồng nhất liên thế giới mà nó thay thế. Tuy nhiên, cả hai góc nhìn này đều có những vấn đề quan trọng như nhau: giả định cho rằng những thế giới có thể thì giống như các chiều không gian khác của một bao khắp [vũ trụ] bao trùm hơn, rằng chúng chỉ có thể được đưa ra bằng những mô tả định tính ròng, và do đó hoặc là quan hệ đồng nhất hoặc quan hệ đối ứng phải được thiết lập dựa trên đặc điểm tương đồng.
    Nhiều người đã chỉ cho tôi biết rằng cha đẻ của thuyết đối ứng có lẽ là Leibnitz. Tôi sẽ không đi sâu vào câu hỏi có tính lịch sử như vậy ở đây. Cũng sẽ rất thú vị nếu so sánh góc nhìn của Lewis với [cách] diễn giải cơ học lượng tử của Wheeler-Everett. Tôi ngờ rằng góc nhìn vật lý này có thể gặp phải những vấn đề triết học tương tự như thuyết đối ứng của Lewis; tinh thần của cả hai rõ thấy rất giống nhau.

  84. + quantified modality

  85. Một đoạn văn đầy thẩm quyền (locus classicus) mà tôi chỉ trích là bài báo của David Kaplan về đồng nhất liên thế giới, bài báo này có tính triết học hơn bài báo của Lewis. Thật không may, bài báo này chưa bao giờ được xuất bản, vì thế nó không thể thay mặt cho góc nhìn hiện tại của Kaplan.

  86. + Nixonhood

  87. + phân tử

  88. + nguyên tử

  89. + theory of names

  90. Thật là sai lầm, bởi vì cụm từ này gợi ý rằng có một vấn đề đặc biệt về ‘đồng nhất liên thế giới’: khi ta tưởng tượng một thế giới có thể khác, ta không thể quy định một cách tầm thường rằng ta đang nói đến ai hoặc ta đang nói về cái gì. Tơm ‘thế giới có thể’ cũng có thể gây hiểu lầm; có lẽ nó gợi lên hình ảnh ‘đất nước xa lạ”. Đôi khi tôi dùng ‘tình huống không thật’ trong các bài nói; Michael Slote gợi ý rằng ‘trạng thái có thể (hoặc lịch sử) của thế giới’ có thể kém gây hiểu lầm hơn ‘thế giới có thể’. Để tránh nhầm lẫn thì tốt hơn ta không nên nói, “Trong vài thế giới có thể nào đó, Humphrey có thể đã thắng” mà chỉ đơn giản là: “Humphrey có thể [đã] thắng”. Liên quan những từ ‘có thể’, (tôi hy vọng) chúng rất có ích khi có liên quan đến logic modal lượng từ dựa theo mô hình lý thuyết tập hợp, nhưng đã cỗ vũ cho những vấn đề triết học giả và những bức tranh gây nhiều nhầm lẫn.

  91. + rigid designator

  92. + tồn tại tất yếu; necessary existent

  93. + [intuitive test] Một tơm đơn ‘X’ là một chỉ chọn cứng nvn ‘X’ có thể không là ‘X’ và ‘cái không phải là X’ lại có thể là ‘X’.

  94. + trực giác

  95. + criteria of transworld identity

  96. Rõ thấy, tôi không ngụ ý rằng ngôn ngữ chứa tên gọi cho mọi đối tượng. Các từ chỉ có thể được dùng như những chỉ chọn cứng, và các biến tự do có thể được dùng như chỉ chọn cứng cho các đối tượng không xác định. Hẳn vậy, khi ta chỉ định một tình huống không thật, ta không mô tả toàn bộ thế giới có thể, mà chỉ mô tả phần mà ta quan tâm.

  97. Xem Bài giảng I, tr. 53 (về Nixon), và Bài giảng II, trang 74-7.

  98. + … it is not a fact ‘over and above’ the collection of all facts about persons, and their behavior over history. Nốt: ‘over and above’ ở đây được hiểu là ‘phụ/dôi thêm’. Cụm ‘over and above’ vốn có liên quan đến thế đứng dôi thêm (emergence) và thế đứng rút gọn (reductionism).
    RÚT GỌN cho rằng có thể rút gọn {X1, X2, …, Xn} về {Y1, Y2, …, Ym} và hơn nữa, các X này không là gì ngoài Y. Nói cách khác, có thể giải thích các Y thông qua X, vốn đơn giản hơn. Ví dụ: – nước không là gì ngoài H(ydro) và O(xygen): nghĩa là, đặc điểm của NƯỚC có thể giải thích thông qua H và O! – Bản giao hưởng số 5 của Beethoven không là gì ngoài những sóng âm. Do đó, diễn giải bản giao hưởng này có thể thay thế bằng cách diễn giải các sóng âm!
    HỢP DÔI (HỢP lại thì DÔI ra): – khi hợp lại các thành phần, kết quả còn DÔI thêm những đặc điểm mà từng thành phần không có! Ví dụ: – Hydro và Oxy không có đặc điểm ƯỚT, nhưng nước thì lại có (đặc điểm DÔI thêm) – những sóng âm không có đặc điểm thương đau, tiếc nuối, … nhưng khi hợp thành một bản nhạc thì lại có.

  99. + ~ kết cấu bất định; open texture

  100. + ~ chắc chắn và đáng tin; hard and fast

  101. Có một chút mơ hồ ở đây. Nếu một mảnh hoặc một phức [phân tử] của một cái bàn nhất định đã được thay thế bằng một một mảnh hoặc một phức khác, ta hẵn hài lòng khi nói rằng ta vẫn có cùng một cái bàn. Nhưng nếu thay quá nhiều (mảnh, phức), ta dường như có một cái bàn khác. Tất nhiên, cùng vấn đề này có thể phát sinh đối với tính đồng nhất theo thời gian.

    Nơi mà quan hệ đồng nhất này là mơ hồ, dường như nó không có tính bắc cầu; một chuỗi những đồng nhất rõ ngoài (apparent identities) lại có thể mang lại tính không-đồng nhất rõ ngoài. Phần nào khái niệm ‘đối ứng’ (mặc dù không đúng với lập luận (mặt triết học) về nét/sự giống nhau (resemblance), các thế giới nước ngoài, v.v.. của Lewis.), có thể có đôi chút tiện dụng ở đây. Ta có thể nói rằng tính đồng nhất cứng chỉ áp dụng cho những cái riêng có (các phức) và quan hệ đối ứng với các riêng có ‘bao gồm’ của chúng, những cái bàn. Thế thì có thể tuyên bố rằng quan hệ đối ứng này là mơ hồ và không bắt cầu. Tuy nhiên, dường như là không tưởng khi cho rằng ta sẽ đạt đến một mức độ các riêng có cơ bản, tận cùng nhất mà các quan hệ đồng nhất không bao giờ mơ hồ và loại bỏ được nguy cơ của tính không bắt cầu. Nguy hiểm này thường không phát sinh trong thực tế, vì vậy ta thường có thể nói một cách đơn giản về tính đồng nhất mà không cần phải bận tâm. Các tay logic chưa phát triển một logic về tính mơ hồ.

  102. + bare particulars

  103. + … if it is not assumed that such a description is reducible to a purely qualitative one, then mysterious ‘bare particulars’ are assumed, propertyless substrata underlying the qualities.

  104. + bundle of qualities

  105. +song đề, lưỡng đề, khốn đề; dilemma

  106. + operational’ concept

  107. TSTH §50

  108. + to fix the reference

  109. Các tay triết khoa học có thể tìm ra chìa khóa để hiểu vấn đề này từ góc nhìn rằng “một mét” là một ‘khái niệm cụm’ (cluster concept). Tôi đang yêu cầu bạn đọc hãy giả định rằng cái ‘đép’ nêu trên là tiêu chuẩn duy nhất được dùng để xác định hệ mét. Tôi nghĩ rằng vấn đề này vẫn sẽ phát sinh.

  110. + fixed the metric system

  111. Vì [cái] sự thật mà ni biết là chợt sao, tôi không muốn gọi nó là ‘phân tích’, bởi vì theo quy định, sự thật phân tích phải vừa ắt có vừa là trước nghiệm. Xem nốt chân 2, trang 122: “Tôi đang giả định trước rằng . . .”

  112. + tồn tại

  113. + existential statement

  114. + Gốc: Frege should be criticized for using the term ‘sense’ in two senses.

  115. + two Fregean senses of ‘sense’

  116. Nghĩa (sense) kiểu Frege giờ đây thường được hiểu là ý nghĩa (meaning), cần phải phân biệt cẩn thận nó với [một] ‘cố định [sự] rép (reference fixer)’. Dưới đây, ta sẽ thấy rằng, đối với hầu hết người nói, trừ khi họ là người ban đầu đặt tên cho một đối tượng, rép của tên gọi này được xác định bởi một chuỗi giao tiếp ‘nhân quả’ (‘causal’ chain of communication) chứ không phải bởi một mô tả. Trong ngữ nghĩa hình thức của logic modal, ‘nghĩa’ của một tơm t thường được coi là hàm (có thể là một phần) gán mỗi thế giới có thể H với rép của t trong H. Đối với một chỉ chọn cứng, một hàm như thế là hằng. Khái niệm này của ‘nghĩa’ có liên quan đến khái niệm ‘đem lại một ý nghĩa’, không phải khái niệm về cố định một rép. Trong cách dùng này của ‘nghĩa’, nghĩa của ‘một mét’ là một hàm hằng, mặc dù rép của nó được cố định bởi ‘chiều dài của S’. Nhưng nghĩa của ‘chiều dài của S’ thì không phải là một hàm hằng.
    Một số tay triết nghĩ rằng [những] mô tả là mơ hồ (trong tiếng Anh), rằng đôi khi chúng chỉ chọn theo cách không cứng, trong mỗi thế giới, đối tượng (nếu có) thỏa mô tả này, và đôi lúc chúng chỉ chọn cứng đến đối tượng thực sự thỏa cái mô tả đấy. (Những người khác, do Donnellan gợi ý, cũng tin rằng sự mô tả đôi khi chỉ chọn cứng đến đối tượng được cho là thoả được cái mô tả ấy.) Tôi cho rằng mọi tuyên bố như vậy là mơ hồ. Tôi không biết có bằng chứng rõ ràng nào để chứng minh rằng những mơ hồ này không thể xử lý được bằng khái niệm về phạm vi của Russell cũng như những cân nhắc đã được nhắc đến trong nốt chân 3, tr. 25.
    Nếu sự mơ hồ này có còn, thì theo nghĩa cứng của ‘chiều dài của S’, ‘một mét’ và ‘chiều dài của S’ cùng chỉ đến một thứ trong mọi thế giới có thể và có cùng một ‘nghĩa’ (functional).
    Trong ngữ nghĩa hình thức của logic intension, nếu ta dùng một mô tả xác định để chỉ chọn đối tượng thỏa mô tả này trong mỗi thế giới, thì thật có ích khi có một toán tử biến mỗi mô tả thành một tơm chỉ chọn cứng đến đối tượng thực sự thỏa mô tả đó. David Kaplan đã đề xuất một toán tử như thế và gọi nó là toán tử ‘Dthat’.

  117. + rigidity

  118. + tỷ số

  119. + tức 3.1415…

  120. P. F. Strawson, Individuals, Methuen, London, 1959, Ch. 6.

  121. + The [description theorist]

  122. + disjunction

  123. individuals

  124. + the logical sum, inclusive disjunction, of properties

  125. Searle, op. cit. in Caton, Philosophy and Ordinary Language, p. 160.

  126. Khi ta nhận thấy rằng người thầy của Alexander có thể đã không dạy Alexander (và trong những ca như vậy, không hẳn đã từng là thầy của Alexander), điều này cho thấy rằng ‘người thầy của Alexander’ có thể có những khác biệt phạm vi trong ngữ cảnh modal, và do đó, nó không phải là một chỉ chọn cứng. Mặt khác, mặc dù Aristotle có thể không được gọi là ‘Aristotle’, cũng như 2 x 2 có thể không được gọi là ‘bốn’, điều này không đúng khi cho rằng Aristotle có thể không phải là Aristotle. Lối nói dễ dãi, thông tục, thường gây nhầm lẫn giữa việc dùng (use) và đề cập (mention), rõ thấy, có thể diễn tả ai đó có thể đã được gọi tên, hoặc chưa được gọi là ‘Aristotle’ bằng cách nói rằng ni có thể đã, hoặc chưa từng, là Aristotle. Đôi khi, tôi đã nghe thấy những cách dùng lỏng như vậy được dùng làm phản ví dụ cho khả năng áp dụng của lý thuyết của tôi vào ngôn ngữ đời thường. Những từ ngữ thông tục (colloquialisms) như thế này, đối với tôi, dường như không gây vấn đề lắm cho điểm bàn của tôi, cũng giống như sự thành công của ‘Lực lượng nhiệm vụ bất khả thi’ (‘Impossible Missions Force’) tạo ra cho luật modal: khiến sự không thể thì không thể xảy ra.) Hơn nữa, mặc dù Aristotle không dạy Alexander trong một số ca nhất định, nhưng đây không phải là những ca mà ni không phải là Aristotle.

  127. + insight

  128. Nếu ai đó cố định một mét là “chiều dài của thanh S tại t0”, thì theo một nghĩa nào đó, ni biết trước nghiệm rằng chiều dài của thanh S tại t0 là một mét, mặc dù ni dùng câu này để diễn đạt một sự thật chợt sao. Nhưng chỉ bằng cách cố định một hệ thống đo lường, ni có học được một số thông tin (chợt sao) về thế giới, một số sự kiện mới mà trước đây ni chưa biết hay không? Có vẻ hợp lý khi nghĩ rằng theo một nghĩa nào đó, mặc dù không thể phủi một sự thật chợt sao rằng S thì dài một mét, thì ni cũng không học được những điều này. Vì vậy, trong một ca nào đó, có thể biện bày lại điểm bàn cho rằng mọi thứ trước nghiệm là ắc có để cứu nó khỏi phản ví dụ này. Như tôi đã nói, tôi không biết việc biện bày lại như vậy sẽ diễn ra như thế nào để điểm bàn này không trở nên tầm thường (ví dụ, bằng cách đép trước nghiệm được cho là ắt có, (thay vì là đúng) độc lập với kinh nghiệm); và điểm bàn ngược lại vẫn sai.

    Vì tôi không cố thử một biện bày như thế, nên tôi sẽ dùng tơm ‘trước nghiệm’ trong những bài giảng này một cách nhất quán để đưa ra những phát biểu mà sái đung của nó, theo cách trước nghiệm, sẽ là hệ quả của một ‘đép’ cố định rép..

  129. + khiếm khuyết; khuyết điểm

  130. + Một trong những mục tiêu tấn công của Kripke vào thuyết mô tả Frege – Russell về tên gọi (được xếp vào thuyết cụm của Searle). Kripke trình bày thuyết này rất cẩn thận (sáu điểm bàn) vì đối thủ của ni không phải người rơm.

  131. + trọng số; weighted. Số nặng là số được gán cho một vài phần tử, thể hiện tầm quan trọng, mức ảnh hưởng của chúng; v.d. điêm toán (9, số nặng 3), lý (8, số nặng 2), hoá (4, số nặng 1); cho số nặng kiểu này chỉ áp dụng cho khối toán (trường lớp thường gọi là hệ số).

  132. Strawson, op. cit., pp. 191-92. Thực sự thì Strawson xem xét ca của vài người nói, gộp những đặc điểm của họ lại và thực hiện phiếu dân chủ (có trọng số ngang nhau). Ni chỉ yêu cầu một số phiếu vừa đủ, không cần phải đa số.

  133. + non-voting stock

  134. + idiolect

  135. + tức là có hầu hết các đặc điểm

  136. + incidental defect; khuyết điểm ngẫu nhiên, bất ngờ

  137. + TSTH, §79

  138. + Jonah

  139. + tiên tri

  140. Chẳng hạn xem H. L. Ginsberg, The Five Megilloth and Jonah, The Jewish Publication Society of America, 1969, p. 114: ‘ “Vị anh hùng” của câu chuyện này, nhà tiên tri Jonah, con trai của Amittai, là một nhân vật lịch sử. . . (nhưng) cuốn sách này không phải là lịch sử mà chỉ là tiểu thuyết.’ Sự đồng thuận của giới học thuật coi tất cả các chi tiết về Jonah trong cuốn sách này là truyền thuyết, thậm chí nó không dựa trên những sự kiện có thật, ngoại trừ chỉ có một tuyên bố rằng ni là một nhà tiên tri người Do Thái, nhưng điều này hầu như không thể xác định một cách duy nhất. Người Do Thái cũng không gọi ni là ‘Jonah’; âm ‘J’ không có trong tiếng Do Thái và sự có còn trong lịch sử của Jonah không liên quan gì đến việc ta có biết tên Do Thái ban đầu của ni hay không. Ngay cả khi ta gọi ni là Jonah, thì việc này cũng không tách ni ra khỏi những lập luận quẩn, vòng vo. Bằng chứng về tính lịch sử của Jonah đến từ một tài liệu rép độc lập về ni trong Sách Các Vua 2 (II Kings); nhưng bằng chứng đó lại không có bất kỳ tài liệu rép nào khác – chẳng hạn, bằng chứng cho thấy tất cả truyền thuyết của người Do Thái là về các nhân vật thực sự. Hơn nữa, ngay cả khi không có bằng chứng, phát biểu cho rằng Jonah là một truyền thuyết về một người có thật có thể là sự thật. Ta có thể nói, ‘Jonah (trong sách nói trên) chưa bao giờ có còn,’ cũng như ta có thể nói, ‘Hitler trùm tuyên truyền Phát xít chưa bao giờ có còn.’ Như phần trích trên đây cho thấy, lối dùng (usage) này không nhất thiết phải trùng khớp với góc nhìn của nhà sử học về việc liệu Jonah đã từng có còn hay không. Ginsberg viết cho bạn đọc bình thường, những người theo ni sẽ chấp nhận được lời lẽ của ni.

  141. + account

  142. + circular

  143. + noncircularity

  144. Trong Ernest Nagel, Patrick Suppes, and Alfred Tarski, Logic, Methodology and the Philosophy of Science: Proceedings of the 1960 International Congress, Stanford University Press, I962, 622-33.

  145. Loc. cit., pp. 629-30. Gốc:
    Ordinary proper names of people are not, as John Stuart Mill supposed, signs without sense. While it may be informative to tell a man that the most famous Greek philosopher was called Socrates, it is obviously trifling to tell him that Socrates was called Socrates; and the reason is simply that he cannot understand your use of the word ‘Socrates’ at the beginning of your statement unless he already knows that ‘Socrates’ means ‘The individual called “Socrates” ‘.

  146. + trifling

  147. + sage

  148. + ‘is called’

  149. + Ví dụ về loại quẩn mà Kripke cố tránh: “Alibaba là người được nhắc tới bằng cái tên ‘Alibaba’ trong câu này”.

  150. + descriptive sense