THẾ GIỚI NHƯ LÀ Ý CHÍ VÀ Ý NIỆM: SẠN và SỎI
Nguyễn Việt Anh & Trần Đình Thắng
KỲ 1
(eVersion 1.0)
TÓM TẮT
Bài viết này nhằm nhặt sạn (dọn vườn) bản dịch THẾ GIỚI NHƯ LÀ Ý CHÍ VÀ Ý NIỆM (Thiên Trang dịch, Book Hunter xuất bản), với mỗi sạn (sỏi), chúng tôi sẽ chỉ ra vị trí của đoạn văn chứa sạn, đoạn văn gốc (tiếng Anh), phân tích sơ bộ lỗi sai và dịch nhanh lại theo phân tích này. Mỗi sạn (sỏi) chúng tôi sẽ cho điểm lỗi, và tất cả công việc xem xét còn lại là của bạn đọc: những sạn sỏi này sẽ ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, học tập, tham khảo triết học nghiêm túc như thế nào với bản dịch này, là sách triết chính văn của tác giả lớn, sẽ được tham khảo rộng rãi và lâu dài trong môi trường học thuật, nghiên cứu. Do giới hạn số từ của bài viết, chúng tôi ưu tiên nhặt sỏi trong vòng sáu trang (Tiết 1 đến tiết 3, ứng với các trang 34-39) và để kết luận, chúng tôi mạn phép sửa lại lời của Schopenhauer:
Người đọc … đã mua BẢN DỊCH này bằng tiền tươi thóc thật và hỏi anh ta sẽ được bồi thường như thế nào [nếu anh ta đọc không hiểu]. Tôi [Schopenhauer], chỉ còn một đường binh:
Nhắc anh ta rằng có rất nhiều cách sử dụng một cuốn sách mà không cần đọc hiểu. Chẳng hạn, trưng trong kệ sách [để trang điểm hoặc làm dáng trí thức],… chắc chắn sẽ trông rất đẹp. Hoặc anh ta có thể trưng trên bàn uống trà hoặc bàn trang điểm cho bạn gái uyên bác nào đấy của mình …
VÀI LỜI VỚI BẠN ĐỌC
Bài viết này, phần nhận xét và đánh giá, do Nguyễn Việt Anh đã đăng từng kỳ trên trang HẠT SẠN SÁCH DỊCH[1], Trần Đình Thắng thực hiện đánh giá mỗi lỗi theo thang điểm 1–5, và tổng hợp lại tất cả.
Mặc dù có nhiều phương pháp đánh giá chất lượng dịch thuật cũng như có nhiều chí để đánh giá, song để tránh làm rối mắt người đọc, chúng tôi quy ước cho điểm như sau:
Lỗi: 1: nhẹ – 2: hơi nặng – 3: nặng – 4: rất nặng – 5: cực nặng.
Chẳng hạn, lỗi 1 (nhẹ), gọi là nhẹ nhưng thực ra không theo nghĩa ‘nhẹ’ thông thường để có thể bỏ qua được (không nhặt các lỗi chính tả, thiếu phết, phẩy, chấm, ngô nghê)) và quy ước:
- SỎI: các lỗi nặng từ 3 cho đến 5 và được xếp trước.
- SẠN: các lỗi từ 1 cho đến 2, và được xếp sau.
– Viết tắt:
BOOK HUNTER: Bản dịch này của Book Hunter
HALDANE: Bản The World As Will and Idea của R. B. Haldane, M.A. and J. Kemp
WELT: Bản Đức Die Welt als Wille und Vorstellung
NHậN XÉT: Đánh giá, cho điểm lỗi mắc phải và tạm dịch.
Lưu ý: sự đối chiếu sẽ dựa vào bản tiếng Anh của R. B. Haldane, nếu có sự sai biệt trong các bản dịch thì sẽ dựa vào nguyên tác bản Đức.
SỎI (LỖI 5)
6. LỖI: 5
BOOK HUNTER:
“Điều này rõ ràng đúng với quá khứ và tương lai, cũng như trong hiện tại, đúng với những gì xa nhất, cũng như với những thứ ở gần; vì nó luôn đúng Ở MẶT thời gian và không gian, là NHỮNG YẾU TỐ LÀM NẢY SINH RA NHỮNG SỰ PHÂN BIỆT NÀY.”
(Thiên Trang, 2024, dòng 7 từ dưới lên, trang 34)
HALDANE:
“ This is obviously true of the past and the future, as well as of the present, of what is farthest off, as of what is near; for it is true of time and space themselves, IN WHICH ALONE THESE DISTINCTIONS ARISE.”
(Arthur Schopenhauer, 1909, page 26)
NHậN XÉT:
‘IN WHICH ALONE THESE DISTINCTIONS ARISE’ dịch ra ‘là NHỮNG YẾU TỐ LÀM NẢY SINH RA NHỮNG SỰ PHÂN BIỆT NÀY’
Hiểu và dịch NGƯỢC và do đó, đảo nghĩa hoàn toàn! Lấy ví dụ, ‘Người chết trong nước’ thì khác hoàn toàn ‘Nước làm người chết’! Do đó, câu trên có thể tạm dịch là:
Điều này rõ ràng đúng* với quá khứ và tương lai, cũng như đúng với hiện tại, đúng với những gì xa nhất, cũng như đúng với những thứ ở gần: vì điều này đúng với BẢN THÂN thời gian và không gian, mà CHỈ TRONG ĐẤY, NHỮNG PHÂN BIỆT NÀY này mới xuất hiện.
* ở đây dùng lại theo BH, bằng không, chúng tôi sẽ dùng ‘có hiệu lực/giá trị’ hoặc ‘áp dụng cho’
9. LỖI: 5
BOOK HUNTER:
“Chân lý này đã sớm được các nhà thông thái Ấn Độ công nhận, tức là CÁI CHOÁN ĐẦY là NGUYÊN LÝ cơ bản của triết Vedanta*, vốn vẫn được cho là do Vyasa biên soạn,…”
(Thiên Trang, 2024, dòng 6, trang 35)
HALDANE:
“How early again this truth was recognised by the wise men of India, appearing indeed as the fundamental TENET of the Vedânta philosophy ascribed to Vyasa,…”
(Arthur Schopenhauer, 1909, page 26)
NHậN XÉT:
Trong câu của HA cũng như bản Đức, chẳng có chỗ nào cho cụm ‘CÁI CHOÁN ĐẦY’ nào cả, và nếu có thì cũng dịch SAI!*
Tạm dịch:
Chân lý này đã sớm được các nhà thông thái Ấn Độ nhận ra, tức là GIÁO NGHĨA cơ bản của triết Vedanta, vốn vẫn được cho là do Vyasa biên soạn,…
* GIÁO NGHĨA cơ bản của triết Vedanta là CÁI CHOÁN ĐẦY, thật không thể tưởng tượng!!!! Gọi là SỎI? Không, siêu đá tảng!!!
10. LỖI: 5
BOOK HUNTER:
“NGUYÊN LÝ cơ bản của trường phái Vedânta không phải phủ nhận sự tồn tại của vật chất, tức là CÁI CHOÁN ĐẦY, không thể xuyên thấu và HÌNH THÙ MỞ RỘNG (chỉ có điên mới phủ nhận những thứ đó), mà là sửa chữa khái niệm phổ biến về nó, và cho rằng nó không có bản chất độc lập với nhận thức tinh thần; và rằng sự tồn tại và khả năng nhận thức là những thuật ngữ có thể thay thế cho nhau”.
(Thiên Trang, 2024, dòng 10, trang 35)
HALDANE:
“The fundamental TENET of the Vedanta school consisted not in denying the existence of matter, that is, of SOLIDITY, impenetrability, and EXTENDED FIGURE (to deny which would be lunacy), but in correcting the popular notion of it, and in contending that it has no essence independent of mental perception; that existence and perceptibility are convertible terms.”
(Arthur Schopenhauer, 1909, page 26)
NHậN XÉT:
– TENET ở đây không thể dịch là NGUYÊN LÝ (không phân biệt được với NGUYÊN LÝ) >> GIÁO NGHĨA
– SOLIDITY BH dịch là CÁI CHOÁN ĐẦY,
+ theo từ điển Cambridge, định nghĩa SOLIDITY: The quality of being hard or firm, not a liquid or gas.
+ theo từ điển vật lý (NXBKH & KT) thì SOLIDITY là TÍNH RẮN/ĐẶC hoặc TÍNH BỀN CHẮC
>> chẳng liên quan gì đến choán đầy!
Không khí CHOÁN ĐẦY một cái ly thì khó lòng gọi nó là RẮN ĐẶC!
– EXTENDED FIGURE BH dịch là HÌNH THÙ MỞ RỘNG!
Khái niệm EXTENSION là một trong những khái niệm triết học cơ bản (xem Descartes): có các chiều kích về KHÔNG GIAN, VN xưa nay thường dịch là QUẢNG TÍNH! Trong ca nghi ngờ, thì nếu cẩn thận, BH, có thể dịch và mở ngoặc thế này: HÌNH THÙ MỞ RỘNG (EXTENDED FIGURE) để những người am hiểu sẽ có thể đoán ra được; bằng không người đọc hiểu một cái hình và có thể mở rộng nó y như mở rộng một căn nhà!
Tạm dịch
GIÁO NGHĨA cơ bản của trường phái Vedânta không phủ nhận sự tồn tại của vật chất, tức là, [không phủ nhận] tính RẮN ĐẶC, tính không thể xuyên thấu và QUẢNG TÍNH của vật chất (chỉ có điên mới phủ nhận những thứ đó), mà là sửa chữa khái niệm phổ biến về nó, và cho rằng nó [vật chất] không có bản chất độc lập với nhận thức tinh thần; [và] sự tồn tại và tính có thể nhận thức/tri giác được là những thuật ngữ có thể thay thế cho nhau”.
14. LỖI: 5
BOOK HUNTER:
“Nhờ làm vậy mà ta luôn TRỪU TƯỢNG HOÁ KHỎI Ý CHÍ, vốn là thứ mà tự thân NÓ đã tạo thành CÁC KHÍA CẠNH KHÁC của thế giới.”
(Thiên Trang, 2024, dòng 5, trang 36)
HALDANE:
“By so doing we always ABSTRACT FROM WILL (AS WE HOPE TO MAKE CLEAR TO EVERY ONE FURTHER ON*), which by itself constitutes THE OTHER ASPECT of the world.”
(Arthur Schopenhauer, 1909, page 27)
NHậN XÉT:
– TRỪU TƯỢNG HOÁ KHỎI Ý CHÍ: không thể hiểu được là cái gì? Giống như ESCAPE FROM FREEDOM là Trốn thoát [khỏi] tự do?
– [tự thân] NÓ: NÓ (số ít) làm sao mà tạo thành CÁC (số nhiều) KHÍA CẠNH KHÁC!!! THE OTHER ASPECT là CÁC KHÍA CẠNH KHÁC!!! Trong khi thế giới, theo Schopenhauer, chỉ có hai mặt (khía cạnh)!
Nói chung, CẢ câu dịch trên là một câu không thể nào hiểu cho đúng được!
Tạm dịch:
Khi làm như vậy, ĐIềU BỊ TƯỚC BỎ (TRỪU TƯỢNG HOÁ) Ở ĐÂY (tôi hy vọng điều này sẽ rõ hơn với mọi người sau này), CHỉ LÀ Ý CHÍ, mà bản thân nó cấu thành MặT KIA của thế giới.
* BH bỏ không dịch
15. LỖI: 5
BOOK HUNTER:
“Một THỰC TẾ không thuộc về VẾ nào trong hai Vế này, mà thay vào đó là MộT VậT Tự THÂN (THứ MÀ KHÔNG MAY ĐÃ Bị THU HẹP LạI DƯớI BÀN TAY KANT) thì chỉ là bóng ma của một giấc mơ, và chấp nhận nó chính là sự hão huyền (ignis fatuus) trong triết học.”
(Thiên Trang, 2024, dòng 11, trang 36)
HALDANE:
“A REALITY which is neither of these TWO, but an OBJECT IN ITSELF (INTO WHICH the THING IN ITSELF has unfortunately DWINDLED in the hands of Kant), is the phantom of a dream, and its acceptance is an ignis fatuus in philosophy.”
(Arthur Schopenhauer, 1909, page 27)
NHậN XÉT:
– A REALITY: REALITY là một từ rất cơ bản trong triết học và dễ lẫn lộn với từ HIỆN THỰC, có thể dễ dàng tra cứu, chẳng hạn, là THỰC TẠI (Trần Văn Hiến Minh, nhóm BVNS); THỰC TẾ, ngoài ý nghĩa thông thường không dính dáng gì triết học, và trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đã bị dịch sai nhưng nay đã được sử dụng rộng rãi là thực tế tăng cường (Augmented Reality) và thực tế ảo (Virtual Reality). Nếu Schopenhauer thường xuyên chơi thực tế ảo như ngày nay thì cách dịch này may ra chấp nhận được!
CÂU HỎI: Thường thì REALITY được dùng không có mạo từ, tại sao ở đây Schopenhauer lại dùng ‘A REALITY’ (Bản Đức cũng vậy: EINE REALITÄT)
– ‘trong hai VẾ này’: dùng VẾ ở đây, dựa vào context, người đọc cũng có thể đoán được, nhưng đoạn trên đang dùng KHÍA CẠNH, lại đột ngột chuyển sang dùng VẾ?
Y như nói, chẳng hạn, đồng tiền này có hai mặt, mặt chữ và mặt hình, bạn chọn VẾ nào?
– an OBJECT IN ITSELF (into which the THING IN ITSELF has unfortunately dwindled in the hands of Kant): câu gồm hai thuật ngữ tiêng biệt rất rõ ràng: OBJECT IN ITSELF và THING IN ITSELF. BH tự tiện đánh đồng hai từ này, cắt bớt chữ khi dịch, không nắm được ý nghĩa của từ INTO WHICH, và mặt khác, ‘DWINDLED’ ở đây chỉ có thể là ‘[bị] thoái hoá’, ‘suy thoái’, chúng khác hẳn với thu hẹp! (nghĩa rất rõ trong tiếng Đức: ‘…zu welcher auch Kants Ding an sich ihm leider unter den Händen AUSGEARTET ist’)
Tạm dịch:
Một THỰC TẠI không thuộc MẶT nào trong hai MẶT này, mà là MộT ĐỐI TƯỢNG TỰ THÂN (“VẬT TỰ THÂN” của Kant không may bị suy thoái thành một đối tượng như vậy* trong tay ông), đó là bóng ma trong một giấc mơ, và việc chấp nhận nó sẽ là thứ ma trơi (ignis fatuus) trong triết học.
* tức ĐỐI TƯỢNG TỰ THÂN đang nói đến.
18. LỖI: 5
BOOK HUNTER:
“Giống như mọi Sự VậT thuộc về NHậN THứC, nó thuộc về những dạng thức phổ quát của KIếN THứC, thời gian và không gian, tức là những điều kiện của Sự ĐA NGUYÊN. Chủ thể, ngược lại, luôn luôn là kẻ biết, chứ không phải cái được biết, lại không thuộc những dạng thức này, mà chỉ được NGầM ĐịNH bởi chúng; do đó nó không có cả tính đa nguyên lẫn thái cực ngược lại là TÍNH NHấT NGUYÊN.”
(Thiên Trang, 2024, trang 36, dòng 9 từ dưới)
HALDANE:
“Like all objects of PERCEPTION, it lies within the universal forms of KNOWLEDGE, time and space, which are the conditions of MULTIPLICITY. The subject, on the contrary, which is always the knower, never the known, does not come under these forms, but is presupposed by them; it has therefore neither multiplicity nor its opposite UNITY. We never know it, but it is always the knower wherever there is knowledge.”
(Arthur Schopenhauer, 1909, page 27)
NHậN XÉT:
– ‘Sự VậT’ (‘Object’): lỗi như đã nói trong lần trước.
– ‘NGầM ĐịNH’ (‘presupposed’): lỗi như đã nói trong lần trước.
– NHậN THứC (PERCEPTION): Mặc dù PERCEPTION, nghĩa thông thường trong từ điển có hai nghĩa là ‘TRI GIÁC’ và ‘NHẬN THỨC’. Nhưng trong ngữ cảnh ở đây (§2) Schopenhauer đang bắt đầu đi vào mô hình PERCEPTION của mình (có nhiều mô hinh về PERCEPTION, chẳng hạn xem https://en.wikipedia.org/wiki/Perception, về mô hình của Schopenhauer có thể xem các bài báo https://www.academia.edu/32298259/Schopenhauer_on_Perception_Consciousness_and_Self_Awareness hoặc https://www.jstor.org/stable/10.5406/jaesteduc.45.1.0037), mặc dù ông lấy lại không ít yếu tố của Kant, và tiếng Việt, với context của PERCEPTION ở đây, cũng khá nhiều người dịch là TRI GIÁC (xem Từ điển Kant, hoặc Chương 5: Perception trang 51; Instructor’s Manual for Gerrig and Zimbardo Psychology and Life, Sixteenth Edition, prepared by John N. Boyd)
Và cuối cùng, từ Đức gốc (của PERCEPTION), là ANSCHAUUNG, theo nghĩa của Kant, và được dịch là TRỰC QUAN trong Từ điển Triết học Kant (BVNS)!
– KNOWLEDGE: KIẾN THỨC >> Không thể hiểu nổi cách dịch này!
Cần lưu ý một điều là Schopenhauer ít dùng những thuật ngữ đặc biệt cho triết lý của mình, NHƯNG, những từ thông thường như SUBJECT, OBJECT, KNOW, KNOWLEDGE,… ông lại dùng theo nghĩa KỸ THUẬT, do đó, cần phải hiểu ông muốn nói gì để dịch cho đúng, cho ngọt; bằng không, người đọc sẽ thấy những phát biểu của ông rất kỳ dị, chẳng hạn, ‘Không có đối tượng nếu không có một chủ thể’ (No object without a subject), hoặc ‘Chủ thể biết tất cả mọi thứ, nhưng không thứ gì biết nó’! Cách diễn đạt kỳ quặc này bắt nguồn từ cách dùng kỹ thuật của Schopenhauer với từ “biết” (‘KNOW’) có nghĩa là “được đem lại trong tri giác vào ý thức với tư cách là một đối tượng”. Do đó, dịch là KIẾN THỨC, hoàn toàn vô nghĩa ở đây (y như KIẾN THỨC TIẾNG ANH, CHỨNG KHOÁN,…)!
– MULTIPLICITY và UNITY được BH dịch lần lượt là Sự ĐA NGUYÊN và TÍNH NHấT NGUYÊN. Bạn đọc có thể dễ dàng tra cứu ý nghĩa thật sự của ĐA NGUYÊN (pluralism; plurality) và NHấT NGUYÊN. Ở đây chúng tôi chỉ muốn nhắc, hai từ này đã được dịch thông dụng là [TÍNH] ĐA TẠP (tính nhiều; multiplicity), có thể xem từ điển Kant (BVNS), hoặc Tàu (tạp đa tính). Nói chung, ĐA TẠP và ĐA NGUYÊN thì khác nhau nhiều lắm!
21. LỖI: 5
BOOK HUNTER:
“Vì vậy, bất kỳ một sinh vật nhận thức nào, ĐốI VớI Sự VậT, HÌNH DUNG nên thế giới như một ý niệm đầy đủ cũng như hàng triệu sinh vật khác;…”
(Thiên Trang, 2024, trang 37, dòng 4)
HALDANE:
“So that any one percipient being, WITH THE OBJECT, CONSTITUTES the whole world as idea just as fully as the existing millions could do; …”
(Arthur Schopenhauer, 1909, page 28)
NHậN XÉT:
– ĐốI VớI Sự VậT, HÌNH DUNG (WITH THE OBJECT, CONSTITUTES): dịch sai đưa đến CẢ CÂU BỊ LẠC Ý HOÀN TOÀN!
Tạm dịch:
Vì vậy, bất kỳ một sinh vật có tri giác nào, CÙNG VỚI ĐỐI TƯỢNG [này], sẽ TẠO THÀNH thế giới như ý niệm, [thế giới này] cũng hoàn chỉnh y như [thế giới] của hàng triệu sinh vật [có tri giác] khác;
Ý tưởng của Schopenhauer có thể minh hoạ bằng công thức sau (và đây là một trong những ý tưởng không nhất quán, bị công kích nhất):
(SUBJECT + OBJECT) = WORLD (IDEA) = (SUBJECT1 + SUBJECT2 + …+ SUBJECTN + … + OBJECT)
27. LỖI: 5
BOOK HUNTER:
“…NHậN XÉT NÀY có PHổ ứNG DụNG rất rộng, đến mức toàn bộ sự tồn tại của mọi sự vật – miễn chúng là sự vật, là những ý niệm chứ không là gì khác – đều có thể nhờ được truy ngược theo nhận định này MÀ THấY RằNG chúng có một mối quan hệ THIếT YếU với nhau, và sự tồn tại của chúng chỉ dựa trên mối quan hệ ấy, và trên thực tế chỉ mang tính tương đối, NHƯNG TRONG TRƯờNG HợP NÀY CÓ TÍNH TứC THờI HƠN.”
(Thiên Trang, 2024, trang 37, dòng 7 từ dưới lên)
HALDANE:
“… THIS is of SUCH WIDE APPLICATION, that the whole existence of all objects, so far as they are objects, ideas and nothing more, may be entirely traced to this their NECESSARY relation to each other, RESTS ONLY IN IT, is in fact merely relative; BUT OF THIS MORE PRESENTLY.”
(Arthur Schopenhauer, 1909, page 28)
NHậN XÉT:
– ‘THIS’ ở đây muốn nói đến vấn đề đang bàn trước đó (là sự xác định lẫn nhau), chứ không phải NHậN XÉT nào cả!
– ‘THIS is of such wide application’ dịch là ‘có PHổ ứNG DụNG rất rộng’ thì quá ngô nghê, word by word!, xem phần dịch tạm bên dưới
– ‘đều có thể nhờ được truy ngược theo nhận định này MÀ THấY RằNG chúng có một mối quan hệ THIếT YếU với nhau’: dịch lạc ý và rất rối, lủng củng!
– NECESSARY: một trong những khái niệm cơ bản nhất của triết học: [tính] TẤT YẾU, thế mà khi thì dịch là CẦN THIẾT, khi thì dịch THIẾT YẾU!
– ‘BUT OF THIS MORE PRESENTLY’ được dịch là ‘NHƯNG TRONG TRƯờNG HợP NÀY CÓ TÍNH TứC THờI HƠN’ thì KHÔNG THỂ HIỂU NỔI TẠI SAO LẠI DỊCH NHƯ VẬY VỚI CÂU ĐƠN GIẢN NÀY (nó đơn giản là HỒI SAU SẼ RÕ)!!!
Tạm dịch:
… Sự XÁC ĐịNH LẫN NHAU NÀY Mở RộNG ĐếN MứC toàn bộ sự tồn tại của tất cả các đối tượng (trong chừng mực chúng là đối tượng, là ý niệm và không là gì khác nữa) hoàn toàn bắt nguồn từ sự quan hệ TẤT YẾU của chúng với nhau, [sự tồn tại này] CHỉ CÓ TRONG QUAN Hệ ĐÓ, và do đó chỉ mang tính tương đối; CHI TIếT THÊM Về CHủ Đề NÀY Sẽ CÓ SớM THÔI.
35. LỖI: 5
BOOK HUNTER:
“Phẩm tính này của những dạng thức phổ quát của trực giác, mà Kant đã phát hiện ra, rằng chúng có thể được CảM NHậN Tự THÂN và tách biệt khỏi kinh nghiệm, và chúng có thể được biết đến như là ĐANG THể HIệN NHữNG ĐịNH LUậT vốn là nền tảng để xây dựng nên KHOA HọC TOÁN HọC không thể sai lầm, CHắC CHắN RấT QUAN TRọNG.”
(Thiên Trang, 2024, trang 38, dòng 2 từ dưới lên)
HALDANE:
“This quality of the universal forms of intuition, which was discovered by Kant, that they may be PERCEIVED IN THEMSELVEs and apart from experience, and that they may be known as exhibiting THOSE LAWS on which is founded the infallible SCIENCE OF MATHEMATICS, is CERTAINLY VERY IMPORTANT.”
(Arthur Schopenhauer, 1909, page 30)
NHậN XÉT:
– Cả TRANG này gần như dịch không thể hiểu, ở đây đơn cử đoạn này.
– ‘CảM NHậN Tự THÂN’: PERCEIVED dịch là NHẬN THỨC đã không ổn, nay lại dịch là CảM NHậN, CảM NHậN như trong ‘CảM NHậN MỘT TẤM LÒNG’?
– [Những dạng thức này] ĐANG THể HIệN NHữNG ĐịNH LUậT vốn là nền tảng để xây dựng nên KHOA HọC TOÁN HọC???
KHÔNG THỂ HIỂU NỔI VỚI CÁCH DỊCH KỲ QUÁI NÀY!
Như đã nói, trong toán học không có cái gọi là ĐịNH LUậT và đặc biệt, ở đây, Schopenhauer đang trình bày ở cấp thấp (perception/tri giác) tức là cấp độ mà con người và động có chung (cấp KHÁI NIỆM chỉ có ở con người). Cứ tưởng tượng tri giác của con GIUN ĐANG THể HIệN NHữNG ĐịNH LUậT vốn là nền tảng để xây dựng nên KHOA HọC TOÁN HọC!
– Cái gì ‘CHắC CHắN RấT QUAN TRọNG’?
Nhận xét chung cho cả trang (tức tiết §3): người đọc không thể nào theo dõi những lập luận của Schopenhauer ở đây!
36. LỖI: 5
BOOK HUNTER:
“Tuy nhiên thứ không kém phần quan trọng phải nhắc tới là phẩm tính khác của thời gian và không gian, đó là NGUYÊN TắC Đủ LÝ TÍNH, vốn ĐịNH HÌNH kinh nghiệm dưới dạng luật nhân quả và động cơ, và ĐƯợC COI LÀ LUậT CHO CƠ Sở PHÁN XÉT, xuất hiện dưới một hình thức khá đặc biệt ở đây và tôi đã đặt tên cho nó là nền tảng của Sự tồn tại.”
(Thiên Trang, 2024, trang 39, dòng 4)
HALDANE:
“Not less worthy of remark, however, is this other quality of time and space, that the PRINCIPLE OF SUFFICIENT REASON, which CONDITIONS experience as the law of causation and of motive, and THOUGHT as the law of the basis of judgment, appears here in quite a special form, to which I have given the name of the ground of BEING.”
(Arthur Schopenhauer, 1909, page 30)
NHậN XÉT:
– Như đã nói, ‘nguyên tắc đủ LÝ TÍNH’, ở đây phải là ‘nguyên tắc LÝ DO đủ’
– CONDITION là một từ kỹ thuật, đặc biệt trong triết học Kant va được Schopenhauer lấy lại, không thể dịch bừa theo kiểu cho mượt câu!
– JUDGMENT cũng là một từ kỹ thuật trong triết học, cách dụng thông dụng ở VN hiện nay là PHÁN ĐOÁN. PHÁN XÉT chỉ nên có trong những cụm như NGÀY PHÁN XÉT!
– ‘và ĐƯợC COI LÀ LUậT CHO CƠ Sở PHÁN XÉT’: dịch vừa sót vừa sai: THOUGHT, Book Hunter không rõ vai trò của từ này như thế nào, có thể xem The Laws of Thought (Những luật tư duy) của George Boole.
– the ground of BEING dịch ‘là nền tảng CỦA SỰ tồn tại’: cảm âm tiếng Việt nghe rất chói tai!
Tạm dịch:
Một đặc tính không kém phần đáng chú ý là NGUYÊN TắC LÝ DO Đủ, vốn QUY ĐịNH kinh nghiệm là luật nhân quả và luật động cơ, VÀ QUY ĐịNH TƯ DUY là luật cơ sở cho các PHÁN ĐOÁN, song ở đây nó xuất hiện dưới một hình thức rất đặc biệt, mà tôi gọi là CƠ Sở TồN TạI.
37. LỖI: 5
BOOK HUNTER:
“Bất kỳ ai đã hiểu đầy đủ từ bài tiểu luận giới thiệu cái DANH TÍNH HOÀN CHỉNH của nội dung Nguyên tắc Đủ Lý tính trong mọi dạng thức khác nhau của nó, cũng sẽ bị thuyết phục về tầm quan trọng của kiến thức về những dạng thức đơn giản nhất, NÓ CŨNG cho anh ta hiểu rõ hơn về bản chất thâm sâu nhất của chính mình.”
(Thiên Trang, 2024, trang 39, dòng 11)
HALDANE:
“Any one who has fully understood from the introductory essay the COMPLETE IDENTITY of the content of the principle of sufficient reason in all its different forms, must also be convinced of the importance of the knowledge of the simplest of these forms, AS affording him insight into his own inmost nature.”
(Arthur Schopenhauer, 1909, page 30)
NHậN XÉT:
– IDENTITY ở đây được dịch là ‘DANH TÍNH’. Theo Hoàng Phê, DANH TÍNH tức TÍNH DANH, có nghĩa là HỌ và TÊN. Với câu dịch này, không hiểu Schopenhauer đang muốn nói đến HỌ và TÊN ai?
IDENTITY có nhiều cách dịch ứng với nhiều nét nghĩa: danh tính, căn cước, bản sắc, đồng nhất,… Vấn đề là do không hiểu được ý của Schopenhauer nên dịch đi xa như thế! ‘DANH TÍNH HOÀN CHỉNH’ ở đây hoàn toàn vô nghĩa!
– Cả đoạn ‘, must also be convinced of the importance of the knowledge of the simplest of these forms, AS affording him insight into his own inmost nature.’ dịch lạc ý, xem đoạn dịch tạm.
Tạm dịch:
Từ bài tiểu luận giới thiệu, nếu ai đó hiểu rõ rằng Nguyên tắc Lý do Đủ tuy khác nhau về dạng thức song lại HOÀN TOÀN ĐồNG NHấT về nội dung, thì người đó cũng sẽ tin chắc rằng việc hiểu biết những hình thức đơn giản nhất sẽ quan trọng như thế nào ĐốI VớI một cái nhìn sâu sắc vào bản chất sâu thẳm nhất của chính người ấy.
39. LỖI: 5
BOOK HUNTER:
“Kant PHảN ĐốI những gì được gọi là hiện tượng đơn thuần đối với vật tự thân.”
(trang 39, dòng cuối, bản in thử BH)
HALDANE:
“Kant OPPOSES what is thus known as the mere phenomenon to the thing in itself.”
(Arthur Schopenhauer, 1909, page 31)
NHậN XÉT:
Nắm bắt triết học Schopenhauer thì cần lưu ý điều này: cái xương sống của Thế Giới Như LÀ Ý Chí và Ý niệm chính là sự phân biệt giữa HIỆN TƯỢNG và VẬT TỰ THÂN/NÓ của KANT mà Schopenhauer vận dụng lại.
Dịch, mặc dù chỉ một từ (oppose), là ‘PHảN ĐốI’, thì KHÔNG CÒN BIẾT NÓI GÌ NỮA: Book Hunter cho thấy họ không một chút căn bản nào về Kant, từ người dịch cho đến những người hiệu đính!
41. LỖI: 5
BOOK HUNTER:
“… ví dụ như một tác phẩm nghệ thuật chân chính không thể nào sai trái, cũng như không thể giảm uy tín theo thời gian, vì nó không đưa ra một ý kiến mà là VậT-Tự-THÂN.”
(Thiên Trang, 2024, trang 72, dòng 10)
HALDANE:
“… for example, a genuine work of art, can never be false, nor can it be discredited through the lapse of time, for it does not present an opinion but THE THING ITSELF.”
(Arthur Schopenhauer, 1909, page 65)
NHậN XÉT:
Như đã viết, cái xương sống xuyên suốt của Thế Giới Như Là Ý Chí và Ý niệm chính là sự phân biệt giữa HIỆN TƯỢNG và VẬT TỰ THÂN (phenomenon/thing in itself) của KANT và với Kant, lý tính không thể nào thâm nhập, lĩnh hội được VẬT TỰ THÂN.
Không cần phải đối chiếu hoặc xem lại bản Anh, bản Đức, người đọc khi đọc câu này thì PHẢI giật bắn mình: hoá ra bao nhiêu năm bất lực trước VẬT TỰ THÂN, thì nay, Schopenhauer, qua cách dịch của Book Hunter, cho thấy vấn đề này được giải quyết quá ngọt ngào: tranh của Picasso, những bản Nocturno của Chopin, đấy là những VẬT TỰ THÂN!
Tạm dịch lại:
… chẳng hạn, một tác phẩm nghệ thuật đích thực không thể nào sai, cũng như không thể bị lật đổ theo thời gian, vì nó không đưa ra một ý kiến, mà mang lại chính BẢN THÂN SỰ VIỆC.*
* tức nội dung chủ đề thể hiện của tác phẩm nghệ thuật đấy.
BÊN LỀ
Như tít của trang “ Sạn Trong Sách Dịch”, mục đích của trang là nhặt sạn trong thể loại sách dịch nhằm cảnh báo cho bạn đọc những cuốn sách dịch quá tệ, kém; chỉ nhắm đến mặt học thuật, chuyên môn, không liên quan gì đến làm ăn, kinh tế, phe nhóm. Gần đây phát hiện có hiện tượng ồ ạt dịch sách triết chính văn và như đã nói, chúng tôi dành một chút thời gian ưu tiên nhặt sạn những cuốn thuộc loại bề thế, vì cho rằng mức độ di hại của chúng rất lớn và sẽ diễn ra trong thời gian dài, chúng tôi không quan tâm nhiều đến loại sách triết khác, tầm vóc nhỏ, không quan trọng, chẳng hạn như những sách do Mai Thị Yên Thi dịch rất cẩu thả (TruongPhuongBooks) .
Riêng đối với Book Hunter, chúng tôi đã có lần chỉ ra bản dịch SIÊU HÌNH HỌC ARISTOTLE, Book Hunter, Nguyễn Nguyên Hy & Lê Duy Nam dịch là không dùng được. Có lẽ chúng tôi chủ quan khi nghĩ rằng, nếu họ đọc được những nhận xét đấy thì họ sẽ nhận ra việc dịch SIÊU HÌNH HỌC là quá KHẢ NĂNG của họ và tự động ngừng lại! Ở đây, tôi tóm tắt lại một số vấn đề dịch thuật của Book Hunter phạm phải:
- Cả hai bản THẾ GIỚI NHƯ LÀ Ý CHÍ VÀ Ý NIỆM và SIÊU HÌNH HỌC ARISTOTLE đều cho thấy những người dịch, người hiệu đính không có khả năng đọc hiểu triết chính văn của tác giả lớn, thành ra việc dịch lạc ý, sai là chuyện đương nhiên (chẳng hạn, ‘Kant PHẢN ĐỐI những gì được gọi là hiện tượng đơn thuần đối với vật tự thân’, ‘CÁI CHOÁN ĐẦY là nguyên lý cơ bản của triết Vedanta’!!!) và quan trọng hơn: họ không biết là họ không hiểu! Có thể ví von thế này: có những người ở quê biết cách dựng cầu khỉ thành thạo, nhưng khi họ muốn xây những cây cầu đúc với tỉ trọng hàng ngàn tấn, bất chấp nỗ lực tới đâu, thì việc này là đại hoạ!
-
Hệ quả của việc trên là dịch lạc câu, lạc ý, ngoài ra, cách thức Book Hunter sử dụng thuật ngữ rất không ổn:
– sai do không hiểu ý tác giả, ví dụ, ‘perception’ (xem lại phần SỎI), người dịch không phân biệt được (do không hiểu rõ) khi nào Schopenhauer dùng theo nghĩa ‘tri giác’, khi nào thì dùng thoáng hơn với nghĩa ‘nhận thức’ thông thường; hoặc ‘object’ thì khi thì ‘đối tượng’, khi thì ‘sự vật’, ‘identity’ thay vì là ‘đồng nhất’ lại dịch là ‘căn tính’ khiến câu hoàn toàn vô nghĩa …
– tự động đổi cách dùng, chẳng hạn, ‘reality’ được dịch khá thống nhất cả trăm năm nay, từ miền Bắc cho đến miền Nam (và phân biệt với ‘hiện thực’), họ lại âm thầm dịch thành ‘thực tế’ mà không một ghi chú tiếng Anh kèm theo.
Như đã nói trong phần trên, việc nhặt sỏi sạn chỉ gói gọn trong vài trang, không thể kê nhiều hơn phần vì giới hạn số chữ, phần vì người đọc sẽ bị ứ; do đó, các bạn có thể theo dõi những cập nhật mới trên trang HẠT SẠN SÁCH DỊCH, link ở đây:
https://www.facebook.com/groups/564586929178265 hoặc
Hình (vài trang đầu củ bản dịch, đỏ là lỗi nặng (3-5 điểm)
Tham khảo
Arthur Schopenhauer (1859). Die Welt als Wille und Vorstellung.Anaconda Verlag (31 Oct. 2009)
Arthur Schopenhauer (1909).The World As Will And Idea (R. B. Haldane, M.A. And J. Kemp, M.A. Trans.). (1909). London Kegan Paul, Trench, Trübner & Co. (Original work published 1859)
Thiên Trang. (2024). Thế Giới Như Là Ý Chí và Ý Niệm (Bản dịch tiếng Việt của Thiên Trang dựa trên bản dịch tiếng Anh của R. B. Haldane, M.A. And J. Kemp, M.A. (1909). London Kegan Paul, Trench, Trübner & Co.). Nhà xuất bản Văn Học (2024)
(Thiên Trang, 2024, trang 72, dòng 10)
(Arthur Schopenhauer, 1909, page )
-
https://www.facebook.com/groups/564586929178265 hoặc https://s.net.vn/06Q2 ↑