Press "Enter" to skip to content

Chủ Nghĩa Xã Hội, về mối quan hệ với những phương tiện của nó

Chủ Nghĩa Xã Hội, về mối quan hệ với những phương tiện của nó

Friedrich Nietzsche .

Người dịch: Nguyễn Lê Tiến

Nietzsche (1844-1900) là nhà triết học lớn của Đức vào thế kỷ thứ 19, ông tự nhận mình là “triết gia với cây búa” (“Philosoph mit dem Hammer”). Với tầm nhìn sâu sắc, ông phân tích phê phán hầu như .. tất cả! Từ Giáo Hội, cho đến chủ nghĩa Tư Bản, chủ nghĩa Tiêu thụ, chủ nghĩa Chủng tộc, chủ nghĩa Xã hội… Bài sau, là đoạn viết về Chủ Nghĩa Xã hội, trích từ tác phẩm “Menschliches, All zumenschlisches” ( Tính người, quá là tính người) , xuất bản năm 1879. Tác phẩm này có thêm tiểu tựa là “Một quyển sách cho tinh thần tự do” ( Ein Buch für freie Geister). Nieztsche viết những dòng này trước năm 1879, 30 năm sau “tuyên ngôn cộng sản” của Marx 1848, 7 năm sau “Công Xã Paris” 1871. Nhưng 39 năm trước khi một chế độ XHCN hiện thực được xác lập qua Cách mạng tháng mười ở Nga, năm 1917. Tuy Nietzsche không hề trải nghiệm những thực tế của CNXH, những thực tế bi thảm, lập đi lập lại từ Nga sang Trung Quõc, sang tất cả các nước XHCN khác, không từ một nước nào, nhưng với “Tinh Thần Tự Do”, suy tư sâu sắc , ông đã “mô tả” như một lời tiên tri về những khuyết điểm, có tính hệ thống của CNXH.

Chủ nghĩa xã hội là đứa em tuyệt vời của chế độ chuyên chế lỗi thời, là kẻ muốn kế thừa di sản đó. Do đó, những nỗ lực của nó là phản động theo ý nghĩa sâu sắc nhất. Bởi vì mong muốn một nhà nước có được tràn đầy quyền lực như các chế độ chuyên chế đã từng có. Thậm chí nó còn vượt hẳn mọi thứ trong quá khứ khi cố gắng hủy diệt cá nhân một cách rốt ráo. Đối với nó, cá nhân như thể là một thứ gì xa xỉ bất chính của tự nhiên, phải thông qua nó [nhà nước] để được cải thiện trở thành bộ phận hữu ích cho mục đích của cộng đồng tập thể.

Do mối quan hệ họ hàng như thế, nó luôn loanh quanh trong vùng kề cận của sự phát triển quyền lực quá mức, giống như Plato, người xã hội chủ nghĩa điển hình xưa trong triều đình của bạo chúa Sicilia. Nó mong muốn (và thúc đẩy khi có cơ hội) một nhà nước bạo lực kiểu Caesar trong thế kỷ này, bởi vì, như đã nói, nó muốn trở thành người thừa kế.

Nhưng ngay cả di sản kế thừa này cũng không đủ để thỏa mãn cho mục đích của nó. Nó cần một sự phủ phục quỵ lụy kính cẩn nhất của mọi công dân, trước một nhà nước tuyệt đối như chưa từng bao giờ có cái gì tương tự như thế. Thế nhưng nó chẳng thể trông chờ gì nữa vào sự sùng tín tôn giáo xưa hướng về nhà nước, thậm chí, đây chính là cái mà nó phải loại trừ một cách không ngừng nghỉ, bởi nó đang làm việc để tiêu diệt các nhà nước hiện hữu.

Bởi thế cho nên nó chỉ có thể, dựa vào sự khủng bố cực độ, để hy vọng vào sự tồn tại tạm thời, ở nơi này chỗ kia, trong một thời gian ngắn. Do đó, nó âm thầm chuẩn bị một nền thống trị khốc liệt. Đối với quần chúng ít học, nó dùng từ “Công Bằng” như một cây đinh đóng vào đầu, để hoàn toàn tước đoạt lý trí của họ ( sau khi lý trí này đã từng phải chịu đựng một nền giáo dục nửa vời), tạo cho họ một lương tâm tốt lành qua cái trò chơi độc ác, cuộc chơi mà họ phải tham gia.

Chủ nghĩa xã hội có thể xem như một bài học, bài học khá tàn bạo và thuyết phục về mối nguy hiểm của sự tích lũy vô độ của bạo lực nhà nước và đánh thức sự nghi ngờ vào chính nhà nước. Trong tiếng hô xung xung trận, với giọng thô ráp, nó đòi hỏi “càng nhiều nhà nước như có thể”, và càng ngày càng trở nên ầm ỹ hơn bao giờ hết: thế nhưng, chẳng bao lâu, tiếng nói ngược hẳn lại cất lên, còn mãnh liệt hơn: “Càng ít nhà nước như có thể”.[1]

  1. Nguyên tác:

    Der Sozialismus in Hinsicht auf seine Mittel. – Der Sozialismus ist der phantastische jüngere Bruder des fast abgelebten Despotismus, den er beerben will; seine Bestrebungen sind also im tiefsten Verstande reaktionär. Denn er begehrt eine Fülle der Staatsgewalt, wie sie nur je der Despotismus gehabt hat, ja er überbietet alles Vergangene dadurch, daß er die förmliche Vernichtung des Individuums anstrebt: als welches ihm wie ein unberechtigter Luxus der Natur vorkommt und durch ihn in ein zweckmäßiges Organ des Gemeinwesens umgebessert werden soll. Seiner Verwandtschaft wegen erscheint er immer in der Nähe aller exzessiven Machtentfaltungen, wie der alte typische Sozialist Plato am Hofe des sizilischen Tyrannen; er wünscht (und befördert unter Umständen) den cäsarischen Gewaltstaat dieses Jahrhunderts, weil er, wie gesagt, sein Erbe werden möchte. Aber selbst diese Erbschaft würde für seine Zwecke nicht ausreichen, er braucht die alleruntertänigste Niederwerfung aller Bürger vor dem unbedingten Staat,[683] wie niemals etwas Gleiches existiert hat; und da er nicht einmal auf die alte religiöse Pietät gegen den Staat mehr rechnen darf, vielmehr an deren Beseitigung unwillkürlich fortwährend arbeiten muß – nämlich weil er an der Beseitigung aller bestehenden Staaten arbeitet –, so kann er sich nur auf kurze Zeiten, durch den äußersten Terrorismus, hier und da einmal auf Existenz Hoffnung machen. Deshalb bereitet er sich im stillen zu Schreckensherrschaften vor und treibt den halbgebildeten Massen das Wort »Gerechtigkeit« wie einen Nagel in den Kopf, um sie ihres Verstandes völlig zu berauben (nachdem dieser Verstand schon durch die Halbbildung sehr gelitten hat) und ihnen für das böse Spiel, das sie spielen sollen, ein gutes Gewissen zu schaffen. – Der Sozialismus kann dazu dienen, die Gefahr aller Anhäufungen von Staatsgewalt recht brutal und eindringlich zu lehren und insofern vor dem Staate selbst Mißtrauen einzuflößen. Wenn seine rauhe Stimme in das Feldgeschrei: »so viel Staat wie möglich« einfällt, so wird dieses zunächst dadurch lärmender als je: aber bald dringt auch das entgegengesetzte mit um so größerer Kraft hervor: »so wenig Staat wie möglich«.